Cr’ay trầm cảm-Đợ rêên cắh bơơn xơợng
Thứ tư, 00:00, 23/09/2020
Mơ ooy cr’chăl cắh mơ đenh, Hà Nội nắc lêy vêy đợ apêê chêết bil tu apêê tự c’chêết c’la đay, bấc lêy nắc apêê p’niên. Cơnh đêếc, hâu tu dưr váih cơnh đêếc? Tu zr’nắh k’đhạp ooy bh’rợ tr’nêng, pr’ắt tr’mung ha dợ bhrợ apêê cơnh đêếc, hay vêy râu lơơng dzợ dưr váih tu bhiệc k’ay loom cơnh đêếc?

 

“Ting xơợng c’la đay cơnh ngoọ ha tộ ooy giếng, cắh ngai bơơn xơợng râu t’đang moon trông dấc âng đay, cắh năl năl pr’zợc ặt ha cóh. Vêy 2 c’lâng đoọng ađay lêy lướt, mưy nặc ting ặt p’lơớp ngoọp cóh cr’loọng giếng, 2 nặc tự dưr dzoọc.” Nắc râu xay moon âng Nguyễn Hương Ly bêl xay moon ooy cr’chăl lêy ặt zâng zr’nắh lâng bhiệc trầm cảm ooy 5 c’moo. Cắh vêy bấc ngai năl, mưy pân đil chuyên viên buôn prá xay, bhriêl ta bách, Ly nắc vêy cr’chăl ặt zâng k’đoong, k’noọ lêy cắh mặ dưr zi lấh: “Bhiệc nâu dưr váih bêl acu tơợp học pr’lứch cấp 3. Acu crêê ta g’lợc đắh bhiệc tr’kiêng. Bêl đêếc acu lêy ta u loom, mốp lết lâng k’conh k’căn, k’pân pr’zợc chấc xay moon zâp cơnh. K’conh k’căn cu cung k’rang lêy ha cu bấc, hân đhơ cơnh đêếc, bêl đêếc acu k’pân zâp râu. Bấc bêl chấc k’noọ lêy, dưr váih zâp râu mốp bênh bhrợ cắh choom mặ p’hơơm lâng cung vêy bêl k’noọ tước bhiệc chêết bil.”

Hương Ly cắh nặc mưy manứih cơnh đêếc a’năm, ặt zâng lâng bhiệc trầm cảm, k’noọ tước bhiệc tự lêệng c’chêết. Hoàng Hà, 23 c’moo, bêl 3 c’moo l’lăm ahay cung ặt zâng lâng bhiệc trầm cảm cơnh đâu. Mưy ađoo lướt ooy thành phố ga mắc, bhrợ năl, ặt mamung lâng pr’ắt tr’mung t’mêê, học tập lâng bhrợ bhiệc zêng t’mêê, nắc râu zr’nắh k’đhạp lâng Hoàng Hà: “Bêl đêếc acu tự ta moóh hâu tu zâp ngai ặt mamung bhui har, têêm ngăn, ha dợ ađay nắc cắh choom ặt pazưm đh’rứah. Vêy bấc bêl cắh kiêng ặt lưm zâp ngai cắh cậ liên lạc lâng ngai, cắh kiêng lưm, kiêng bhrợ n’hâu. Zâp ngai ta moóh t’prá lâng cu nắc acu lêy k’bhroonh xơợng, bấc bêl mốp loom. Lêy cắh choom ặt pazưm đh’rứah lâng apêê lơơng, xã hội.”

Cơnh ngoọ ha tộ c’lâm ooy mưy boọng k’năm ha dợ cắh năl cơnh chấc lêy choom mặ dưr, zr’nắh k’đhạp zâp râu… nắc đợ râu trầm cảm dưr váih. Nâu đoo cung nặc râu tu bhrợ tước bhiệc tự lêệng c’chêết c’la đay ting t’ngay ting bấc. đợ mơ lêy cha mêết đoọng lêy đhị Việt Nam zâp c’moo vêy 36.000 manứih tự lêệng c’chêết tu trầm cảm. Mơ 30% dân số vêy đợ cr’ay xươl bhri, ooy đâu 25% nắc trầm cảm. Đợ mơ bấc âng trầm cảm bêl ahay nắc 60-65 c’moo, hân đhơ cơnh đêếc, xoọc đâu nắc 18-35 c’moo, lấh mơ nắc p’niên lấh mơ.

Ting cơnh PGS.TS Phạm Mạnh Hà-chuyên gia tư vấn đắh tâm lý ĐHQG Hà Nội moon, xoọc đâu dzợ bấc cơnh xay moon đắh trầm cảm. Đợ râu tu buôn lêy ooy apêê p’niên trầm cảm nắc tu đợ lưm zr’nắh k’đhạp ooy pr’ắt tr’mung, đợ râu k’đhạp cắh choom xay moon liêm ghít, đenh đươnh cắh choom zư pa dứah. Bấc lêy ha dang crêê cr’ay, bấc apêê p’niên zêng tự ặt zâng lâng trầm cảm. Bhiệc nâu bhrợ đợ mơ apêê crêê cr’ay coh p’niên ting t’ngay ting bấc, bêl apêê trầm cảm cắh bơơn râu zooi zup đấh loon lâng đhr’năng cr’ay ting đanh. Hân đhơ cơnh đêếc, pr’loọng đông nắc vêy bh’rợ chr’nắp lâng c’rơ tr’mung âng đha đhâm c’moor, p’niên xa dơơr, tơợ bêl apêê pr’zợc tơợp lêy pa liêm tâm lý: “Bhiệc zư lêy đắh tinh thần, râu lướt đh’rứah lâng năl ghít âng k’căn k’conh. Bêl k’coon lưm zr’nắh k’đhạp, ha dang k’căn k’conh năl ghít nắc vêy đợ cơnh lêy bhrợ liêm glặp. Hân đhơ cơnh đêếc, lâng pr’loọng đông ặt tr’lun tr’vay, toóh cha, bấc k’căn k’conh nắc bhrợ k’coon lêy bhrợ râu cắh liêm crêê.”

Tu cơnh đêếc, ting cơnh chuyên gia Phạm Minh Hà, râu pazưm pấh bhrợ âng zâp đắh cơnh pr’loọng đông-xã hội, y tế lâng giáo dục ooy zâp xa nay bh’rợ đắh c’rơ ha đha đhâm c’moor p’niên xa dơơr nắc đoo chr’nắp: “Lalua lêy lâng đợ apêê trầm cảm, nắc mưy vêy râu zooi zúp âng pr’loọng đông, pr’zợc lâng bhúh xoọng. Hân đhơ cơnh đêếc, bhiệc p’too pa choom đắh c’rơ tâm lý, tinh thần cóh nhà trường chr’nắp bhlâng. Ha dang apêê ađhi học sinh bơơn ra văng c’năl bh’rợ, a’chặc a’rang, đợ ha y nắc lưm đợ xa nay bh’rợ crêê tước trầm cảm âng apêê năl cơnh bhrợ têng.”

Za nươu chr’nắp bhlâng lâng manứih trầm cảm nắc râu tr’pác tơợ pr’loọng đông, pr’zợc lâng xã hội. Tu cơnh đêếc, cắh mưy đợ bhiệc bhrợ k’conh, k’căn, giáo viên đắh bhiệc pa dứah đoọng ha manứih trầm cảm nắc zâp ngai ahêê cung lêy tr’xăl cr’noọ bh’rợ cóh xã hội xoọc đâu, pa chô apêê chô lâng râu bhui har cơnh t’ngay bêl lơơng. Đoọng oó ngai ta lơi đắh hoọng./.

 

Căn bệnh trầm cảm – Những tiếng khóc không thành tiếng

                                             CTV Khánh Hà

Chỉ trong 1 thời gian ngắn, Hà Nội liên tiếp ghi nhận những ca tử vong được nghi là do tự tử, phần lớn là của người trẻ. Vậy, điều gì đang xảy ra với họ? Liệu, có đơn thuần chỉ do áp lực công việc, cuộc sống khiến họ đưa ra quyết định như vậy, hay còn 1 yếu tố nào khác đằng sau những câu chuyện thương tâm?

"Cái cảm giác như bạn bị rơi xuống 1 cái giếng, không ai nghe được tiếng bạn kêu cứu, không ai biết bạn đang ở đâu. Bạn chỉ có 2 lựa chọn, 1 là chấp nhận mãi nằm lòng giếng, 2 là tự trèo lên”. Đó là những chia sẻ của Nguyễn Hương Ly khi kể về giai đoạn cô phải đối diện với trầm cảm kéo dài suốt 5 năm. Ít ai biết rằng, một cô chuyên viên tư vấn với vẻ hoạt náo, lanh lợi, Ly lại từng có thời gian rơi vào bế tắc, tưởng chừng như không thể vực dậy:“Mọi chuyện có lẽ bắt đầu từ khi mình học cuối cấp 3. Mình… bị lừa trong chuyện tình cảm. Lúc đó mình cảm thấy rất xấu hổ, cảm thấy có lỗi với bố mẹ, sợ bạn bè dè bỉu đánh giá. Bố mẹ mình không phải là quá thiếu quan tâm đến con cái, nhưng lúc đó mình sợ tất cả mọi thứ. Đến nỗi nhiều khi mình cảm tưởng sự bí bách khiến mình không thể thở được và cũng có lúc mình nghĩ tới cái chết”

Hương Ly không phải là trường hợp duy nhất đối mặt với trầm cảm và nghĩ đến tự tử. Hoàng Hà - 23 tuổi – 3 năm trước cũng đối mặt với tình trạng tương tự. Một mình đến thành phố lớn, làm quen với môi trường học tập và làm việc hoàn toàn mới thực sự là cơn ác mộng với Hoàng Hà: “Lúc đó mình tự hỏi sao mọi người có thể vui vẻ và thoải mái, trong khi mình không cách nào hòa nhập được. Có thời điểm mà mình không muốn gặp ai, không muốn làm gì. Bất cứ ai cố tiếp xúc hay liên lạc với mình, mình đều cảm thấy rất phiền, nhiều khi còn bực tức với họ nữa. Như là tự dưng mình mất đi sự kết nối với mọi người và tách mình ra khỏi xã hội”.

Như trượt dài xuống một cái hố đen mà không thể tìm cách ngoi lên, bế tắc cô đơn, cùng cực... là những trạng thái mà bệnh nhân trầm cảm đang đối mặt. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự tử ngày càng có chiều hướng gia tăng. Số liệu thống kê cho thấy tại Việt Nam mỗi năm có 36.000 người tự tử do trầm cảm. Khoảng 30% dân số có những bệnh về sức khỏe tâm thần, trong đó 25% là trầm cảm. Độ tuổi phổ biến của trầm cảm trước đây là 60-65 tuổi, nhưng hiện nay là 18-35 tuổi, thậm chí trẻ hơn là độ tuổi vị thành niên.

Theo PGS. TS Phạm Mạnh Hà – chuyên gia tư vấn tâm lý ĐHQG HN hiện xã hội vẫn còn nhiều định kiến về bệnh trầm cảm. Những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong cuộc sống, những bế tắc không thể lý giải hoặc sức khỏe về mặt tâm lý, lâu dài không được điều trị. Đa phần khi mắc bệnh, nhiều người trẻ đều tự đối phó với bệnh trầm cảm. Điều này khiến tỷ lệ mắc bệnh ở giới trẻ ngày càng tăng khi người bị trầm cảm không nhận được sự giúp đỡ kịp thời và tình trạng bệnh ngày càng kéo dài, phức tạp. Tuy nhiên, yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm lý thiếu niên, ngay từ khi các bạn còn ở độ tuổi hình thành tính cách, hoàn thiện tâm lý:“Vấn đề là sự chăm sóc về mặt tinh thần, sự đồng hành và hiểu biết của cha mẹ. Khi con cái gặp khủng hoảng hoặc khó khăn, nếu cha mẹ hiểu biết sẽ có những ứng xử phù hợp. Nhưng với gia đình không có kinh nghiệm, nhiều khi những câu chuyện nhỏ có thể làm gia tăng áp lực ví dụ như mắng mỏ, chửi bới, xỉ nhục. Nhiều cha mẹ chính là yếu tố đẩy con cái đến lựa chọn tiêu cực”

Vì vậy, theo chuyên gia Phạm Mạnh Hà, sự phối hợp, tham gia của các bên như gia đình - xã hội, y tế và giáo dục trong các chương trình về sức khỏe tâm thần cho thanh, thiếu niên là vô cùng cần thiết. “Thật ra với những người bị trầm cảm, chỉ có sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và người thân xung quanh thôi. Tuy nhiên, việc giáo dục về sức khỏe tâm lý, tinh thần trong nhà trường rất quan trọng. Nếu các em học sinh được trang bị kiến thức về sức khỏe tinh thần bên cạnh sức khỏe thể chất, sau này khi gặp những câu chuyện liên quan đến trầm cảm họ sẽ biết cách giải quyết.”

Liều thuốc duy nhất với những người bị trầm cảm là sự sẻ chia, cảm thông từ gia đình, bạn bè và xã hội. Do vậy, không chỉ những bậc làm cha mẹ, giáo viên cần có trách nhiệm trong việc chữa lành vết thương cho người bị trầm cảm mà mỗi người trong chúng ta cũng cần thay đổi góc nhìn về bệnh trầm cảm trong xã hội hiện đại, dang tay kéo họ trở về với niềm vui ngày thường. Để không ai bị bỏ lại phía sau./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC