Eh xooh nắc n’hau?
Eh xooh nắc đhr’năng bọo khuẩn c’lâng p’hơơm đăh dứp mr’lọong,, zập ruh zêng buôn lưm, ha dợ đơ ta luôn bhlầng nắc đhị apêê t’cooh t’ha lâng p’niên k’tứi.
Rau tu bhrợ vaih eh xooh?
Rau tu bhrợ vaih éh xooh nắc tu vi khuẩn, vius, tri k’tứi; tu bhrung bhrăng, gr’dooc oih, gr’dooc hot đhạ; tu h’chrệêp rau đơ choom mọ cơnh hơi xăng dầu; tu căh lâh pa gơt a chắc, ặt bếch muy đhị la lâh u đanh. Eh xooh đhị apêê t’cooh t’ha nắc tu bọo khuẩn, bọo virus đơ bhlầng. Bêl c’rơ a chắc lâh u đhur căh cợ tợơ lâh muy g’luh bọo virus nắc buôn bhrợ eh xooh. Ra k’rang bhlầng nắc đhị apêê t’cooh t’ha crêê éh xooh tu apêê ơy vaih ca ay coh a chặc lâng căh ơy vêy za nươu u tiêng đoọng pa dưah.
Hau tu apêê t’cooh t’ha buôn eh xooh?
C’rơ đhur r’dợ bhrợ a chắc a zân âng ma nuyh t’cooh đhur zêng. Xooh lâng c’lâng p’hơơm cung t’cooh đhur.
C’rơ cha groong cr’ay căh lâh k’rơ dzợ, pa bhlầng đhr’năng t’cooh đhur ting t’ngay ting n’leh ghit bhlầng. tu cơnh đếêc ma nuyh t’cooh buôn bọo ca ay, pa bhlầng nắc cơnh lâng ma nuyh xoọc đươi dua za nươu pa dưah ca ay đhị đanh đươnh.
Manuyh t’cooh t’ha buôn bọo apêê ca ay cơnh đái tháo đường, huyết áp dal, buôn l’ngặt, Parkinson, Alzheimer… tu cơnh đếêc buôn bọo ca ay đăh c’lâng pr’hơơm. Apêê ca ay đhị xooh cơnh ca ay xooh mạn tính, k’hươn phế quản, xơ nang, giãn phế quản… cung bhrợ đhr’năng cha groong ca ay xooh căh lâh tu cơnh đếêc dưr bấc đợ apêê eh xooh.
Manuyh t’cooh t’ha ha dang vêy rooch pa dưah, lêy vêy zập đợ t’ngay c’xêê đoọng pa dưah băng bhrêy, ma nuyh ca ay ặt bêch đanh, đươi dua za nươu pa xiêr ca ay bấc… nắc căh lâh choom p’hơơm k’rơ buôn vaih gr’hạc coh mr’loọng, vaih vi khuẩn t’vaih ca ay. Tu cơnh đếêc nắc lêy cha mệêt c’rơ âng apêê t’cooh t’ha ta luôn lâng đâh vêy cơnh cha groong tợơ tr’nợơp.
Cơnh n’leh đhr’năng eh xooh đhị apêê t’cooh t’ha
Cơnh n’leh đhr’năng eh xooh đhị apêê t’cooh t’ha nắc lalay cơnh lâng p’niên k’tứi. Bấc ngai doó k’hir puih ngân, vêy ngai doó bơơn lêy đhr’năng rau rị, pa bhlầng nắc cơnh lâng apêê t’cooh đhur, căh dzợ bhriêl t’bech, căh lâh pa gơt a chắc a zân căh cợ lướt ra vech k’đhap, âm cha căh crêê cơnh.
K’ooh nắc rau buôn lưm bhlầng, pa bhlầng nắc đhị apêê t’cooh t’ha ơy vaih ca ay coh a chắc đăh c’lâng p’hơơm. K’ooh vaih gr’hạc tợơ mr’loọng vêy ngai gr’hạc bọo a ham ha dợ cung vêy ngai căh vêy k’ooh. Lâh mơ dzợ xợơng ha lệêng đha đhưa lâng k’đhap p’hơơm. Ma nuyh ca ay buôn ta bhuch đác tợơ a chắc lêy bưr gooh, n’tạc bhooc, t’boóc, n’căr xêu.
Đoong năl pa ghit nắc chụp X-Quang xooh lânâypy tợơ gr’hạc đoọng năl rau vi khuẩn t’vaih ca ay, tợơ đếêc chơih pay rau za nươu zêl cha groong crêê cơnh.
Bêl ma nuyh t’cooh t’ha hêch lêy crêê eh xooh, nắc pa đâh tước zr’lụ y tế đăn đếêc zư pa dưah, ha dang pa dưah zi lưa nắc buôn bhrợ cr’pân tước ma nuyh ca ay, tu âm za nươu cha groong ca ay căh crêê cơnh nắc đhr’năng cr’ay căh choom dưah lâh mơ dzợ bhrợ vaih cơnh đhr’năng ngân, cr’pân lâh mơ.
Eh xooh tu Covid-19 đhị apêê t’cooht’ha
Xọoc đâu, bha lang k’tiếc xoọc zâng lâng pr’luh cr’ay Covid-19 nắc rau ca ay đăh c’lâng p’hơơm tu k’bhuh t’mêê âng virus Corona bơơn ta lêy xoọc tr’nợơp đhị thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) bêl c’xêê 12/2019.
Virus nâu trơơi bọo tợơ ma nuyh nâu tước ma nuyh lơơg, ta luôn dưr vaih lâng trơơi 4 đăh bhlầng: nắc trơơi tợơ ha vi, cr’choh, đác mắt, âng ma nuyh ca ay bêl a đoo k’ooh, chếêh, hooi đha mâl. Trơơi trực tiếp tợơ ệê đhọ âng ma nuyh ca ay. Bêl mọot ooy a chắc ma nuyh nắc bhrợ vaih đhr’năng âng ca ay đăh c’lâng p’hơơm, đhur c’lâng p’hơơm lâng vaih đhr’năng chệêt bil.
Cr’chăl vaih ca ay nắc tợơ bêl tợơp vaih tợơ 2 tước 14 t’ngay. Xọoc tợơp nắc n’leh đhr’năng k’hir puih a chắc, k’hooh, g’lếêh, k’đhap p’hơơm, ca ay lệê la. Bấc ngai ca ay ch’hat mr’lọong, đêl moh, hooi đha mâl, ca ay a cọ, k’ooh gr’hạc đh’mâl, k’tặ lâng pr’zuôh. Đhr’năng lalua, đhị zập ma nuyh ca ay tu c’rơ lalay cơnh nắc vêy n’leh đhr’năng cr’ay cung lalay cơnh. Tu cơnh đếêc, đoọng choom năl crêê bọo cr’ay căh cợ doó nắc lêy xét nghiệm.
Đợ apêê căh dzợ ma mông tu Covid-19 đhị ma nuyh lâh 70 c’moo lâh 22%, pa bhlầng năc đhị pazêng ma nuyh ơy vaih cr’ay coh a chắc cơnh ca ay da dul, đái tháo đường, ca ay đăh c’lâng p’hơơm đanh c’moo, huyết áp dal, ung thư…
Cha groong
Bêl c’rơ âng hêê cha groong rau cr’ay căh dzợ k’rơ nắc apêê t’cooh t’ha buôn bọo cr’ay. C ay c’lâng p’hơơm ting bấc, pa bhlầng nắc bêl p’lăh t’ngay c’xêê. Tu cơnh đếêc, tiêm vắc xin cha groong pr’luh cr’ay lêy bhrợ zập c’moo. Manuyh k’rang zư lêy cung cơnh apêê lơơng coh pr’loọng cung ta k’dua tiêm za nươu cha groong eh xooh. Lâh mơ, ặt ma mông crêê cơnh cung pa xiêr đhr’năng eh xooh:
Ặt ma mông đhị l’thai, pa ngăn a chắc lâng oó gluh ooy nguôi tang bêl pleng cha kệêt.
Por boop, oó pa đăn lâng ma nuyh ca ay, oó ặt đhị bấc ma nuyh.
Pa sạch boop, k’niêng, c’lâng p‘hơơm. Rao têy ta luôn lâng xà phòng.
Ta luôn pa gớt a chăc a zân, pa dưr c’rơ liêm.
Oó dzợ âm hot đhạ, lơi a lắc bia.
Oó đớc a chăc lâh la mạ, âm cha dinh dưỡng mơ đhệêng.
Âm zập đác, cha bâc sp’lêê lâng bhơi rơ veh xăl apêê ch’na vêy bấc chất đạm, tinh bột, n’xiêng…
Pazêng bh’rợ loih nâu nắc zooi đoọng c’rơ tr’mông âng hêê liêm choom lâh mơ, jưah cha groong cr’ay cr’naanh, jưah zooi lêy cha mệêt liêm đhr’năng cr’ay dưr vaih./.
Phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi lúc giao mùa
Theo Suckhoedoisong.vn
Khi thời tiết thay đổi hoặc vào những lúc giao mùa, người cao tuổi hay trở bệnh, đặc biệt các bệnh lý về đường hô hấp. Trong đó, viêm phổi là dạng bệnh thường gặp nhất.
Viêm phổi là gì?: Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Nguyên nhân của viêm phổi: Tác nhân gây viêm phổi có thể do vi khuẩn, virus, vi nấm; do khói bụi (môi trường ô nhiễm, khói bếp, thuốc lá, thuốc lào); do hít sặc (thức ăn, nước ao hồ); do khí độc (hơi xăng dầu); do ít vận động, nằm lâu. Viêm phổi ở người cao tuổi (NCT) thường gặp nhất do nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm hoặc sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp trên, niêm mạc đường dẫn khí hô hấp bị tổn thương làm cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập, tấn công vào phổi và gây bệnh. Điều đáng lo ngại nhất ở NCT bị viêm phổi do virus vì những người này thường có bệnh lý mạn tính đi kèm và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Tại sao người cao tuổi dễ bị viêm phổi
- Sự lão hóa và tuổi tác tiến triển dần theo thời gian làm cho các bộ phận, cơ quan của NCT suy yếu. Phổi và phế quản bị lão hóa, xơ hóa dần, khả năng đàn hồi, giãn nở kém đi. Vì thế chức năng hô hấp cũng kém hơn.
- Chức năng của hệ miễn dịch suy giảm, nhất là khi quá trình lão hóa diển ra ngày càng rõ rệt hơn. Nên NCT rất dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt ở những người phải hóa trị hay phải dùng thuốc kháng viêm kéo dài.
- NCT thường có các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, di chứng đột quỵ, Parkinson, Alzheimer… nên nguy cơ bị viêm nhiễm đường hô hấp cao hơn. Các bệnh mạn tính ở phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, xơ nang, giãn phế quản… cũng làm cho chức năng và miễn dịch hô hấp suy giảm trầm trọng do vậy làm gia tăng tỷ lệ viêm phổi.
- NCT nếu phải phẫu thuật, vì cần có thời gian chữa lành vết thương, người bệnh phải nằm lâu, sử dụng thuốc giảm đau nhiều… sẽ làm cho động tác hít thở nông hơn nên gây ứ đọng đàm nhớt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, cần phải theo dõi sát sức khỏe của NCT và sớm có biện pháp phòng ngừa thích hợp ngay từ đầu.
Triệu chứng viêm phổi ở người cao tuổi
Dấu hiệu của viêm phổi ở NCT rất khác so với người trẻ. Nhiều trường hợp người bệnh không sốt cao, thậm chí không sốt, nhất là những người tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động hoặc đi lại khó khăn, ăn uống thất thường.
Ho là triệu chứng hay gặp nhất, đặc biệt là ở những NCT có bệnh mạn tính về đường hô hấp (viêm họng mạn tính, giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Ho có đờm lỏng hoặc đặc quánh, một số trường hợp có dính ít máu, nhưng cũng có trường hợp không ho. Ngoài ra còn tức ngực và khó thở nhẹ hoặc điển hình như thở nhanh nông, đôi khi có thở rít, cánh mũi phập phồng. Người bệnh thường có dấu hiệu mất nước (môi khô, lưỡi trắng, má hóp, da nhăn nheo).
Chẩn đoán chính xác cần chụp X-quang phổi và nuôi cấy đàm, chất nhầy phế quản để xác định vi khuẩn gây bệnh, trên cơ sở đó, chọn kháng sinh thích hợp.
Khi người cao tuổi nghi ngờ bị viêm phổi, cần đến khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt bởi vì nếu để muộn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh, bởi vì dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì bệnh không những không khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm phổi do COVID-19 ở người cao tuổi
Hiện nay, thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID -19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) vào tháng 12/2019.
Virus này có khả năng lây lan từ người sang người, xảy ra liên tục, lây truyền qua 4 con đường chính:Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt giọt bắn từ đường hô hấp khi ho, hắt hơi, sổ mũi).Lây trực tiếp do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh. Lây truyền gián tiếp khi vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Lây nhiễm qua đường phân, có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Thời gian ủ bệnh từ khi có phơi nhiễm với căn nguyên cho đến khi có triệu chứng từ 2-14 ngày. Triệu chứng ban đầu hay có thể sốt, ho khan, mệt mỏi, khó thở, đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Thực tế, ở mỗi người bệnh do sức đề kháng khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau. Do đó để xác định có mắc bệnh hay không cần thực hiện xét nghiệm.
Tỉ lệ tử vong do COVID- 19 ở người trên 70 tuổi hơn 22%, đặc biệt ở những người có bệnh từ trước như bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh hô hấp mạn tính, tăng huyết áp, ung thư …
Phòng ngừa
- Khi sức khỏe và hệ miễn dịch suy yếu dần làm cho sự đề kháng tự nhiên ở người cao tuổi giảm đi. Viêm nhiễm đường hô hấp và bệnh cúm ở người già có xu hướng gia tăng, nhất là khi giao mùa hay có dịch cúm. Do vậy, tiêm vắc-xin ngừa cúm và phế cầu nên được thực hiện đều đặn hàng năm. Người chăm sóc cũng như các thành viên khác trong gia đình cũng được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin chống viêm phổi. Ngoài ra, lối sống lành mạnh cũng giúp phòng tránh viêm phổi:
- Nơi ở phải thông thoáng, giữ ấm và tránh tiếp xúc nhiều với không khí lạnh.
- Đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc và giữ khoảng cách khi tiếp xức người bệnh, tránh nơi tập trung đông người.
- Giữ vệ sinh răng miệng, giữ vệ sinh đường hô hấp trên sạch và thoáng. Rửa tay thường xuyên với xà phòng.
- Duy trì việc tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe
- Bỏ thói quen hút thuốc là, uống rượu bia.
- Kiểm soát cân nặng và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh thay cho các món ăn nhiều đạm, tinh bột, dầu mỡ…
Những thói quen tốt này sẽ giúp cho sức khỏe và hệ miễn dịch tăng lên, vừa giúp ngăn ngừa bệnh tật, đồng thời giúp kiểm soát được bệnh mãn tính kèm theo.
Viết bình luận