Hân noo cha noọng, p’răng pứih, bhrợ t’rí k’roọc buôn bọol p’răng, pứih a chắc a zân, váih râu cắh liêm tước c’rơ bh’năn. C’nặt t’ruíh “jưn jứah xay moon h’cơnh choom bhrợ cha” t’ngay đâu, đhanuôr lâng pr’zợc nắc đh’rứah chếêc năl bơr pêê cơnh đương zêl cha groong bọol p’răng đhị t’rị k’rooch đoọng buôn lêy k’rang bh’năn liêm choom lấh mơ!
- Dưr váih đhr’năng bọol p’răng, pứih cóh a chắc đhị t’rị k’roọc
Cr’ay dưr váih nắc mọot pazêng t’ngay p’răng pứih, bêl bh’năn băn xoọc pa bhrợ cắh cợ băn p‘lóh cóh cr’chăl đanh; clong bh’năn băn cóh c’rọol, âng đơơng cóh c’lâng dal, đanh đươnh cóh đhr’năng p’răng pứih; bh’năn lalấh la mặ cắh cợ xoọc crêê pr’lúh cr’ay…
- Cơnh n’léh
Buôn ng’lêy bêl t’rị, k’roóc bọol p’răng, nắc lêy bh’năn dzọong cắh mâng. A chắc bh’năn băn pứih 40-41 độ. Lêy p’hơơm đấh bhlầng. T’rị k’roọc n’léh đhr’năng cắh choom p’hơơm, cóh mắt lêy bhrậu, jứch a chắc a zân lâng dưr chệêt.
- Cơnh pa dứah
Lâng t’rí k’roọc xoọc pa tang, nắc đấh bơơn lêy lâng pa tang chô ooy áih mát, đh’ngợp đoọng bh’năn pa chô c’rơ, t’mát a chắc bh’năn.
Pay đươi chr’đhí, đhí đắh loom, đoọng a chắc bh’năn oó lấh pứih, oó đhí pa đấh. Pay dua khăn đơ mát nắc nhút zập prang a chắc a t’rí k’roọc, dzút đhị mặt, a cọ tước a chắc a zân, mơ 1-2 giờ t’tun đếêc nắc đơơng t’rí k’roọc pa họom. Pa ghít lêy oó n’tóh đác chriết đhị a cọ, mặt âng bh’năn buôn bhrợ bh’năn sốc.
Lâng t’rí k’roọc pứih cóh a chắc xoọc băn cóh c’rọol, nắc lêy bhrợ đoọng áih l’thai c’rọol băn, oó băn bấc.
-
Đọong âm đác mát vêy vitamin C, ha dang vêy pr’đợơ nắc glóh a xậ g’mạ, ca ra á đoọng bh’năn âm đấh u mát cóh a chắc bh’năn.
Lâng t’rí, k’roọc crêê cr’ay ngân, nắc pay đươi za nươu đoọng pa chô thần kinh, da dul lâng c’lâng p’hơơm; choom t’mọot dung dịch Glucoza, đác bhoóh sinh lý, apêê za nươu pa dưr c’rơ… đắh c’lâng a ham.
Pa ghít lêy, tợơ lấh ơy bọol p’răng, c’rơ âng t’rị k’roọc cắh dzợ liêm, tu cơnh đếêc nắc lêy k’rang đoọng liêm, pa xoọng vitamin lâng za nươu pa dưr c’rơ đoọng t’rí k’roọc mặ zêl pr’lúh cr’ay râu lơơng.
- Zêl cha groong cr’ay
Nắc lêy cha mệêt, đấh loon pa liêm, pa mâng hệ thống pa hooi đơơng đác âm lâng bhrợ mát cóh c’rọol, pa bhlầng nắc c’rọol k’roóc sữa lalăm hân noo pứih, p’răng.
Lêy bhrợ têng c’rọol áih mát. Lêy chóh n’loong đoọng vêy gâm đh’ngợp c’rọol, vêy a ngọon bhrợ mát cắh cợ pay đươi lưới n’tăm đoọng g’đéch p’răng clá; choom đươi dua hệ thống phun đác cóh bha bhung c’rọol.
Đợ bhứah liêm choom nắc: T’rí, k’roọc pậ mơ 6-8m2/p’nong.
Đớc zập đác âm vệ sinh lâng bhrợ mát bh’năn băn, pa xoọng vitamin C.
Mọot pazêng t’ngay p’răng pứih, nắc đoọng bh’năn cha mọot ra diu lâng ha bu dưm, đợ bh’năn cha xiêr, lêy t’bhlầng chr’na bhơi t’viêng.
Oó băn p’lóh cắh cậ nắc đoọng bh’năn pa bhrợ cóh pleng p’răng đhị cr’chăl đanh.
Bhrợ têng liêm apêê c’nặt bh’rợ băn bh’năn tợơ c’nặt k’rang lêy, băn, đhr’năng pa bhrợ ( mơ glặp c’rơ oó đớc lấh la mặ), vệ sinh bh’năn, đươi dua za nươu zêl cha groong pr’lúh cr’ay, tiêm vắc xin pa xoọng ( nắc lêy đươi dua vắc xin đoọng ha t’rí k’roọc mọot pazêng t’ngay pleng k’tiếc mát, mọot hi dưm cắh cợ đấh ra diu, ha bu dưm). Ta luôn lêy cha mệêt c’rơ bh’năn đoọng đấh loon pác ắt lalay, pa dứah n’đoo p’nong n’léh cr’ay.
Bêl âng đơơng bh’năn cóh t’ngay p’răng pứih nắc lêy bhrợ mọot ha dưm căh cợ đấh ra diu,ha bu mát. Ha dang đơơng c’lâng ch’ngai, đanh nắc lêy đoọng bh’năn đhêy crêê cơnh mọot cr’chăl p’răng pứih, đoọng t’rí k’roọc ặt đhị mát, gâm đh’ngợp đoọng k’rang lêy, pa xoọng chr’na cha, đác âm lâng vitamin C cung cơnh lêy c’rơ tr’mông bh’năn cóh đhr’năng đơơng âng.
Rơơm đoọng đhanuôr lâng bhrợ têng liêm choom!
Cảm nắng, cảm nóng ở trâu, bò và biện pháp phòng trị
Theo Liên Hương-Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Mùa hè, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, dẫn đến thân nhiệt của trâu, bò tăng quá mức dễ gây ra cảm nắng, cảm nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất của vật nuôi.
1. Nguyên nhân gây cảm nắng, cảm nóng ở trâu, bò
Bệnh xảy ra chủ yếu vào những ngày nắng nóng, oi bức, khi gia súc làm việc hoặc chăn thả trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài; gia súc nuôi nhốt, vận chuyển đường dài ở mật độ cao, kém thông thoáng; gia súc quá béo hoặc đang mắc bệnh…
2. Triệu chứng
Trâu, bò bị cảm nắng, cảm nóng thường dễ nhận thấy là con vật mất thăng bằng, đi lảo đảo. Thân nhiệt tăng cao (40-410C). Tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc đầu dãn rộng sau đó thu hẹp. Trâu, bò có biểu hiện khó thở, niêm mạc tím bầm, co giật, mất phản xạ và chết.
3. Cách điều trị
* Trường hợp trâu, bò đang chăn thả, cần sớm phát hiện và đưa ngay vào nơi râm mát, dãn mật độ tập trung để con vật dễ thải nhiệt.
Dùng quạt gió từ phía trước, tốc độ vừa phải để con vật hạ nhiệt từ từ, tránh gây sốc, choáng. Dùng khăn mát lau cho trâu, bò, lau từ phần mặt, đầu đến toàn thân, khoảng 1 - 2 giờ sau có thể tắm cho con vật. Chú ý không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt của con vật dễ gây sốc, choáng.
* Đối với trâu, bò bị cảm nóng trong chuồng nuôi, cần tăng thông thoáng chuồng nuôi, dãn mật độ.
Cho uống nước mát có vitamin C, nếu có điều kiện, có thể giã rau má, lá diếp cá cho vật nuôi uống sẽ giải nhiệt nhanh hơn.
Với trâu, bò bị bệnh nặng, cần dùng thuốc phục hồi thần kinh, tim mạch và hô hấp; có thể truyền tĩnh mạch dung dịch Glucoza, nước muối sinh lý, các thuốc trợ sức, trợ lực…
Chú ý, sau khi bị cảm nắng, cảm nóng, sức khỏe của trâu, bò bị giảm, do đó cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung vitamin và thuốc trợ sức, trợ lực để trâu, bò nhanh bình phục và tránh các bệnh kế phát.
4. Phòng bệnh
Cần kiểm tra, kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cung cấp nước và làm mát trong chuồng, đặc biệt chuồng bò sữa trước mùa nắng, nóng.
Cần thiết kế chuồng đủ thoáng mát, mái kép hút gió tốt hơn. Nên trồng cây che mái, cây leo lên mái hoặc dùng lưới đen che hướng chiếu trực tiếp của ánh nắng; có thể dùng hệ thống phun nước trên mái.
Mật độ nuôi hợp lý: Trâu, bò trưởng thành: 6 - 8 m2/con.
Cung cấp đầy đủ nước uống vệ sinh và mát cho vật nuôi, bổ sung vitamin C.
Vào những ngày nắng, nóng, nên cho vật nuôi ăn lúc sáng sớm và chiều tối, lượng thức ăn giảm, cần tăng lượng thức ăn thô xanh.
Không chăn thả hoặc cho gia súc làm việc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài.
Thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi từ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác, chế độ làm việc (đảm bảo thể trạng cơ thể trung bình, không quá béo), vệ sinh thú y, dùng vắc xin phòng bệnh, tiêm vắc xin bổ sung (nên dùng vắc xin cho trâu, bò vào những ngày thời tiết mát, vào ban đêm hoặc sáng sớm, chiều tối). Thường xuyên kiểm tra sức khỏe vật nuôi để kịp thời cách ly, xử lý khi phát hiện những con có biểu hiện bất thường.
Khi vận chuyển gia súc trong những ngày nắng nóng nên thực hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm, chiều mát. Nếu vận chuyển đường dài, cần cho gia súc nghỉ ngơi hợp lý vào thời điểm nắng nóng, đưa trâu, bò vào nơi thoáng mát, nhiều cây cối để chăm sóc, bổ sung thức ăn, nước uống và vitamin C cũng như kiểm tra sức khỏe con vật trong suốt quá trình vận chuyển.
Chúc bà con và các bạn thành công !
Viết bình luận