Tước 3 phút nắc vêy 1 cha nắc lâh chệêt bil tu đội quỵ
Ting cơnh Tổ chức y tế bha lang k’tiếc, đột quỵ nắc c’leh xoọc tr’nợơp vêy cơnh lalay tu tợơp n’leh âng đột quỵ crêê tước rau ca ay âng a bục (buôn nắc đhị zr’lụ ặt), ặt lâh 2 t’ngay căh cợ ma nuyh lâh chệêt bil lalăm 2 t’ngay. Pazêng c’leh thần kinh zr’lụ ặt nâu nắc lêy đhị zr’lụ a bục crêê cr’ay, căh dáp lâng đhr’năng bhrêy.
Đột quỵ nắc 1 coh 10 rau tu bhrợ vaih đhr’năng chệêt bil lâng khuých goo bấc bhlầng cơnh xoọc đâu. K’dâng lêy, lâh 50% ma nuyh căh dzợ ma mông lâng 90% đợ ma nuyh dzợ ma mông tợơ lâh đột quỵ nắc ặt ma mông lâng đhr’năng căh liêm đăh thần kinh lâng pa gớt a chắc a zân.
Bấc ngaimoon, đột quỵ nắc dưr vaih đhị apêê t’ha, ha dợ nắc đoo pr’chăp căh crêê tu zập đoo tuh cung buôn crêê đột quỵ. Pa bhlầng, ting t’ngay ting bấc lang p’niên crêê cr’ay nâu. Cr’ay dưr vaih pâm bhroọt bêl a ham căh choom tước a bục, tu cơnh đếêc nắc k’đhap đoọng cha groong, k’đhợơng zư. Apêê đhr’năng bhrợ vaih đột quỵ, choom dap tước cơnh: cr’ay da dul, cholesterol bấc, huyết dap dal, đái tháo đường, puih chrộ coh a chắc tr’xăl pâm bhroọt,…
Đợ apêê đột quỵ coh hân noo ha ọt ting bấc lâh mơ
Ting cơnh muy pa chăp lêy bhrợ têng đhị bệnh viện Đại học Jena đhị Thuringia, miền trung k’tiếc k’ruung Đức, pleng k’tiếc cha kệêt choom bhrợ đhr’năng đột quỵ bấc tước 30%. Đhr’năng nâu n’leh đhị pazêng apêê k’tiếc k’ruung coh bha lang k’tiếc. Đhị k’tiếc k’ruung hêê, coh pazêng c’xêê hân noo ha ọt, đợ apêê crêê đột quỵ moọt viện bơơn năl dzoóc tước 10-15% t’ping lâng t’ngay c’xu.
Coh muy pr’chăp bh’rợ liêm choom, apêê bơơn lêy nắc nhiệt độ xiêr 5 độ C bhrợ đhr’năng đột quỵ dzoóc 7%. Đhr’năng nâu nâu bơơn ta moon nắc đhị pleng k’tiếc cha kệêt, c’lâng a ham căh lâh liêm, c’lâng a ham k’tứi lâh. Đh’rưah lâng đếêc, bele pleng cha kệêt bhlầng a ham ting coọc lâh. Nắc 2 rau đếêc bhrợ vaih đhr’năng cọoc a ham. Ha dang a ham nâu hooi ooy a bục lâng k’đoọng đhị zr’lụ c’lâng a ham k’tứi nắc bhrợ k’đệêng a ham căh choom hooi, vaih đhr’năng ta bhuch a ham, dinh dưỡng lâng a xy mọot ooy a bục. Bêl đếêc, apêê tế bào a bục căh zập dinh dưỡng lâng oxy chệêt r’dợ. Đhr’năng nâu bơơn đớc nắc đột quỵ a ham căh choom tước a bục.
Pa bhlầng, ma nuyh t’cooh t’ha xoọc ặt đhị đhr’nuum ngăn ha dợ pâm bhroọt dưr dzoọng nắc buôn cha kệêt a chắc, xang đếêc lướt pr’noong muy chu dzợ bil nhiệt, a chắc dưr chriệt bhrợ a ham coh a chắc ting coọc, huyết áp dưr dzoóc dal pâm bhroọt. Đhr’năng nâu buôn vaih tước apêê đhr’năng cơnh: tan jeh c’lâng a ham hooi ooy abục, k’đệêng a ham coh da dul. Ha dang căh bơơn cấp cứu pa đâh, ma nuyh ca ay đột quỵ buôn chệêt bil căh cợ nắc zâng lâng đhr’năng ngân pa bhlầng.
Bhrợ têng cơnh ooy đoọng cha groong đột quỵ bêl pleng cha kệêt?
Đọong cha groong đột quỵ coh hân noo ha ọt, apêê chuyên gia y tế moon pa rớơt zập cha nắc nắc lêy zư pa ngăn a chắc, oó lâh gluh ooy nguôi bêl pleng cha kệêt bhlầng, g’đech g’luh đhí pâm bhroọt, oó pr’hân gluh ooy nguôi bêl tợơp dưr tợơ bêch, g’đech đhr’năng cha kệêt a chắc pâm bhroọt, oó họom coh ha dưm căh cợ họom lalâh đanh đoọng cha groong đhr’năng sốc nhiệt…
Zập cha nắc cug lêy pa ghit, bêl dưr đăh bêch bêl ra diu căh cợ lướt pr’noong bêl ha dưm, đâh ta rướp, oó pr’hân đh’lâh đhr’nuum lâng gluh ooy nguôi, lâng tớt coh giường m’xị, pa gớt 3-5 phút đoọng a chắc chrộ r’dợ.
M’jưah lâng đếêc, zập cha nắc lêy âm cha crêê cơnh, zập chất đoọng tệêm ngăn a chắc zập c’rơ đoọng cha groong cha kệêt, pa xoọng zập rau Vitamin A, C zooi pa dưr c’rơ cha groong ca ay, oó ha vil pazêng bh’rợ pa gớt a chắc a rang ta luôn đoọng pa dưr dal c’rơ.
Lâh mơ, đoọng cha groong đột quỵ coh hân noo ha ọt, apêê chuyên gia cung moon pa rớơt zập cha nắc lêy pa xọong apêê pr’đươi zooi cha groong ca ay vêy tơơm riah tợơ crâng ca coong./.
Phương pháp phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh
(Suckhoedoisong.vn)
Một nghiên cứu Cho thấy rằng, khi nhiệt độ giảm 5 độ C, tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng thêm 7%. Như vậy, nguy cơ mắc đột quỵ vào mùa đông cao hơn so với các mùa khác. Vậy làm thế nào để phòng tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng tổn thương não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phụ thuộc vào vùng não bị tổn thương, loại trừ nguyên nhân chấn thương.
Đột quỵ là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu hiện nay. Ước tính, ở nước ta mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, hơn 50% người bệnh tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.
Nhiều người cho rằng, đột quỵ chỉ xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên đó là suy nghĩ sai lầm vì bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị đột quỵ. Đặc biệt, ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh này. Bệnh xảy ra đột ngột khi dòng máu cung cấp lên não bị ngưng trệ do vỡ hoặc tắc mạch máu, do đó rất khó để kiểm soát. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ có thể kể đến như: Bệnh lý tim mạch, cholesterol cao, tăng huyết áp, stress kéo dài, đái tháo đường, nhiệt độ thay đổi đột ngột,...
Tỷ lệ đột quỵ gia tăng vào mùa đông
Theo một nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Đại học Jena ở Thuringia, miền trung nước Đức, thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Nguy cơ này xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, trong những tháng mùa đông, số lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện được ghi nhận tăng 10-15% so với ngày thường.
Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt, người ta nhận thấy rằng nhiệt độ giảm 5°C làm tăng tỷ lệ đột quỵ thêm 7%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được lý giải rằng, dưới thời tiết lạnh, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch co lại và hẹp hơn. Đồng thời, khi nhiệt độ xuống thấp, máu có xu hướng cô đặc. Chính hai yếu tố co mạch và máu cô đặc hơn làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông. Nếu chúng di chuyển lên não và kẹt lại ở khu vực lòng mạch hẹp sẽ làm tắc mạch máu, dẫn tới việc cung cấp máu, dinh dưỡng và oxy lên não bị gián đoạn. Khi đó, các tế bào não không đủ dinh dưỡng và oxy sẽ dần hoại tử. Tình trạng này được gọi là đột quỵ nhồi máu não.
Đặc biệt, người cao tuổi đang ở trong chăn ấm mà đứng dậy sẽ dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch máu co lại, huyết áp tăng cao đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh đột quỵ có thể tử vong hoặc phải gánh chịu những di chứng hết sức nặng nề.
Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh?
Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên giữ cho cơ thể đủ ấm, hạn chế đi ra ngoài đường khi nhiệt độ quá thấp, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài ngay khi thức dậy, tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm quá khuya hoặc tắm quá lâu để ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt,...
Mọi người cũng cần lưu ý, khi tỉnh giấc buổi sáng hoặc vệ sinh lúc đêm khuya, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi.
Bên cạnh đó, mọi người nên thực hiện chế độ ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng chống rét, bổ sung các loại vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, không quên có những hoạt động rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, để phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông, các chuyên gia cũng khuyên mọi người nên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ phòng bệnh có nguồn gốc từ thiên nhiên./.
Ảnh: Minh họa
Viết bình luận