Nắc đhị k’tiếc crâng, bha’đưn mưy chóh keo, t’coóh Nguyễn Văn Nghĩa, chr’val Tam Lãnh, chr’hoong Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam nắc ơy chóh pazưm t’nơơm chr’lêện lâng xoọc đâu nắc vêy đơơng chô bh’nơơn zăng bấc tơợ râu t’nơơm chr’nóh nâu.
L’lăm ahay, đhị zr’lụ dading ch’ngai âng chr’val Tam Lãnh, t’nơơm chr’lệên dưr váih bấc, lâng cắh nặc râu t’nơơm chr’nắp bhlâng. C’moo 2007, lêy manứih đăn đông đơơng chô chóh chr’lệên nắc t’coóh Nghĩa nhăn m’bứi đơơng chô chóh đhị dứp crâng keo đoọng pay zanươu zư padứah cr’ay luônh. Cắh bhr’nêy nắc râu t’nơơm nâu dưr váih đấh, mơ 2 c’moo nắc váih bịng cóh k’tiếc bhứah 1ha k’tiếc chóh keo âng pr’loọng đông.
Cr’chăl n’nắc, zên pa’câl chr’lệên nắc mơ 60 r’bhâu đồng 1 ký n’goóh lâng 10 r’bhâu đồng 1 ký t’mêê. hân noo bơơn bhrợ chr’lệên k’dâng lứch c’xêê 4 âm lịch. T’coóh Lê Thị Qua, k’điêl t’coóh Nghĩa xay moon, chr’lệên buôn váih p’lêê pazưm bấc, zâp đhị pô dưr váih 5-7 p’lêê, hân đhơ cơnh đêếc, vêy bêl nắc váih 1 p’lêê a’năm, đợ p’lêê pậ vêy bêl k’noọ mơ p’lêê bhợc. bấc c’moo nua, bơơn bhrợ ha mơ nắc apêê lướt câl tơợ Tiên Phước, Tam Kỳ lướt pay tước đhị bhươn, zên c’moo t’tưn pa’câl bấc lấh c’moo l’lăm.
Cơnh c’moo 2015 ahay, pr’loọng đông Nghĩa pay pachô 30 ực đồng tơợ bhươn chóh chr’lệên, hân đhơ cơnh đêếc, ting cơnh t’coóh nắc c’jựch lêy. Tu zâp ký sa nhân goóh pa’câl lâng zên 500 r’bhâu đồng, cắh ha mơ đenh, zên pa’câl zâp ký chr’lệên nâu dzoọc tước 750 r’bhâu đồng. cắh ơy lứch, tu đoọng púah pa’goóh sa nhân goóh bil k’noọ 1 tuần váih p’răng pậ k’rơ nắc pr’loọng đông ơy âng đơơng bấc p’lêê pa’câl t’mêê lâng zên 150 r’bhâu đồng 1 ký. Bơơn lêy râu liêm chr’nắp âng t’nơơm chr’lệên, xa’xao âng t’coóh Nghĩa cung ơy âng đơơng râu t’nơơm nâu đhị k’tiếc chr’val Tam Đại, chr’hoong Phú Ninh chóh lêy ooy 2 c’moo nua lâng g’lúh tr’nơợp nắc đơơng chô bh’nơơn liêm choom.
chr’lệên nắc râu t’nơơm zâng ắt cóh đha’hư mát, tu cơnh đâu nắc lêy chóh đhị dứp t’nơơm n’loong pa’pậ n’lơơng, buôn lêy chóh c’chăl mơ 2 mét. Bêl l’lăm ahay, pr’loọng đông t’coóh Nghĩa ắt mamung g’nưm ooy t’nơơm keo tu k’tiếc cóh đâu ma mốp, k’đhạp đoọng lêy pay chóh tơơm chr’nóh n’đoo chr’nắp lấh. hân đhơ cơnh đêếc, 9 c’moo nua, pr’loọng đông t’coóh cắh ơy bơơn bhrợ keo tu xoọc đươi râu tơơm chr’nóh nâu… đoọng bhrợ g’đêl t’mát ha chr’lệên. T’coóh Nghĩa k’noọ lêy, xoọc đâu hadang pa’câl lứch 1ha keo pachô 40 ực, hân đhơ cơnh đêếc, nắc bhrợ bil hư zêng chr’lệên xoọc dưr váih liêm. T’nơơm keo đợc pa’xoọng 2, 3 c’moo dzợ nắc pa’câl chr’nắp lấh, doọ râu pr’hân, ting ặt bơơn bhrợ sa nhân 2, 3 hân noo dzợ nắc lêy cha’mêết cớ.
Đợ t’tưn, bhươn chr’lệên xoọc dưr váih nắc pr’đươi bh’rợ chr’nắp bhlâng âng pr’loọng đông t’coóh Nghĩa. Ting cơnh t’coóh Nguyễn Văn Bá-chủ tịch Hội nông dân chr’val Tam Lãnh, xoọc đâu cóh vel đông chr’val cung vêy 2, 3 pr’loọng chóh chr’lệên lâng vêy pa’chô zên têêm ngăn tơợ t’nơơm za’nươu nam nâu. Chóh sa nhân doọ vêy chấc k’rong bhrợ bấc zên, công nghệ lâng vêy pa’câl zăng têêm ngăn cóh vel đông xoọc lêy cha’mêết, khuyến khích bhrợ t’bhứah bh’rợ nâu.
Ting cơnh 1 tài liệu y học, t’nơơm chr’lệên vêy pr’đợc khoa học nắc Amomum Longiligulare T.L.Wu, tô bhúh a’hự, bơơn ra’pặ ooy t’nooi đợ zanươu nam chr’nắp đoọng zư padứah cr’ay. T’nơơm sa nhân vêy bấc râu pr’đươi zư padứah cr’ay cơnh padưr c’rơ c’lâng êệ đhọ, padưr chức năng âng hệ tiêu hoá k’rơ lấh, zư padứah cr’ay dạ dày, t’plong luônh, cha cắh choom êệ, zư padứah kiêng ki’tặ tu k’ay loom luônh, zư padứah cr’ay pa’zrúah. Choom pazưm t’nơơm chr’lệên lâng 2, 3 râu tơơm zanươu nam n’lơơng đoọng bhrợ têng 2, 3 râu zanươu nam zư padứah cr’ay viêm loét dạ dày liêm choom./.
Trồng sa nhân dưới rừng keo
Vốn là vùng đất rừng, đồi chỉ chuyên trồng keo, ông Nguyễn Văn Nghĩa xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn xen canh thêm cây sa nhân và bây giờ có thêm nguồn thu nhập rất khá từ loại cây thuốc nam này.
Trước đây, tại vùng núi cao của xã Tam Lãnh, cây sa nhân chủ yếu mọc hoang và không phải là loài có giá trị kinh tế cao. Năm 2007, thấy người hàng xóm có trồng sa nhân nên ông Nghĩa chỉ xin một ít giống về trồng dưới tán keo chủ yếu để lấy thuốc chữa bệnh đau bụng. Không ngờ loài này mọc, nứt ra rất nhanh, chỉ sau hai năm đã phủ kín mặt đất trên diện tích khoảng 1ha trồng keo của gia đình.
Thời điểm đó, giá sa nhân chỉ tầm 60 nghìn đồng/kg khô và 10 nghìn đồng/kg tươi. Mùa thu hoạch sa nhân vào khoảng cuối tháng 4 âm lịch. Bà Lê Thị Qua (vợ ông Nghĩa) bộc bạch: “Sa nhân thường ra trái từng chùm, mỗi hoa kết 5 - 7 trái nhưng có khi chỉ 1 trái, những quả to có lúc gần bằng trái chôm chôm. Nhiều năm qua, thu hoạch được chừng nào thương lái từ Tiên Phước, Tam Kỳ… đến lấy tận vườn, giá năm sau luôn cao hơn năm trước”.
Như năm 2015 vừa rồi, gia đình ông Nghĩa thu được 30 triệu đồng từ vườn sa nhân nhưng theo ông là đã bị… hớ. Lý do là mỗi ký sa nhân khô ông bán với giá 500 nghìn đồng nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó giá mỗi ký đã lên tới 750 nghìn đồng. Chưa hết, do để phơi sa nhân khô phải mất gần một tuần nắng to liên tục nên gia đình đã đem một lượng lớn trái thu hoạch được bán tươi với giá chỉ xấp xỉ 150 nghìn đồng/kg. Nhận thấy giá trị của cây sa nhân, con rể của ông Nghĩa cũng đã đem loại cây này xuống vùng đất thấp hơn ở xã Tam Đại, huyện Phú Ninh trồng thử nghiệm trong hai năm qua và bước đầu thu được kết quả khả quan.
Sa nhân là loài thực vật chịu mát, vì thế phải trồng dưới rừng hoặc tán cây, thông thường mỗi cây trồng cách nhau 2m. Trước đây gia đình ông Nghĩa chủ yếu sống dựa vào vườn keo bởi đất đai ở đây khá cằn cỗi, khó tìm được loại cây giá trị hơn. Nhưng 9 năm qua gia đình ông chưa thu hoạch keo bởi đang dùng cây này để… che mát cho sa nhân. Ông Nghĩa nhẩm tính: “Bây giờ nếu chặt bán hết 1ha keo thì thu được khoảng 40 triệu đồng nhưng sẽ mất trắng vựa sa nhân đang sinh trưởng rất tốt. Cây keo để thêm vài năm nữa thì càng có giá trị nên gia đình cũng chưa vội, cứ để thu hoạch sa nhân thêm vài mùa nữa rồi tính tiếp”.
Dần dần vườn sa nhân đang trở thành sinh kế chính của gia đình ông Nghĩa. Theo ông Nguyễn Văn Bá - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Lãnh, hiện tại trên địa bàn xã cũng có vài hộ trồng sa nhân và có thu nhập ổn định từ cây thuốc nam này. Trồng sa nhân không cần đầu tư nhiều vốn, công nghệ và có đầu ra khá ổn định nên địa phương đang nghiên cứu, khuyến khích nhân rộng mô hình này.
Theo một tài liệu y học, cây sa nhân có tên khoa học là Amomum Longiligulare T.L.Wu, thuộc họ gừng, được xếp vào danh mục những cây thuốc nam quý dùng để chữa bệnh. Cây sa nhân có nhiều tác dụng chữa bệnh như: tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, thúc đẩy chức năng của hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chữa đau dạ dày, đầy bụng, ăn không tiêu, chữa chứng nôn ọe do liên quan đến hệ tiêu hóa, điều trị chứng đi tả. Có thể kết hợp cây sa nhân với một số loại thuốc nam khác bào chế thành một số bài thuốc nam chữa bệnh viêm loét dạ dày rất hiệu quả.
Viết bình luận