Cha groong cr’ay buôn lum coh hân noo boo tuh
Thứ tư, 00:00, 14/10/2020
Xang boo, tuh, bâc ơl vi sinh vật tơợ k’tiêc, nh’nhuc, n’noh x’xriing,… hr’luc ooy đac, bhrợ nha nhự môi trường lâng trơơi boọ pr’luh cr’ay. Lâh mơ, boo lâng nong lit năc pr’đơợ liêm buôn đoọng apêê vi khuẩn dưr châc vaih lâng bhrợ cr’ay ha acoon ma nưih. Miền Trung xooc coh hân noo boo bhrơợng, zâp ngai choom năl ooy apêê cr’ay buôn crêê coh hân noo boo đoọng vêy c’lâng bh’rợ xa nay cha groong lâng zư lêy c’rơ a chăc.

K’hir ploh a ham

Môi trường dzêp dzong, nha nhự, đac tân nong năc đoo pr’đơợ buôn bhrợ ha k’gươu dưr vaih, tu cơnh đêêc cr’ay k’hir ploh a ham pa bhlâng buôn dưr k’rơ. Cơnh lơơng, xang boo tuh apêê cr’ay dưr vaih t’mêê âng apêê vector pa trơơi cr’ay dưr k’rơ. Pa đhang moon năc cr’ay k’hir ploh a ham. Cr’ay pa bhlâng buôn trơơi lâng dưr k’rơ đhị đhăm bhưah. Hân noo boo tuh zâp c’moo đh’rưah công năc cr’chăl bhrơợng âng pr’luh k’hir ploh a ham coh bâc đhị. Đoọng cha groong cr’ay, zâp đong choom lơi jợ đhị buôn k’gơu dưr vaih, dih lơi đợ cr’độ đac, c’chêêt cr’voc cr’vec. Choom zư đơc đong xang tang leh liêm aih căh đơc vêy đac tân nong coh đăn đong bhrợ đhị k’gơu dưr châc vaih.

Cr’ay c’lâng pr’hơơm

Bâc t’ngay boo đanh pa bhlâng buôn bhrợ apêê cr’ay c’lâng pr’hơơm dưr k’rơ. Apêê buôn crêê ca ay bhlâng năc ma nưih t’cooh t’ha, p’niên k’tứi lâng ma nưih âi vêy ca ay l’lăm. Cr’ay buôn lum bhlâng năc ca ay bhr’loọng, ca ay đh’mâl. Ha dang căh bơơn zư pa lưch lâng choom vêy đợ chế độ cha ộm liêm crêê buôn dưr vaih ngân dzang ca ay phế quản, eh xooh bhrợ k’đhap coh bh’rợ zư pa dưah.

Apêê c’leh crêê ca ay c’lâng pr’hơơm xang bâc t’ngay boo tuh năc: tr’nơơp xơợng ca ay bhr’loọng bêl l’lơơng, ha rac gooc, ca jêê đh’riêng, k’ooh, choom cr’đơơng tươc hooi dh’mâl. K’đhap p’hơơm. K’ooh đanh năc năc buôn tơơp dưr vaih tơợ apêê cơ quan c’lâng khí phế quản, c’lâng pr’hơơm lâng đhị apêê n’lơơng cơnh coh apêê ha ruuc moc, c’târ, xooh, da dul, p’lê. Bêl  lum apêê c’leh n’nâu, zâp ngai choom lươt khám đoọng zư pa dưah, g’đach râu  dưr ngân.

Apêê cr’ay ooy n’căr

Xang hân noo boo, tu pr’đợơ nha nhự, đac đoong t’căl nha nhự lâng k’độ bâc vi khuẩn bhrợ cr’ay. Muy bơr cr’ay coh n’căr buôn lum hân noo boo cơnh chơh c’broo dzung, bhih, pa, tă đhăng…

Đac  cha dzung: tu dzung têy crêê ta chong coh đac đanh, bhrợ buôn u chơh đhị apêê cr’têêp c’broo dzung. Tr’nơơp năc đợ apêê t’râl,  k’coot, ca bhái loó pa lưch n’căr t’râl đơc ha n’căr nhum dzêp dzong, ch’hat, k’coot công bhrợ ha apêê ca bhái lâng ca ay. Ha dang căh bơơn zư pa dưah, năc buôn băr dzang eh bâc ooy, lươt ra vach zr’năh k’đhap.

Bhih: Coh pr’đơợ căh buôn rao pa liêm, bhih công buôn dưr vaih lâng trơơi boọ bhưah. Tu ăt lum lâng apêê ngai crêê bhih pa. Cr’đơơng tu ký sinh trùng vêy đh’nơc: sarcoptes Scabies moot ooy n’căr. Năc tơơp vêy pr’đôm, p’nung,  đhị apêê c’broo têy, mr’nit, tr’vêêng, p’lâu,  c’đoo bhrợ k’coot. Ha dang căh bơơn năl lâng zư pa dưah loon đơơh, bhih buôn dưr ngân dưr vaih k’đhap zư pa dưah lâh.

Cr’ay pa zruôh

Cr’ay pa zruôh buôn lum bhlâng bêl xang boo tuh. Tu đha nuôr choom đươi dua đợ đac crêê nha nhự, ch’na boọ khuẩn tu cơnh đêêc buôn crêê pa zruôh. Apêê cr’ay cơnh ca ay luônh, boọ khuẩn, boọ độc ch’na tu apêê vi khuẩn n’lơơng. Cr’ay pa zruôh công buôn trơơi tơợ apêê n’nâu tươc apêê n’lơơng tu ăt lâng apêê ngai ca ay cơnh lâng c’leh cơnh ca ay luônh, roọn pa zruôh.

Ca ay măt bhrôông

Ca ay măt bhrông năc cr’ay buôn lum coh p’niên k’tứi lâng ma nưih ga rứa, cr’ay buôn lum lâng buôn dưr vaih pr’luh đhị bâc đhị năc pr’đơợ vệ sinh, đac nha nhự. Coh hân noo boo tuh, plêêng k’tiêc dzêp dzong bhrợ t’vaih pr’đơợ ha vi khuẩn, vi rut dưr k’rơ, cr’đơơng ting n’năc bh’rợ đươi dua đợ đac nha nhự, năc đợ tu bhrợ ha bâc ngai ca ay măt dưr bâc xang g’luh.

P’too p’rơơt apêê cha groong cr’ay coh hân noo boo

Đha nuôr choom ma năl xơợng bhrợ apêê c’lâng bh’rợ cha groong pr’luh cr’ay, cơnh: Cha chêện, ộm puih, k’đhơợng nhâm râu yêm têêm ch’na đh’năh, ta luôn rao têy lâng xà phòng. Xơợng bhrợ pa ghit  rau pa liêm  a boc đac, giếng đac, pr’dươi pr’dua k’độ đac lâng đươi dua đợ hóa chất đoọng t’bil  khuẩn đac đươi dua. K’đhơợng nhâm vệ sinh môi trường; xơợng bhrợ cr’đhơợng xa nay đac rêệ tươc ooy bhrợ pa liêm vệ sinh tươc đêêc. Zư đơc vệ sinh a chăc a rang, đươi dua pr’đươi  bảo hộ coh bêl bhrợ vệ sinh môi trường, căh choom ăt lum bâc lâng apêê ngai ca ay.

Lâh mơ, đha nuôr choom p’ghit xơợng bhrợ ăt bêch năc choom chọ màn, c’chêêt k’gơu lâng bâc cơnh đoọng cha groong k’hir ploh a ham…

Bêl lêy apêê c’leh la lay cơnh ooy c’rơ năc choom tươc cơ sở  sở y tế đoọng khám lâng zư pa dưah đơơh, căh choom ma tự pa dưah coh đong, cr’ay doó dzợ trơơi boọ./.

Phòng bệnh thường gặp trong mùa mưa bão

                              Suckhoedoisong.vn

Sau mưa, lũ lụt, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Hơn nữa, mưa và ngập úng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho con người. Miền Trung đang trong mùa cao điểm mưa bão, mọi người nên biết các bệnh có thể mắc phải trong mùa mưa để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe.

Sốt xuất huyết

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nước tù đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa bão các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát triển mạnh. Điển là bệnh sốt xuất huyết. Bệnh rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Mùa mưa bão hàng năm đồng thời cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi. Để phòng bệnh, mọi nhà cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, dẹp bỏ các dụng cụ chứa nước tù đọng, diệt bọ gậy/loăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi.

Bệnh đường hô hấp

Những ngày mưa kéo dài rất dễ làm gia tăng các bệnh đường hô hấp. Đối tượng thường gặp nhất là người cao tuổi, trẻ em và người có các bệnh mạn tính về đường hô hấp. Bệnh thường gặp nhất là viêm họng, cảm cúm. Nếu không được điều trị dứt điểm và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt có thể biến chứng sang viêm tiểu phế quản, phế quản, viêm phổi gây khó khăn trong điều trị.

Các dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp sau những ngày mưa bão là: triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, rát cổ họng sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Khó thở cũng là triệu chứng rất dễ gặp khi mắc các bệnh hô hấp. Cảm giác khó thở tăng do bất kỳ hoạt động thể lực nào. Cần thiết phải theo dõi mức độ hoạt động gây khó thở làm cơ sở đánh giá tình trạng bệnh. Khó thở khi nằm, khó thở thì hít vào, thì thở ra. Ho dai dẳng là phản xạ rất khó chịu của các bệnh hô hấp. Phản xạ ho có thể khởi phát bởi kích thích các cơ quan ở đường khí phế quản, đường hô hấp trên và những nơi khác như ở các xoang, ống tai, màng phổi, màng ngoài tim, thực quản, dạ dày và cơ hoành. Khi gặp các triệu chứng trên, mọi người cần đi khám để điều trị, tránh biến chứng phức tạp.

Các bệnh về da

Sau mùa mưa, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm ký sinh gây ra), mẩn ngứa...

Nước ăn chân: Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, luôn ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển, hay gặp ở các kẽ ngón chân. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.

Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi: Sarcoptes Scabies xâm nhập da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ, hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách, gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh.

Viêm nang lông: Do thiếu nước sạch trong sinh hoạt, vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa.

Chốc lở: Là một chứng bệnh da hay gặp khi điều kiện vệ sinh sau mưa bão kém. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi giập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.

Viêm kẽ do vi khuẩn: Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum phát triển và gây bệnh. Vị trí dễ bị viêm là hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu.

Bệnh tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy thường gia tăng đáng kể sau mưa lũ. Do người dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn nên dễ mắc tiêu chảy. Các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...). Bệnh tiêu chảy cũng dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải của người bệnh với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mùa mưa.

Khuyến cáo phòng bệnh trong mùa mưa

Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Giữ vệ sinh cơ thể, sử dụng trang thiết bị bảo hộ trong khi làm vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.

Ngoài ra, người dân cần chú ý thực hiện nằm ngủ phải mắc màn, tiêu diệt muỗi bằng nhiều cách để phòng bệnh sốt xuất huyết...

Khi thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay, không tự ý chữa chạy tại nhà, bệnh không khỏi mà còn lây lan nhanh.

BS. Hoàng Hà

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC