Xọoc đâu, cóh prang k’tiếc k’ruung hêê ơy bấc ngai bhrợ têng c’rọol băn a đhắh. Vêy đhị đợ a đhăh bấc tước k’ha riêng, k’ra bhầu p’nong, vêy pr’loọng đong băn 2-3 p’nong cung bấc pa bhlầng. Lệê a đhắh đha hưm yêm, bấc x’naanh, doó bấc n’xiêng, đợ cholesterol doó bấc tu cơnh đếêc nắc ngai kiêng dua. Zên bạc k’rong băn a đhắh doó lấh bấc, zên chr’na bh’năn m’bứi, cr’chăl băn ếp, zêl cr’ay k’rơ, doó lấh váih pr’lúh.. tu cơnh đếêc buôn băn. Tu bấc ngai kiêng đươi dua âng thị trường đắh lệê a đhắh nắc ơy t’pấh bấc ngai k’rong băn.
* Pr’đợơ c’léh lâng cơnh chớih m'ma:
A đhắh crâng lai đa đấh, dzung dal lâng k'tứi, móh dal, cluôi đấh dal, lệê bấc xa nanh. Bêl dưr pậ, p'nong bhong clợơng 50-70kg, p'nong căn rứah clợơng 30-40kg.
Đoọng vêy cr'năl a đhắh lai pậ liêm nắc chớih pay pazêng m'ma vêy a cọ k'tứi mơ đhiệp, đha đhưa moọt ooy loom, a chắc pậ, đa đấh, xoóc liêm, puôn bệê dzung c'rơ...
* Croolj băn:
Chớih pay lâng bhrợ đhị k'tiếc bôl dal, choom chóh n'loong lâng vêy tu đác liêm sạch đoọng băn a đhắh lai. Băn cóh c'rọol cắh cợ băn p'lóh, vêy g'roong groong. Zr'lụ c'rọol ch'ngai tợơ zr'lụ đhanuôr ắt lâng c'lâng lướt ra véch. Groong lâng lưới nam B40 váih cơnh c'rọol băn tự nhiên vêy bha nên nhâm mâng.
C'rọol băn bhứah 50-100m2, p'nong bhong m'ma băn lalay nắc c'rọol băn bhứah tợơ 5-10m2, dal lấh 2,5m, áih l'thai, liêm sạch.
* Cơnh băn:
Đọong a đhắh lai cha crêê giờ, cha 2 chu cóh zập t'ngay, đhâng lâng hi bu. Bh'năn năc bhơi, n'loong lâng bh'năn tinh (ngũ cốc, p'lêê p'coo, m'bhộc, riáh n'loong), muối khoáng (bloo t'pếêh, k'tiếc tệêt...).
Oó đoọng a đhắh lai cha bh'năn dinh dưỡng nắc bhrợ lệê a đhắh cắh dzợ cơnh lệê a đhắh lâng buôn váih pr'zruốh.
Ta luôn pa liêm pa sạch c'rọol, rao cr'độ ch'na bh'năn.
* Cơnh đương zêl cr'ay:
A đhắh lai buôn lưm cr'ay cơnh đâu: dịch tả, tụ huyết trùng, bhíh buum boóp tr'ploóc chr'coóp... Tu cơnh đếêc, lêy tiêm phòng lâng tẩy a muốt crêê cr'chăl...
KINH NGHIỆM NUÔI LỢN RỪNG LAI
Hiện nay, trên cả nước đã có nhiều người lập trang trại nuôi heo rừng. Có nơi số lượng heo rừng lên đến hàng trăm, hàng nghìn con, số nuôi lẻ tẻ vài ba con trong gia đình cũng không phải là ít. Thịt heo rừng thơm ngon rất đặc trưng, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Chi phí đầu tư nuôi heo rừng không lớn, tiêu tốn ít thức ăn, thời gian nuôi ngắn, sinh sản tố, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh … nên dễ nuôi. Do nhu cầu và giá cả của thị trường về thịt heo rừng đã thu hút nhiều người đầu tư để nuôi heo.
* Đặc điểm và chọn giống:
Lợn rừng lai nhanh nhẹn, chân dài và nhỏ, mõm dài, răng nanh phát triển, thịt nhiều nạc. Khi trưởng thành, con đực nặng 50-70kg, con cái nặng 30-40kg.
Để có đàn lợn rừng lai tốt cần chọn những con giống có đầu thanh, ngực sâu, mình nở, nhanh nhẹn, lông mịn, bốn chân chắc khỏe…
*Chuồng trại:
Chọn chỗ đất cao, có thể trồng cây và có nguồn nước sạch để nuôi lợn rừng lai. Nuôi nhốt trong chuồng hoặc thả rông, có rào chắn xung quanh. Khu chuồng trại cần cách xa khu dân cư và đường giao thông. Vây lưới thép B40 thành các chuồng nuôi tự nhiên, có móng kiên cố.
Chuồng nuôi rộng từ 50-100m2, con đực giống phải nuôi riêng chuồng rộng từ 5-10m2. Chuồng phải có mái che, cao trên 2,5m, thông thoáng, sạch sẽ.
*Nuôi dưỡng:
Cho lợn rừng lai ăn đúng giờ, ngày 2 bữa sáng và chiều.Thức ăn thường là cỏ cây và thức ăn tinh (ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây), muối khoáng (tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm…).
Không nên cho lợn rừng lai ăn thức ăn giàu dinh dưỡng sẽ làm cho thịt lợn không còn là thịt lợn rừng và lợn có thể mắc bệnh tiêu chảy.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, rửa máng ăn, máng uống.
*Phòng bệnh:
Lợn rừng lai thường gặp một số bệnh như: dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng… Do đó, cần tiêm phòng và định kỳ tẩy giun sán…/.
Theo TTXVN
Viết bình luận