C’lâng bh’rợ xơợng bhrợ b’băn liêm ha bh’rợ băn a óc yêm têêm ting pr’loọng đong băn
Thứ ba, 00:00, 30/05/2017

 

     C’lâng bh’rợ xơợng bhrợ b’băn liêm ting pr’loọng đong băn ( VietGAHP pr’loọng đong băn) nắc đợ cr’đhơợng xa nay, c’lâng bh’rợ ma pr’choom đoọng k’dhơợng nhâm râu yêm têêm chất lượng bh’nơơn bh’năn, cơ rơ âng ma nưih b’băn lâng ma nứih đươi dua, zư lêy môi trường lâng bơơn năl bhnơơn ghít đhị ooy.

      Đợ c’lâng bh’rợ cơnh đâu:

     1. Đhị đhăm bhrợ, c’bhúh pr’đươi pr’dua đong c’roọl lâng pr’đươi b’băn

    Đhăm chóh bhrợ đong bh’năn, zr’lụ băn a óc nắc choom liêm glặp lâng pr’đơợ la lua âng ting pr’loọng băn lâng choom ặt ch’ngai đhị ặt ma mông lâng đác đươi dua âng ma nứih.

   Đong bh’năn choom vêy g’roong groong cạch cắh cậ g’roong cha groong lâng zr’lụ rơớt đhr’năng ma nứih cắh cậ acoon bh’năn lơơng moọt lúh ta luôn, vêy c’riing p’loọng moọt la lay, vêy boọng buôn khử trùng cắh cậ ra pặ pr’đươi pr’dua khử trùng cóh c’riing p’loọng lúh moọt.

    Đong băn choom k’dhơợng nhâm: Léh đong cắh choom c’tiêr, cắh choom t’nong đác, buôn príh doóh. C’bhúh z’để, chr’tộp, za để đong c’roọl nắc choom k’đhơợng nhâm dóo u ha ruôi, clấp, doó crêê trắh boo, đác êế đhó choom bhrợ crêê cơnh cr’noọ xay bhrợ lâng quy mô cr’năn a óc bơơn băn.

    Vêy pr’đươi pr’dua  đươi dua la lay ha zr’lụ băn. Apêê pr’đươi pr’dua n’nâu nắc muy choom đươi dua dhị zr’lụ băn lâng cắh đươi za zum đoọng ha cr’noọ la lay cóh lơơng zr’lụ băn.

Pr’đươi pr’dua bặt ang, đèn chụp pa ngăn lâng apêê pr’đươi pr’dua điện n’lơơng choom bơơn zư lêy ha voóh, pr’tóh… đoọng k’dhdơợng nhâm râu yêm têêm đoọng ha ma nứih đươi dua lâng acoon bh’năn.

     2. M’ma lâng k’dhơợng lêy m’ma

    A óc m’ma choom năl ghít tơợ ooy. M’ma choom bhréh k’rơ lâng bơơn tiêm cha groong zấp prang apêê vắc xin liêm glặp lâng rúh a óc ting quy định âng thú y.

    M’ma a óc t’mêê chô t’moọt băn choom băn đớc la lay lâng xrắ zấp lứch đợ c’léh cr’ay âng acoon m’ma cóh cr’chăl băn đớc la lay.

   Cắh băn a óc đh’rứah lâng apêê a óc n’lơơng cóh muy đong; cắh băn a óc lâng apêê bh’năn râu lơơng.

     3. Ch’na lâng k’đhơợng lêy ch’na

    Ch’na choom năl ghít vêy tơợ ooy ( đhị pa câl, đhị bhrợ têng…) ghít liêm, dzợ choom đươi dua. Ch’na  c’coọc nắc choom vêy râu pa choom pa zum lúc đoọng ha ting râu a óc; ch’na zấp râu nắc vêy c’léh liêm glặp lâng ta moon. Cóh bh’rợ lúc z’nươu ooy ch’na, choom ch’mêệt lêy crêê c’bhúh z’nươu, đươi dua ting c’lâng pa choom đoọng âng đong bhrợ têng lâng choom xrắ đớc zấp prang ting quy định.

    Ch’na, pr’đươi ch’na b’băn choom vêy dhị đoọng k’đhơợng lêy la lay cơnh, goóh đh’hi. Choom vêy c’lâng bh’rợ cha groong, c’chêệt a mó lnag apêê râu a mít a ling buôn cắp cha.

      4. Đác ộm lâng c’bhúh chr’hooi đác

    Đác ộm choom bhrợ crêê ting cr’noọ âng zấp râu a óc; đợ đác nắc choom k’đhơợng nhâm chất lượng, liêm vệ sinh ( cơnh: đác đươi dua; đác máy; đác âi bơơn bhrợ bhr’lậ crêê cơnh k’đươi moon…).

    Ta luôn ch’mêệt lêy c’bhúh đoọng đác ( pa zêng a bóc đác, cr’độ đác, c’lang, tr’đuốh đác ộm…) k’dhơợng nhâm cbhúh n’nâu doó nha nhự, doó dzrim hooi.

Cắh đớc đác nha nhự, đác rao đong c’roọl hooi ooy lơơng, tơợ ô đong c’roọl n’nâu dzang ooy ô đong c’rool n’lơơng, lâng cắh choom cha hooi trực tiếp ooy môi trường. choom vêy c’bhúh k’rong k’tom bhrợ bhr’lậ đác nha nhự đong c’roọl la lay.

      5. Bh’rợ thú y lâng vệ sinh thú y

    Vệ sinh đong c’roọl: Zấp t’ngay príh doóh, k’rong k’tom râu x’xring lâng đác nha nhự. Ta luôn tal xraach c’bhúh nh’nhúc bh’bhơi đăn toor đong c’roọl, tắc pa hooi z’roóh đác.

   Khử trùng đong c’roọl: Xơợng bhrợ pa liêm đong c’roọl, apêê pr’đươi pr’dua bh’năn bêl đơơng t’moọt băn ting crêê quy định. Vệ sinh, khử trùng đong c’roọl, apêê pr’đươi pr’dua b’băn  cơnh xang bêl xăl cr’năn/ đơơng pa câl lâng đớc na noóh c’roọl hắt bhlâng 7 t’ngay. Ta luôn phun z’nươu khử trùng zấp prang đhăm toor zr’lụ đong băn.

    Ch’mêệt lêy zr’lụ băn, zư lêy pr’đươi pr’dua, tiêm cha groong pr’lúh, đươi dua z’nươu thú y. Zấp râu z’nươu thú y, z’nươu kháng sinh bêl câl lâng đươi dua choom ch’mêệt xơợng ting cơnh pa choom âng đong bhrợ têng lâng âng bác sĩ thú y. Choom vêy dhị zư đớc z’nươu la lay.

    K’đhơợng lêy pr’lúh cr’ay: Cóh bh’rợ dưr váih pr’lúh cr’ay, c’la đong băn choom xay trúih đơớh lâng cơ quan chuyên ngành thú y cắh cậ chính quyền vel đong lâng xay bhrợ a óc crêê pr’lúh ting cơnh  râu k’đhơợng xay âng chuyên môn thú y, dh’rứah lâng vêy xrắ đớc ting quy định.

      6.Xrắ lêy, zư đớc hồ sơ

    Choom vêy số xrắ đớc záp râu bh’rợ tr’nêng cóh cr’chăl băn ( tơợ bh’rợ t’moọt băn, câl lâng đươi dua ch’na, đhr’năng c’rơ, tiêm cha groong zư pa dứah cr’ay… lâng bhrợ pa glúh pa câl bh’nơơn ting rúh a óc la lay) ting quy định.

    C’bhúh bha ar xrắ đớc âng c’la pr’loọng băn choom ghít liêm lâng choom bơơn zư đớc hắt bhlâng 1 c’moo dáp tơợ t’ngay a óc bơơn pa câl cắh cậ đơơng âng ooy lơơng…./.

 

QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT

 CHO CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ

                                                   Theo TT Khuyến nông Quốc gia

 

     Quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ (VietGAHP) là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm gia súc, gia cầm, sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

      # Những quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ bào gồm:

     1. Vị trí, hệ thống hạ tầng chuồng trại và thiết bị dụng cụ chăn nuôi

    Vị trí xây dựng chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi lợn phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ và phải tách biệt với nơi ở và nguồn nước sinh hoạt của người.

    Chuồng nuôi phải có tường bao kín hoặc hàng rào kín ngăn cách với khu vực xung quanh, tránh người hay động vật khác ra vào tự do, có cổng ra vào riêng, có hố khử trùng hoặc bố trí phương tiện khử trùng ở cổng ra, vào.

   Chuồng nuôi phải đảm bảo: Nền chuồng không trơn trượt, không đọng nước, dễ làm vệ sinh. Hệ thống tường, mái, rèm che chuồng phải đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, tránh được gió lùa và dễ làm vệ sinh. Nên có hố khử trùng tại cửa mỗi dãy chuồng nuôi.

Khu vực xử lý chất thải, nước thải cần tách biệt với chuồng nuôi chính. Công suất của hệ thống xử lý chất thải, nước thải phải đáp ứng nhu cầu xử lý đối với quy mô đàn lợn được nuôi.

    Có dụng cụ, thiết bị dùng riêng cho khu chăn nuôi. Các dụng cụ thiết bị này chỉ được sử dụng tại khu vực chăn nuôi và không dùng chung cho các mục đích khác ngoài khu chăn nuôi.

   Thiết bị chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ, thiết bị điện khác nên được bảo vệ chống vỡ, chống cháy nổ… nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và vật nuôi.

     2. Giống và quản lý giống

    Lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Con giống phải khỏe mạnh và được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phù hợp với lứa tuổi lợn theo quy định của cơ quan thú y.

    Lợn giống mới nhập về cần được nuôi cách ly riêng và ghi chép đầy đủ các biểu hiện bệnh lý của con giống trong quá trình nuôi cách ly.

    Không nuôi lẫn các lứa lợn khác nhau trong cùng ô chuồng; không nuôi chung lợn với các loài vật khác.

     3. Thức ăn và quản lý thức ăn

   Thức ăn phải có xuất xứ (địa chỉ nơi bán, đơn vị sản xuất…) rõ ràng, còn hạn sử dụng.          Thức ăn đậm đặc phải có hướng dẫn phối trộn cho từng loại lợn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh phải có dấu hợp quy. Trong trường hợp trộn thuốc vào thức ăn, phải kiểm tra đúng chủng loại thuốc, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải ghi chép đầy đủ theo quy định.

    Thức ăn, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cần có nơi để bảo quản riêng biệt, khô ráo. Nên có các biện pháp ngăn ngừa, diệt chuột và các loại côn trùng gây hại.

     4. Nước uống và hệ thống cấp, thoát nước

    Nước uống phải đáp ứng đủ theo nhu cầu của từng loại lợn; nguồn nước phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh (như: nước dùng sinh hoạt; nước máy; nước đã qua xử lý đạt yêu cầu…).

    Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước (bao gồm bể chứa, bồn chứa, đường ống dẫn, máng uống…) đảm bảo hệ thống không bị ô nhiễm, không bị rò rỉ.

    Không để nước thải, nước rửa chuồng chảy tràn từ ô chuồng này sang ô chuồng khác, từ chuồng này sang chuồng khác và không được thải trực tiếp nước thải ra môi trường. Nên có hệ thống thu gom xử lý nước thải, nước rửa chuồng riêng.

      5. Công tác thú y và vệ sinh thú y

    Vệ sinh chuồng trại: Hàng ngày quét dọn, thu gom chất thải rắn và chất thải lỏng. Định kỳ phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh.

    Khử trùng chuồng trại: Thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi trước khi đưa lợn vào nuôi theo đúng quy định. Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi ngay sau khi chuyển đàn/xuất bán và để trống chuồng ít nhất 7 ngày. Định kỳ phun thuốc khử trùng toàn bộ diện tích xung quanh khu vực chuồng nuôi.

    Kiểm soát khu vực chăn nuôi, bảo hộ lao động, tiêm phòng, sử dụng thuốc thú y: Tất cả các loại thuốc thú y, thuốc kháng sinh khi mua và sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ dẫn của các bác sỹ thú y. Nên có nơi bảo quản thuốc riêng biệt.

    Quản lý dịch bệnh: Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc chính quyền địa phương và tiến hành xử lý lợn bệnh theo sự chỉ đạo của chuyên môn thú y, đồng thời phải có ghi chép theo quy định.

      6 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ

     Phải có sổ ghi chép và ghi chép đầy đủ tất cả các hoạt động trong quá trình chăn nuôi (từ khâu nhập con giống, mua và sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe, tiêm phòng, điều trị bệnh… và việc xuất bán sản phẩm cho từng lứa riêng biệt) theo quy định.

 Hệ thống sổ sách ghi chép của chủ hộ phải rõ ràng và cần được lưu giữ ít nhất 01 năm kể từ ngày đàn lợn được xuất bán hay chuyển đi nơi khác…/.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC