Muy ch’nắc đhanuôr đhị phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ơy tợơp chóh liêm choom tri câng cha năm. Pr’đươi chr’nóh âng t’coóh bơơn thị trường đớp đươi, âng chô bh’nơơn liêm choom, bhrợ t’váih rơơm kiêng đoọng ha đhanuôr chóh tri câng.
T’coóh Phan Châu Mỹ ắt đhị khối phố 9, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam c’la chóh bhrợ tri câng ch’năm xay moon, t’coóh tợơp chóh bhrợ nắc moọt c’moo 2011 Zr’lụ chóh bhrợ âng t’coóh vêy lâng tri bào ngư đoọng cha lâng tri câng bhrợ za nươu. Tợơ lấh 5 c’moo chóh bhrợ tri, t’coóh nắc ơy k’rong pa chô, bh’rợ chóh tri nắc choom âng chô bh’nơơn z’zăng đoọng ha đhanuôr, đhơ cơnh đếêc nắc k’đháp bhlầng nắc chếêc lêy c’lâng pa câl, bhrợ ha pêê cắh choom chóh bhrợ ta bhứah. Tợơ bấc hi dưm méh pa chắp, t’coóh nắc pa chắp tước chóh tri câng ch’năm cắh cợ bonsai tu t’nơơm tri chắt vêy đhang liêm. Tợơ đếêc nắc 100 t’nơơm tri câng ch’năm bơơn ta chớih pay tợơ k’ra bhầu t’nơơm lơơng bơơn đoọng tợơp chóh lâng k’rang lêy ghít bhlầng. Tri câng nắc chắt ga găn, tu cơnh đếêc, ma nuýh chóh nắc xăl chr’đhung đớc m’ma ting cơnh a đay kiêng. Đọong vêy tri liêm choom bhlầng, nắc apêê c’nặt k’rang lêy crêê cơnh quy trình, cơnh: nhiệt độ nắc 22-23 độ C, dzệêp dzong 70-90%, nắc lêy phun đác ta luôn, ch’mệêt lêy đoọng ghít, oó đớc bha ruy pa hư tri…
K’nặ 4 c’xêê dáp tợơ chóh m’ma, chr’đhung đớc m’ma nắc ơy tợơp n’léhvân bhrôông bơơn t’moọt chóh ooy chậu cảnh k’tứi, t’moọt đhêy c’lăng lâng hi la t’viêng nắc ơy váih muy tác phẩm nghệ thuật laliêm bhlầng. Đhị cr’chăl Tết a hay, muy chậu tri linh chi cơnh đếêc pa câl lâng chr’nắp tợơ 100-250 r’bhầu đồng lâng bơơn bấc ngai kiêng đươi dua. Cắh dáp lâng zên k’rong bhrợ têng, 100 t’nơơm tri âng chô bh’nơơn lấh 10 ức đồng. T’coóh Mỹ đoọng năl cớ, tu tợơp chóh bhrợ nắc cắh pân chóh bấc, ha dợ nắc tợơ c’moo t’tun, t’coóh k’rong chóh bhrợ bấc lấh, dâng mơ 1000 t’nơơm, lâng đh’rứah chếêc lêy pazêng t’nơơm t’mêê cơnh tri câng cơnh t’nơơm tùng, tri câng ta ghê chr’gơơng… đoọng vêy bấc cơnh tri bhrợ ch’năm.
T’coóh Đặng Vinh Hùng, muy ch’nắc ch’ớh tri câng ch’nắc đhị Tam Kỳ đoọng năl, tri linh chi cắh muy bhrợ ch’năm chưng tết nắc ting cơnh xa nay phong thuỷ nắc a đoo dzợ âng chô râu pr’đoọng đoọng ha ma nuýh đươi dua, bhrợ ch’năm pa chăm đong đoọng liêm. Lấh mơ, tri câng dzợ mặ t’pấh tia xạ tợơ màn hình vi tính, tivi zooi đoọng a hêê choom g’đéch đhr’năng căng thẳng, g’lếêh g’lệêng bêl ắt bhrợ lalấh đanh đhị vi tính… bhiệc k’rang lêy t’nơơm câng zăng buôn. Ma nuýh chóh nắc lêy tưới đác ha dợ doó chếêc bón đhơ đhơ râu đoọng ha t’nơơm.
Ha dợ ting cơnh t’coóh Phan Châu Mỹ, tri linh chi bơơn chóh bhrợ cóh thiên nhiên, chóh đhị mùn cưa âng zập râu n’loong nhuum,, ủ lâng vôi lâng bột a bhoo, n’cam n’đđai.. Cắh choom phun za nươu tu cơnh đếêc doó choom váih độc tố. Tu ciưnh đếêc, ha dang kiêng zư lêy cóh môi trường liêm sạch nắc tợơ lấh bêl tri goóh, ma nuýh chóh nắc choom pếêh lâng xrắ ting c’lát k’tứi đoọng zệê âm.
T’coóh Mỹ moon: “ Ting cơnh Đông dược, tri câng tăng tăng, liêm choom bhlầng đoọng ha c’rơ tr’mông coon ma nuýh nắc cơnh zúp zooi pa liêm huyết áp, zêl cr’ay đoọng ha chắc a zân, pa xiêr độc tợơ a chắc lâng choom pa dứah cr’ay loom, zêl l’mặ…”
Xọoc đâu, zập c’moo zr’lụ chóh bhrợ âng t’coóh Mỹ chóh dâng 5000 t’nơơm bào ngư đoọng cha lâng 2000 tri câng bhrợ za nươu, lâng c’lâng bh’rợ pay ếp băn đanh, bh’nơơn âng chô 100 ức đồng. Bh’nơơn âng tri câng bâc lấh 1,5 chu t’ping lâng tri bào ngư. Ha dang k’rong chóh tri câng bhrợ ch’năm pa chăm bấc nắc bh’nơơn dưr dzoọc dal lấh 2 chu t’ping lâng chóh tri câng bhrợ za nươu. T’coóh Mỹ xay moon, lâng tri bào ngư nắc lêy bơơn, pa câl đhị dzợ t’mêê lâng buôn lưm k’đháp đắh pa câl, ha dợ tri câng nắc liêm buôn lấh tu choom pa goóh đớc đhị bấc c’moo. Pr’đươi đoọng chóh tri câng tợơ ơy bơơn pay nắc choom đoọng đươi dua bhrợ phân bón chóh tri lơơng, k’bớch zên bạc.
T’coóh Mỹ xay moon cớ: “ Đắh bh’nơơn 2000 t’nơơm tri bào ngư đoọng bh’nơơn mơ 12 ức đồng, dzợ 2000 t’nơm câng âng chô bh’nơơn 20 ức đồng. Lâng 2000 t’nơơm tri câng bhrợ ch’năm pa chăm nắc bh’nơơn tước 200 ức đồng. Đắh lơơng, ha dang bhrợ têng cơnh đhang cắh liêm nắc choom xăl bhrợ chóh tri đoọng cha. N’đhơ vêy bấc râu liêm choom, ha dợ chr’nắp bhlầng nắc ma nuýh chóh tri lêy zay, năl cơnh chóh bhrợ nắc vêy chóh bhrợ liêm choom, pazêng c’moo a hay a cu nắc ơy zúp zooi, pa choom cơnh chóh bhrợ đoọng k’nặ k’zệt pr’loọng đong đhanuôr đhị Tam Kỳ, ha dợ nâu kêi nắc dzợ mơ bơr pêê pr’loọng vêy mặ bhrợ têng”./.
Triển vọng mô hình trồng nấm linh chi kiểng
;
Một nông dân ở phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã trồng thử nghiệm thành công mô hình nấm linh chi kiểng. Sản phẩm độc đáo của ông nhanh chóng được thị trường đón nhận, mang lại lợi nhuận cao, mở ra hy vọng cho người trồng nấm linh chi.
Ông Phan Châu Mỹ ở khối phố 9, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam chủ sở hữu mô hình trồng nấm linh chi kiểng chia sẻ, ông bắt đầu bén duyên với nghề trồng nấm từ năm 2011. Cơ sở của ông trồng cả nấm bào ngư thực phẩm và nấm linh chi dược liệu. Qua hơn 5 năm trồng nấm, ông đúc kết, nghề trồng nấm có thể mang lại lợi nhuận tương đối cho nông dân, tuy nhiên khó khăn lớn nhất vẫn là tìm đầu ra cho sản phẩm, khiến họ không thể mở rộng quy mô. Sau nhiều đêm trăn trở, ông chợt nảy ra ý tưởng trồng nấm linh chi làm kiểng hoặc bonsai vì thấy nhiều cây nấm có hình dáng, thế rất đẹp, màu sắc, đường vân như vân gỗ rất bắt mắt. Thế là 100 phôi nấm linh chi kiểng tuyển chọn từ hàng ngàn phôi nấm, được đưa vào trồng thử nghiệm với chế độ chăm sóc đặc biệt. Đặc tính của nấm linh chi mọc hướng ngang, nên người trồng phải thay đổi vị trí túi giá thể (chứa phôi nấm) liên tục theo tạo hình mong muốn. Để có chất lượng nấm tốt nhất, các khâu chăm sóc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình, như: nhiệt độ phải luôn đảm bảo 22 - 30oC, độ ẩm 70 - 90%, phải thường xuyên phun sương, theo dõi, bắt sâu cho nấm…
Gần 4 tháng kể từ ngày cấy giống, túi giá thể chứa thân nấm linh chi đã trổ vân đỏ bắt mắt được cấy vào chậu tiểu cảnh, kết hợp với đá cuội trắng và mầm lá xanh đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt. Trong dịp tết vừa qua, một chậu hoa nấm linh chi như vậy bán với giá 100 - 250 nghìn đồng và được khách hàng rất ưa chuộng. Sau khi trừ các khoản chi phí, 100 phôi nấm cho thu lãi hơn 10 triệu đồng. Ông Mỹ cho biết thêm, vì bước đầu thử nghiệm nên chưa dám trồng nhiều, nhưng kể từ năm sau, ông sẽ đầu tư số lượng khoảng 1.000 phôi, đồng thời tìm tòi những mẫu tiểu cảnh mới như linh chi dáng tùng, linh chi sừng hươu… để làm phong phú thêm.
Ông Đặng Vinh Hùng, một người chơi linh chi kiểng ở Tam Kỳ cho biết, nấm linh chi không chỉ làm kiểng chưng tết mà theo quan niệm về phong thủy nó còn đem lại may mắn, trường thọ cho người sử dụng, chưng kiểng. Ngoài ra, nấm linh chi có khả năng hút tia bức xạ từ màn hình máy tính, tivi giúp con người tránh được tình trạng căng thẳng, mệt mỏi khi tiếp xúc quá lâu… Việc chăm sóc cây linh chi khá đơn giản. Người chơi chỉ cần tưới nước mà không cần phải bón bất cứ thứ gì cho cây.
Còn theo ông Phan Châu Mỹ, nấm linh chi được nuôi cấy hoàn toàn tự nhiên trong hỗn hợp gồm mùn cưa của các loại gỗ mềm, ủ với vôi và bột bắp, cám… Tuyệt đối không phun thuốc nên không có độc tố. Do đó, nếu bảo quản trong môi trường sạch thì sau khi nấm khô, người chơi kiểng có thể hái và cắt thành lát mỏng nấu nước uống.
Ông Mỹ nói: “Theo Đông dược, nấm linh chi có vị đắng, tính hàn, có nhiều công dụng đối với sức khỏe như hỗ trợ điều hòa huyết áp, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, thanh nhiệt giải độc và cải thiện bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan, thần kinh suy nhược, chống béo phì, lão hóa...”.
Hiện nay, mỗi năm cơ sở của ông Mỹ trồng khoảng 5.000 phôi nấm bào ngư thực phẩm và 2.000 phôi nấm linh chi dược liệu, theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Bình quân lợi nhuận thu được của nấm linh chi cao gấp 1,5 lần so với nấm bào ngư. Nhưng nếu trồng nấm linh chi kiểng thì lợi nhuận sẽ còn tăng gấp 2 lần so với trồng nấm linh chi dược liệu. Ông Mỹ phân tích, đối với nấm bào ngư phải thu hoạch, tiêu thụ tươi và thường gặp khó khăn về đầu ra, còn nấm linh chi có nhiều lợi thế hơn vì có thể sấy khô bảo quản nhiều năm. Nguyên liệu trồng nấm linh chi sau khi thu hoạch có thể tận dụng để làm phân bón trồng nấm khác, tiết kiệm được chi phí.
Ông Mỹ chia sẻ thêm: “Về lợi nhuận, 2.000 bịch phôi nấm bào ngư cho lãi khoảng 12 triệu đồng, còn 2.000 bịch phôi nấm linh chi cho lãi đến 20 triệu đồng. Và 2.000 bịch phôi linh chi kiểng có thể cho lãi đến 200 triệu đồng. Mặt khác, nếu tạo dáng linh chi kiểng không như ý, có thể chuyển sang trồng nấm linh chi thương phẩm. Dù có nhiều ưu điểm nhưng quan trọng nhất là người trồng nấm phải kiên trì, am hiểu kỹ thuật và đặc tính của nấm thì mới thành công, những năm qua tôi đã hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho gần chục hộ nông dân ở Tam Kỳ nhưng hiện chỉ có vài hộ còn bám trụ được”
Viết bình luận