Ca ay loom đhị gươl
Thứ năm, 00:00, 06/12/2018
Gươl âi r’dợ crêê ta bhrợ lâng bê tông lứch, cha pợ lâng tôn cốh bấc vel bhươl Cơ Tu. Bấc ngai chăp kiêng văn hóa ty đanh n’nâu nắc pa cắh râu chơớ hơơ, cắh yêm ặt tợt đhị râu pr’dzoọng âng gươl xoọc đâu…

 

Nắc cắh vêy râu t’mêê ooy Gươl, xang bấc c’moo t’bhlâng p’zay zư đớc. Tơợ Nghị quyết âng Đảng, ânh chính quyền apêê chr’hoong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam, Gươl âi r’dợ bơơn bhrợ pa dưr dâng lấh m’zệt c’moo đăn đâu. N’đhang cậ, râu bhui har cắh âi đanh, cóh muy bơr vel đong ma nứih Cơ Tu, Gươl xoọc r’dợ zêng ta bhrợ lâng bê tông, bhrợ bấc ngai chơớ lêy.

Ting bơơn xay moon đơơng âng râu liêm pr’hay cơnh lâng pr’dưr pr’dzoọng liêm cơnh ty, Gươl vel Gừng ặt cóh thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang ta luôn ặt cóh c’bhúh l’lăm apêê Gươl âng đha nuôr Cơ Tu zr’lụ Trường Sơn. Tu cơnh đêếc, bấc ngai cắh dzợ c’jệ lêy bêl bơơn lêy zr’lụ Gươl vel Gừng dưr váih c’léh liêm ha zr’lụ  da ding ca coong cóh bấc cha nụp liêm bấc c’moo đăn đâu. Lấh đhị chr’pợ bơơn bhrợh lâng ha la ch’loọn,, ha la phiu, zr’lụ Gươl công bơơn rhợ têng ting cơnh ty a hay âng đha nuôr da ding ca coong. Pa bhlâng nắc, a loong dzoóc ooy Gươl bơơn coóch bhrợ lâng muy p’nong n’loong, lêy chríh lâng liêm. N’dhdơ cơnh đêếc, t’mêê đâu, pr’dưr pr’dzoọng Gươl liêm bhlâng miền Trung n’nâu âi crêê bhrợ pa dưr lâng ch’pợ tôn lâng a loong bhrợ lâng bê tông.

T’mêê đâu, cóh g’lúh rạch chô cớ ooy Đông Giang, ma nứih chụp cha nụp Lê Trọng Khang c’jệ lêy bêl Gươl vel Gừng lấh crêê ta bhrợ lâng bê tông. Cóh trang facebook âng đoo, a noo pay tr’piing lêy gươl a hay lâng bêl xang lấh bhrợ lâng bê tông xay moon râu chơớ hơơ: “ lêy gươl crêê ta trứah a loong đọong bhrợ lâng bê tông, chr’pợ xăl cha pợ lâng tôn xơợng chơớ hơơ cóh loom. T’moóh t’coóh vel lâng đha nuôr, apêê đoo moon Nhà nước cắh đoọngb bhrợ a loong lâng n’loong dzợ, tu cơnh nắc pa hư crâng. Bhrợ lâng bê tông đoọng doó lấh bil bấc, doó bhrợ bhr’lậ bấc chu, ndhơ chơớc, n’dhơ loom kiêng bhrợ a loong lâng n’loong cơnh a hay công cắh choom.”

Xa nay âng Lê Trọng Khang t’đang t’pấh râu k’rang âng bấc ngai, pa bhlâng nắc apêê ngai buôn cha chụp cơnh a đoo, apêê chuyên gia bhrợ bh’rợ văn hóa. Zấp ngai công moon, bhrợ lâng bê tông cơnh đêếc, lấh đhị bhrợ t’bil chr’nắp âng đoo vêy, dzợ brhợ cắh crêê tước bh’rợ zư đớc văn hóa đha nuôr da ding ca coong. Lê Trọng Khang moon: “brương tr’nu, pa bhlâng k’đháp đoọng chơớc lêy cớ đong Gươl liêm pr’hay cơnh cóh vel Gừng”.

Cắh vêy muy Gươl cóh vel Gừng  a năm crêê ta bhrợ “ pa liêm” cơnh đêếc. L’lăm a hay, bấc Gươl cóh chr’val Ba (chr’hoong Đồng Giang), cắh cậ đhị vel A bhlố 1 âng chr’val A Vương (chr’hoong Tây Giang)… công âi bơơn xăl đoọng ha chr’pợ lâng tôn lâng bê tông. Đhêêng cơnh cóh vel Pà Nai 1, chr’val Tà Lu ( chr’hoong Đông Giang), đha nuôr tộ lơi Gươl đoọng chóh bhrợ đong ặt bhrợ za zum lâng bê tông nam păn. Cóh vel Rô, chr’val Cà Dy (chr’hoong Nam Giang), Gươl bơơn bhrợ têng pa zum  lâng đong g’đách boo đhí bhrợ lâng bê tông nhâm mâng. K’dâng lêy, đha nuôr nắc tộ lâng bh’rợ bhrợ bê tông đoọng ha Gươl, đoọng Gươl cơnh ty nắc ting t’ngay ting hắt, pa bhlâng nắc xang bêl chủ trương “ k’đập p’loọng crâng” âng Nhà nước.

Cơnh cóh vel Gừng, bêl  Gươl ravăng n’jớh lơi tr’ma ty, đoọng xăl bhrợ lâng bê tông, chính quyền vel đong công âi vêy muy g’lúh họp xay moon đoọng k’rong pay boóp p’rá âng đha nuôr. Muy cha nắc cóh vel moon, bêl tơợp xơợng xa nay ooy bh’rợ xăl chr’pợ lâng a loong Gươl bhrợ lâng bê tông, bấc ngai cắh tộ. N’đhơ cơnh đêêc, bơơn lêy k’đháp tơợ đhr’năng la lua cóh bh’rợ chơớc lêy tr’ma đoọng xăl tu cơnh đêếc nắc dhứh tộ lứch. Cắh mơ đanh, Gươl nắc bơơn ta n’jớh r’dợ, tơợ chr’pợ ha la, z’đêr cram pa tước a loong nloong đoọng xăl ha tr’mam tôn, bê tông muy cơnh hiện đại. Muy cha nắc moon: Đha nuôr zi công cắh kiêng cơnh đâu. N’đhang nâu câi Nhà nước cắh đoọng moọt ooy crâng pay n’loong, cắh bhrợ lâng bê tông nắc zêng ma hư. Nắc cha pợ tôn, hân noo p’răng nắc púih, tu cơnh đêếc ngai tước Gươl công cắh lấh dzợ.

Tơợ đhr’năng zr’nắh k’đháp cóh bh’rợ xăl đoọng pr’đươi tr’mam ha Gươl, t’mêê đâu, UBND chr’hoong Đông Giang âi vêy râu k’đươi moon bhrợ bê tông đong ặt bhrợ za zum đhị apêê zr’lụ đha nuôr ặt ma mông ting pr’đhang Gươl. Ting t’coóh Hồ Quang Minh – Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, râu k’đươi n’nâu nắc đoọng bhrợ t’mâng Gươl cóh pr’đơợ ting t’ngay ting pr’hắt pr’đươi pr’dua tr’ma tơợ crâng. “N’đhơ cơnh đêếc, chủ trương n’nâu chr’hoong vêy đoọng pa đhêy tu bh’rợ ặt pa zum đha nuôr, công cơnh đhăm ma mông cắh âi xang lâng liêm glặp. đợ zên n’nâu, xoọc công bơơn xăl đoọng xay bhrợ cr’noọ n’lơơng chr’nắp lấh”, t’coóh Minh moon./.

 

Ngậm ngùi trước Gươl...

Gươl đã dần bị bê tông hóa, tôn hóa ở nhiều bản làng Cơ Tu. Nhiều người có tâm huyết với văn hóa truyền thống bày tỏ niềm tiếc nuối, trăn trở với số phận của gươl hiện nay… 

  Hẳn không phải là chuyện mới mẻ về Gươl, sau những năm dài nỗ lực bảo tồn. Từ nghị quyết của Đảng, của chính quyền các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, Gươl đã dần được phục dựng chừng đâu hơn chục năm trở lại đây. Nhưng, niềm vui chưa được bao lâu, ở rải rác một số làng người Cơ Tu, Gươl đang dần bị bê tông hóa, khiến nhiều người tiếc nuối.

Từng được đánh giá mang vẻ đẹp độc đáo với kiến trúc đậm nét truyền thống, Gươl làng Gừng ở thị trấn P’rao, huyện Đông Giang luôn nằm trong “top đầu” những ngôi Gươl của cộng đồng Cơ Tu vùng Trường Sơn. Vì thế, nhiều người không còn lạ lẫm khi chứng kiến không gian Gươl làng Gừng trở thành biểu tượng của vùng cao trong nhiều tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh những năm gần đây. Bên cạnh kiến trúc mái được làm từ vật liệu lá cọ, lá mây, không gian Gươl cũng được thiết kế theo lối truyền thống đặc trưng của đồng bào vùng cao. Đặc biệt, cầu thang đi lên Gươl được đục bằng nguyên khối gỗ tròn, nhìn rất lạ và đẹp mắt. Tuy nhiên, mới đây, kiến trúc Gươl độc đáo bậc nhất miền Trung này đã bị “nâng cấp” mái tôn và bê tông hóa phần cầu thang.

Mới đây, trong chuyến trở lại Đông Giang, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Trọng Khang không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến hình ảnh Gươl ở làng Gừng đã bị bê tông hóa. Trên trang facebook cá nhân, anh đối chiếu hình ảnh gươl trước đây và sau khi đã bị bê tông hóa với dòng tâm sự đầy tiếc nuối. “Nhìn gươl bị tháo dỡ cầu thang để bê tông hóa, mái được lợp tôn thay cho những mái lá truyền thống mà thấy buồn. Hỏi thăm già làng và đồng bào, họ nói Nhà nước không cho làm cầu thang gỗ nữa, vì như thế là phá rừng. Bê tông hóa để khỏi phải tốn kém, khỏi phải sửa chữa nên dù có đau xót, có dù muốn làm lại cầu thang gỗ như trước đây nhưng không thể làm được” - nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Trọng Khang chia sẻ.

Thông tin của Lê Trọng Khang thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là các nhà nhiếp ảnh, các chuyên gia làm công tác văn hóa. Ai cũng bảo, bê tông hóa như thế, bên cạnh làm mất đi giá trị kiến trúc vốn có, còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn văn hóa đồng bào miền núi. Lê Trọng Khang ngậm ngùi: “Sau này, rất khó để tìm lại được kiến trúc Gươl độc đáo như ở làng Gừng.”

Gươl ở làng Gừng không phải là trường hợp cá biệt bị “cách tân” theo lối hiện đại. Trước đây, nhiều Gươl ở xã Ba (huyện Đông Giang) hay tại thôn A Bhlố 1 của xã A Vương (huyện Tây Giang)… cũng đã được thay thế mái lá bằng tôn và bê tông hóa cầu thang. Riêng tại làng Pà Nai 1, xã Tà Lu (huyện Đông Giang), đồng bào chấp nhận bỏ Gươl để dựng lên đó một nhà sinh hoạt cộng đồng bằng bê tông cốt thép. Ở làng Rô, xã Cà Dy (huyện Nam Giang), Gươl được xây kết hợp nhà phòng tránh thiên tai bằng bê tông vĩnh cửu. Dường như, đồng bào chấp nhận với việc “bê tông hóa” khi nguyên vật liệu để dựng Gươl ngày càng khan hiếm, nhất là sau chủ trương “đóng cửa rừng” của Nhà nước.

Như ở làng Gừng, trước khi Gươl được dỡ bỏ vật liệu cũ để “bê tông hóa”, chính quyền địa phương cũng đã có một cuộc họp bàn để ghi nhận ý kiến của cộng đồng. Một người dân trong làng cho hay, lúc đầu khi nghe thông tin về việc sẽ thay thế phần mái và cầu thang Gươl bằng bê tông, nhiều người đã không đồng tình. Nhưng sau đó, nhận thấy khó khăn từ thực tế trong việc tìm kiếm vật liệu thay thế nên đành ngậm ngùi chấp nhận. Ít ngày sau, Gươl lần lượt được tháo dỡ, từ mái lá, phên tre, cho đến cầu thang gỗ để thay thế vật liệu bằng tôn, bê tông một cách hiện đại. Một người dân cho hay: “Dân làng chúng tôi cũng không muốn thế này đâu. Nhưng chừ Nhà nước không cho vào rừng kiếm gỗ nữa, không bê tông thì gươl cũng sẽ tự mục, rồi hư hỏng thôi. Mà lợp tôn, mùa nắng thì nóng bức, nên người đến Gươl cũng sẽ ít dần.”

Từ thực tế khó khăn trong việc thay thế nguyên liệu cho Gươl, mới đây, UBND huyện Đông Giang đã có đề xuất bê tông hóa nhà sinh hoạt cộng đồng tại các khu dân cư theo mô hình Gươl. Theo ông Hồ Quang Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, đề xuất này nhằm kiên cố hóa Gươl trong điều kiện ngày càng khan hiếm nguyên vật liệu tự nhiên. “Tuy nhiên, chủ trương này huyện đã cho tạm dừng do việc sáp nhập dân cư, cũng như vị trí mặt bằng chưa hoàn tất và phù hợp. Nguồn vốn này, hiện cũng được chuyển sang để triển khai nhu cầu khác cần thiết hơn” - ông Minh nói./.

                             Bài và ảnh: Đăng Nguyên

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC