Chóh troọng a’xông đhị zr’lụ k’tiếc goóh gooi
Thứ hai, 00:00, 09/05/2016

Cr’chăl đăn đâu, bấc pr’loọng đhanuôr cóh vel đông chr’val Bình Định Nam lâng 2, 3 vel đông cóh zr’lụ Tây chr’hoong Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam lêy xăl đợ đhị k’tiếc chóh ha’roo, tơơm chr’nóh cắh liêm choom đoọng chóh troọng a’xông. Bh’rợ nâu xoọc âng đơơng thu nhập dal ha đhanuôr cóh đaua. T’ruíh Jưn jứah xay moon cơnh choom bhrợ cha bêl đâu, đhanuôr lâng pr’zợc đh’rứah chấc lêy năl đắh bh’rợ t’mêê nâu âng đhanuôr chr’hoong Thăng Bình ớ:

Troọng a’xông nắc ơy chóh zâp đhị zr’lụ k’tiếc goóh gooi Bình Định Nam, chr’hoong Thăng Bình bhrợ t’viêng liêm bhlâng. Đợ bha’nên ruộng ta lơi, cắh váih đác tưới bêl ahay nắc xoọc đâu xăl chóh râu tơơm chr’nóh nâu. Xoọc zư lêy đoọng ha ruộng chóh troọng a’xông nâu, amoó Trịnh Thị Ký cóh tổ 2, vel Thanh Sơn, Bình Định Nam đoọng năl, pr’loọng đông amoó vêy 5 bha’nên k’tiếc chóh ha’roo. Hân đhơ cơnh đêếc, tu c’lâng chr’hooi đác cắh bơơn k’rong bhrợ liêm ma mơ nắc tơợ đenh ahay hân noo ch’noọng c’loọt n’đoo amoó cung lêy lơi jợ lấh m’pâng k’tiếc chóh. K’dâng 2 c’moo chô ooy đâu, t’nơơm troọng a’xông bơơn apêê lướt câl pay lâng zên dal bấc lấh mơ, amoó Ký nắc lướt zâp đhị cắt đơơng chô pa’câl. Xang nặc pr’đoọng vêy năl cóh vel đông vêy ngai xoọc chóh troọng a’xông nâu nắc amoó quyết định xăl chóh 5 bha’nên ruộng âng đay lâng vặ pa’xoọng 5 bha’nên ruộng ta lơi âng 2, 3 pr’loọng đhanuôr đăn đâu đoọng k’rong chóh tơơm chr’nóh nâu. Xang 4 c’xêê zư lêy, t’mêê đâu amoó Ký nắc lêy bơơn bhrợ 1 bha’nên troọng a’xông chóh g’lúh tr’nơợp lâng pachô 20 ực đồng.

Amoó Ký bhui har moon Chóh t’nơơm troọng nâu k’cu k’noọ đợc đợ zên pachô tơợ 1 bha’nên k’tiếc chóh bhrợ zâp hân noo m’bứi bhlâng nắc 10 ực đồng. xoọc bêl zâp tơơm chr’nóh n’lơơng lêy đươi dua đác nắc troọng a’xông nâu cắh vêy đươi đác, k’tiếc goóh nắc dưr váih liêm choom lấh mơ.

Cung chóh 7 bha’nên troọng nâu, nắc pr’loọng đông amoó Nguyễn Thị Cúc cóh tổ 6, vel Hưng Lộc, Bình Định Nam nắc đợc 1 bha’nên đoọng ươm bhrợ m’ma pa’câl đoọng ha đhanuôr cóh zr’lụ lâng zâp vel bhươl đăn đâu. ting cơnh amoó Cúc, mơ 1 bha’nên k’tiếc chóh nâu, tơợ tơợp c’xêê 1 tước đâu nắc ơy pachô lấh 40 ực đồng. dzợ 6 bha’nên nắc chóh bhrợ thương phẩm, mơ 3, 4 t’ngay dzợ nắc bơơn bhrợ lâng gr’hoót moon vêy đơơng chô zên cung z’zăng.

Amoó Cúc moon, cóh đâu, k’tiếc goóh gooi, đác tưới cắh váih nắc bhiệc chóh ha’roo lâng zâp râu tơơm chr’nóh lơơng cắh liêm choom, lấh mơ nắc hân noo ch’noọng c’loọt. hân đhơ t’nơơm troọng a’xông nâu t’mêê chóh bhrợ nắc lalua lêy đơơng chô bh’nơơn liêm choom. Hadang thị trường pa’câl têêm ngăn, zên pa’câl liêm choom, tơợ 65-68 r’bhâu đồng 1 ký, cơnh cr’chăl hanua, bhiệc chóh bhrợ troọng nâu, xăl k’tiếc chóh ha’roo cắh zâp đác tưới nắc mưy c’lâng lướt, bhrợ têng tr’xăl tơơm chr’nóh liêm choom lâng vel bhươl nâu.

T’coóh Nguyễn Văn Việt-Bí thư đảng uỷ chr’val Bình Định Nam đoọng năl, hân đhơ bhr’cộ vel bhươl cắh ơy xay moon, cắh vêy c’lâng xa’nay k’đươi moon bhrợ têng, nắc lêy đhị râu liêm choom đơơng chô ooy lấh 1 c’moo đâu, đhanuôr cóh vel đông chr’val nắc ơy r’rộ r’răm chóh bhrợ t’bhứah lấh mơ t’nơơm zanươu nâu. Ting cơnh t’coóh Việt, ooy lêy cha’mêết, xay moon cắh ơy lứch nắc xoọc đâu đhanuôr prang chr’val ơy chóh lấh 28ha troọng nâu, lấh mơ nắc đợ đhị k’tiếc chóh ha’roo cắh zâp đác tưới cắh cậ k’tiếc bha’đưn dading.

Tu a’bóc, bha’nậ, trạm bơm điện, c’lâng chr’hooi đác cắh liêm crêê cơnh moon k’đươi nắc zâp hân noo chr’val Bình Định Nam vêy m’bứi bhlâng 50ha k’tiếc nông nghiệp cắh vêy đác tưới. tu cơnh đâu, đhanuôr nắc lêy lơi jợ ruộng cắh cậ đợ đhị chóh bhrợ cắh liêm choom, lấh mơ nắc hân noo ch’noọng c’loọt. hân đhơ ngành chuyên môn lâng chính quyền vel đông cắh k’đươi moon chóh bhrợ, nắc tu chóh bhrợ đhị plêệng k’tiếc liêm choom, âng đơơng bh’nơơn dal, ooy cr’chăl nâu a’tốh đhanuôr cóh đâu nắc t’bhlâng chóh t’bhứah lấh mơ.

Cắh mưy đhanuôr chr’val Bình Định Nam, xoọc đâu vêy bấc pr’loọng đhanuôr cóh zâp chr’val n’lơơng cơnh Bình Phú, Bình Lãnh, Bình Trị…. Chr’hoong Thăng Bình cung ơy lâng xoọc chấc lêy câl m’ma chr’nóh nâu đoọng chóh lêy đhị k’tiếc chóh ha’roo cắh zâp đác tưới.

Bấc ngai k’rang moon, hadang đhanuôr pr’hân chóh bhrợ bấc, tước bêl apêê lướt câl cắh câl pay dzợ nắc bhiệc pa’câl cung zr’nắh k’đhạp bhlâng, bhrợ bil bal bấc. hân đhơ cơnh đêếc, đhanuôr chr’hoong Thăng Bình cắh chấc k’rang tước bhiệc câl pay âng apêê lướt câl. Amoó Trịnh Thị Ký cóh tổ 2, vel Thanh Sơn đoọng năl, l’lăm nắc troọng a’xông chóh ha mơ apêê lướt câl pay mơ đêếc lâng zên pachô cung bấc. hadang ha y chroo apêê cắh dzợ câl đươi nắc cung doọ râu bhrợ bil bal bấc tu zên k’rong bhrợ doọ lấh bấc. nâu cơy acu cắh chóh râu t’nơơm chr’nóh nâu nắc k’tiếc cung ta lơi jợ, cắh cậ, hadang vêy chóh bhrợ ha’roo, tơơm chr’nóh lơơng nắc cung cắh râu bơơn pachô./.

 

TRỒNG CÀ GAI LEO Ở VÙNG RỐN HẠN

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Bình Định Nam và một số địa phương thuộc vùng tây huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam chủ động chuyển những diện tích đất lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây cà gai leo. Mô hình này đang mang lại thu nhập cao cho nông dân nơi đây. Tiết mục “ Cùng nhau bàn cách làm ăn” hôm nay, bà con và các bạn cùng tìm hiểu về mô hình kinh tế mới này của bà con huyện Thanh Bình nhé !

 Cây cà gai leo đã phủ lên vùng đất cằn cỗi Bình Định Nam, huyện Thanh Bình một màu xanh ngắt. Những thửa ruộng hoang hóa, không chủ động nước tưới trước đây giờ đã được trồng thay thế loại cây dược liệu này. Đang chăm sóc cho ruộng cà gai leo, chị Trịnh Thị Ký ở tổ 2, thôn Thanh Sơn, Bình Định Nam cho biết, gia đình chị có 5 sào đất canh tác lúa. Tuy nhiên, do hạ tầng thủy lợi nơi đây chưa được đầu tư đồng bộ nên lâu nay vụ hè thu nào chị cũng phải chấp nhận bỏ hoang hơn một nửa diện tích. Khoảng 2 năm trở lại đây, cây cà gai leo bỗng dưng được thương lái thu mua với giá khá cao, chị Ký đi khắp nơi cắt về bán để có nguồn thu nhập. Rồi tình cờ, chị biết ở địa phương có người đang trồng cà gai leo nên quyết định chuyển 5 sào ruộng của mình và thuê thêm 5 sào ruộng bỏ hoang của một số hộ dân lân cận để đầu tư canh tác loại cây này. Sau 4 tháng chăm sóc, mới đây chị Ký tiến hành thu hoạch 1 sào cà gai leo trồng ở lứa đầu và thu được 20 triệu đồng.

Chị Ký hồ hởi nói : “Trồng cây cà gai leo, tôi ước tính số tiền lời thu được từ 1 sào đất trong mỗi vụ ít nhất là 10 triệu đồng. Trong khi các giống cây trồng khác phải phụ thuộc vào nguồn nước, cà gai leo thì ngược lại, ruộng càng khô thì chúng càng phát triển tốt”.

Cũng trồng 7 sào cà gai leo nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Cúc ở tổ 6, thôn Hưng Lộc, Bình Định Nam lại dành ra 1 sào để ươm cây giống bán cho người dân trong vùng và các địa phương lân cận. Theo chị Cúc, chỉ riêng 1 sào đất ươm cây giống này, từ đầu tháng Giêng đến nay chị đã thu về hơn 40 triệu đồng. Còn 6 sào đất trồng cà gai leo thương phẩm, chỉ vài ngày nữa chị bắt tay vào thu hoạch và hứa hẹn sẽ mang lại một khoản tiền khá.

Chị Cúc chia sẻ: “Ở đây, đất đai quá cằn cỗi, nước tưới rất bấp bênh nên việc sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn không khác gì đánh bạc với ông trời, nhất là trong vụ hè thu. Mặc dù cây cà gai leo mới đưa vào trồng khảo nghiệm nhưng thực tế cho thấy đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nếu thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán sản phẩm luôn hấp dẫn (65 - 68 nghìn đồng/kg) như thời gian qua thì việc chuyên canh cà gai leo trên đất lúa, hoa màu không chủ động tưới được xem là một lối mở trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với địa phương thường bị khô hạn nặng này

Ông Nguyễn Văn Việt - Bí thư Đảng ủy xã Bình Định Nam cho biết, mặc dù lãnh đạo địa phương không chỉ đạo và cũng chưa có chủ trương khuyến khích nhưng trước hiệu quả kinh tế rất cao nên trong hơn một  năm nay người dân trên địa bàn xã đã ào ạt mở rộng diện tích trồng loại cây dược liệu này. Theo ông Việt, qua theo dõi, thống kê sơ bộ thì hiện nay nông dân toàn xã đã trồng tự phát hơn 28ha cà gai leo, chủ yếu trên những chân đất canh tác lúa, sản xuất hoa màu không chủ động nước tưới hoặc đất gò đồi, triền núi.

Do hệ thống hồ chứa, đập dâng, trạm bơm điện, kênh mương không đáp ứng được yêu cầu sản xuất nên mỗi vụ xã Bình Định Nam có ít nhất 50ha đất nông nghiệp không chủ động được nguồn nước tưới. Vì thế, nông dân phải bỏ ruộng hoang hoặc canh tác mang lại hiệu quả thấp, nhất là trong vụ hè thu. Tuy rằng ngành chuyên môn cũng như chính quyền cơ sở không vận động, khuyến khích nhưng trước vấn đề cây cà gai leo thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và mang lại giá trị kinh tế cao thì chắc chắn rằng trong thời gian tới nông dân nơi đây sẽ tiếp tục mở rộng diện tích.

Không chỉ người dân xã Bình Định Nam, hiện nay, rất nhiều hộ dân ở các xã khác như Bình Phú, Bình Lãnh, Bình Trị… huyện Thăng Bình cũng đã và đang tìm mua cây giống cà gai leo về trồng thử nghiệm trên những chân đất lúa và hoa màu không đảm bảo nước tưới.

Nhiều người lo ngại rằng, nếu nhà nông vội vàng đầu tư mở rộng diện tích, đến khi thương lái không thu mua cà gai leo nữa thì chắc chắn việc tiêu thụ sản phẩm sẽ hết sức khó khăn, dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, nông dân huyện Thăng Bình không mấy lo lắng vấn đề thu mua của thương lái. Chị Trịnh Thị Ký ở tổ 2, thôn Thanh Sơn cho biết: “Trước mắt thì cây cà gai leo trồng bao nhiêu thương lái đến thu mua bấy nhiêu và lợi nhuận mang lại rất cao. Nếu sau này thương lái không mua sản phẩm nữa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì lớn vì vốn đầu tư thấp. Bây giờ, mình không trồng loại cây dược liệu đó thì đất ruộng cũng bỏ hoang thôi, hoặc nếu có sản xuất lúa và hoa màu thì lại hết sức bấp bênh”.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC