C’rơ bh’rợ âng ma nuyh vêy chr’năp dal coh đhanuôr acoon coh
Thứ năm, 00:00, 10/09/2020
Tây Giang nắc muy coh pazêng chr’hoong da ding ca coong zr’năh k’đhap bhlầng âng tỉnh Quảng Nam lâng 8/10 chr’val k’noong k’tiếc. 95% đhanuôr coh đâu nắc ma nuyh Cơ Tu, pr’ặt tr’mông dzợ bấc zr’năh k’đhap. Pazêng c’moo hay, chr’hoong Tây Giang ơy bhrợ têng bấc c’lâng bh’rợ pa dưr tr’mông tr’meh, ta bil ha ul, pa xiêr đha rựt, lơi râu j’niêng căh liêm ta nih, pa dưr pr’ặt tr’mông văn hoá t’mêê… Tr’mông tr’meh da ding ca coong nâu xoọc ting t’ngay ting ha dưr liêm lâh. Bh’nơơn liêm choom âng Tây Giang t’ngay đâu vêy chroi k’rong âng k’bhuh t’cooh bhươl, trưởng cr’noon, ma nuyh vêy chr’năp dal ta luôn tợơp bhrợ coh zập bh’rợ k’rong t’pâh đhanuôr, bhrợ pa dưr pr’ặt tr’mông t’mêê, pa dưr kinh tế âng vel đong.

 

        Ma nuyh vêy chr’năp, bhrợ cha choom bhlầng đhị Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nắc căh choom căh pa hay tước t’cooh A lăng Đàn, 75 c’moo, ặt đhị chr’val A Nông. T’cooh Đàn nắc Cựu chiến binh, ma nuyh vêy c’rơ g’lếêh coh bh’rợ t’pâh đhanuôr bhrợ têng apêê c’lâng xa nay âng Đảng, Nhà nước đhị vel đong. T’cooh Đàn đoọng năl, lâh k’zệt c’moo lalăm, bêl chr’hoong Tây Giang quy hoạch ra pặ đhanuôr, pr’loọng đong t’cooh nắc pr’loọng tr’nợơp pa đhấc đong xang tước ặt đhị đhăm t’mêê; cher đoọng lâh 5ha bhươn tược, tơơm cha p’lêê đanh  c’moo âng pr’loọng đong đoọng bhrợ têng vel bhươl t’mêê. Chô ặt đhị đhăm t’mêê, zập rau pr’loọng đong t’cooh Đàn nắc lêy  bhrợ tợơp tr’nợơp. Đhơ cơnh đếêc “Pleng cung năl k’er cơnh lâng c’rơ âng coon ma nuyh”, đươi vêy pa zay prươh bhrợ ruộng tông, choh cao su, băn a xiu… tr’mông tr’meh âng pr’loọng đong t’cooh nắc ting t’ngay ting z’zăng lâh mơ. XoỌc đâu, zập c’moo, pr’loọng đong t’cooh vêy đơơng chô k’ha riêng ức đồng tợơ cr’noọ bh’rợ bhươn tông. T’cooh A lăng Đàn xay moon cơnh bhrợ têng cha âng đay đoọng đhanuôr ting pâh pa choom bhrợ: “Đhơ đhơ rau nắc cung ting xợơng cơnh xa nay âng Đảng, Nhà nước. Bh’rợ bhrợ têng vel bhươl t’mêê nắc muy c’lâng xa nay ga mắc lâng đoọng pa dưr dal pr’ặt tr’mông đoọng ha đhanuôr. Đhị chr’năp  bh’rợ âng cu nắc lêy tợơp  bhrợ têng đoọng t’pâh đhanuôr pa zưm têy bhrợ têng vel bhươl t’mêê. Ha dang a đay chợơ cr’van, k’đươi chroót pa chô nắc căh choom t’pâh apêê lơơng ting bhrợ. Căh ngai vêy kiêng bhươn tược âng đay k’rang lêy nắc mơ c’moo crêê ta col pa hư lơi ha dợ căh rau chroót pa chô. A cu cung ta luôn xay moon lâng đhanuôr, nâu đoo nắc bh’rợ âng Nhà nước lâng đhanuôr nắc lêy bhrợ tu cơnh đếêc nắc đhanuôr đh’rưah bhrợ.”

        Ha dợ t’cooh Briu Pố ặt đhị chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang nắc căh muy ta moon nắc “bhua Ba kich”, t’cooh dzợ nắc ma nuyh năl ghit ooy văn hoá ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu cơnh k’cooch ba boọc, prá pr’ma bhrợ bhr’nooch, t’taanh… T’cooh Pố xay moon, tợơ bêl dzợ p’niên nắc ơy ting pâh bhrợ cách mạng, ặt lâng bấc gai coh xã hội tu cơnh đếêc bơơn ting pa choom bấc rau liêm ta nih. Xã hội nâu kêi ha dưr lâh mơ, a đay căh choom g’bọ hớơ lâng bh’rợ ha rêê đhuôch, cơnh đếêc căh choom z’lâh k’đhap đha rựt. C’moo 2006, t’cooh Pố nắc choh lâng t’bhưah tơơm sâm Ba kich ơy đơơng chô bh’nơơn z’zăng đoọng ha pr’loọng đong tợơ 120-150 ức đồng zập c’moo. Rau bhrợ t’cooh hâng hơnh bhlầng nắc xoọc đâu bấc pr’loọng đong đhanuôr Cơ Tu cung ơy năl xăl tơơm chr’noh, bh’năn băn đơơng chô bh’nơơn dal. “Xọoc tợơp, đhanuôr moon dic điêl cu xươl bhri zâu hau chếêc choh tơơm bhơi nâu. A cu moon, ha dang xươl bhri ha dợ đoọng dic điêl cu bhri lalăm. Rơơm coh ha y chroo ha dang bơơn bh’nơơn nắc đhanuôr hêê cung ting xươl cơnh a zi. Tợơ bêl pr’loọng đong cu choh mơ 4-5 c’moo vêy đơơng chô bh’nơơn z’zăng, nắc ơy bấc đhanuôr tợơp ting choh bhrợ tơơm Ba kich.”

        Pazêng pa zay âng t’cooh Briu Pố, t’cooh A lăng Đàn lâng k’zệt đh’nớc lơơng cơnh Briu Roon, A lăng Bhum, Bhling Hiên, A lăng Reng… ặt đhị chr’hoong da ding ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nắc ơy chroi k’rong ta bhưah bh’rợ pa dưr pr’ặt tr’mông, ta bil ha ul pa xiêr đha rựt zr’lụ đhanuôr acoon coh. T’cooh Clâu Hạnh, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch MTTQVN chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, prang chr’hoong vêy lâh 70 cha nắc bơơn ta moon nắc ma nuyh vêy chr’năp dal đhị 63 vel bhươl. Coh đếêc 2 cha nắc bơơn ta moon nắc ma nuyh chr’năp  dal bhlầng coh zr’lụ đhanuôr ặt cấp tỉnh nắc t’cooh A lăng Đàn lâng Briu Pố. Ting cơnh t’cooh Clâu Hạnh, c’rơ bh’rợ âng ma nuyh vêy chr’năp dal coh zr’lụ đhanuôr ặt, pa bhlầng nắc zr’lụ đhanuôr acoon coh ting t’ngay ting moon ghit lâh mơ. Apêê nắc muy đăh têy pa dal âng Đảng, Nhà nước coh bh’rợ xay moon c’lâng xa nay, chính sách tước đhanuôr. Apêê t’cooh vel, trưởng cr’noon, cán bộ lão thành cách mạng… căh muy tợơp pa dưr bhrợ têng cha, ta bil ha ul pa xiêr đha rựt, apêê nắc dzợ bhrợ bh’rợ chr’năp t’pâh đhanuôr, nắc pazêng ma nuyh liêm ta nih đăh pr’ặt tr’mông đoọng ha lang a coon cha châu, đhanuôr vel bhươl ting lêy bhrợ. T’cooh Clâu Hạnh đoọng năl, đhơ bhrợ đhơ đhơ đoo bh’rợ, apêê t’cooh bhươl, trưởng cr’noon, ma nuyh vêy chr’năp dal bhlầng coh zr’lụ đhanuôr ặt ma mông cung ta luôn pa căh c’rơ  bh’rợ cơnh lâng pr’loọng đong lâng đhanuôr vel bhươl: “C’rơ bh’rợ âng t’cooh bhươl, ma nuyh vêy chr’năp dal coh zr’lụ đhanuôr ặt pa bhlầng chr’năp. Pa bhlầng nắc cr’chăl bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê nắc ky, ma nuyh vêy chr’năp ơy pa dưr dal c’rơ xay moon âng đay. Đhơ xọoc đâu, bhiệc bhrợ têng apêê bh’rợ âng vel, chr’val nắc lêy vêy trưởng cr’noon, Bí thư Chi bộ ha dợ nắc đăh chính quyền. Ha dợ cơnh lâng đhanuôr Cơ Tu nắc vêy apêê t’cooh bhươl vêy c’rơ chr’năp dal bhlầng. T’cooh bhươl nắc ma nuyh vêy chr’năp dal lâng ma nuyh prá xay bh’nơơn dal bhlầng. Tu cơnh đếêc, zập c’moo chr’hông Tây Giang ta luôn bhrợ têng g’luh tr’lưm mặt, bele Tết nắc cung lưm ta mooh, cher đoọng hun pr’hêl đoọng ha pêê pa dưr lâh mơ c’rơ âng đay./.”

 

Vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

                                                                               Kim Cương

Tây Giang là một trong những huyện miền núi khó khăn của tỉnh Quảng Nam với 8/10 xã biên giới.  95% đồng bào nơi đây là người Cơ Tu, đời sống còn lắm khó khăn. Những năm qua, huyện Tây Giang đã thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, loại bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới…. Diện mạo vùng cao biên giới này đang ngày càng khởi sắc. Thành công của Tây Giang hôm nay có đóng góp đáng kể của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín luôn đi đầu trong các phong trào tập hợp quần chúng, xây dựng đời sống mới, phát triển kinh tế của địa phương.

  Điển hình người có uy tín, làm kinh tế giỏi ở Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phải nhắc đến ông A Lăng Đàn, 75 tuổi, ở xã A Nông. Ông Đàn là cựu chiến binh, người có công rất lớn trong việc vận động bà con thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước tại địa phương. Ông Đàn cho biết, hơn chục năm trước, khi huyện Tây Giang quy hoạch sắp xếp dân cư, gia đình ông là hộ đầu tiên di dời nhà cửa đến nơi ở mới; hiến hơn 5 héc ta vườn tược, cây trái lâu đời của gia đình để xây dựng Nông thôn mới. Về nơi ở mới, mọi thứ gia đình ông Đàn phải bắt tay làm lại từ đầu. Thế nhưng “Trời không phụ công người”, nhờ cần mẫn khai hoang làm ruộng lúa nước, trồng cao su,  nuôi cá,…kinh tế gia đình ông ngày càng khấm khá. Hiện mỗi năm, gia đình ông thu về cả trăm triệu đồng từ VAC. Ông A Lăng Đàn chia sẻ cách làm của mình để bà con hưởng ứng tham gia: “Dù chuyện gì thì mình cũng phải chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn và để nâng cao đời sống cho nhân dân. Ở cương vị của mình, cần phải làm gương để vận động bà con cùng chung tay xây dựng Nông thôn mới. Nếu mình tiếc, mình đòi đền bù thì làm sao mình nói người khác được. Đâu có ai muốn vườn tược cây trái bao năm chăm bón nay bị giải tỏa, san ủy hết mà không có đền bù hỗ trợ chứ. Tôi cũng thường xuyên nói chuyện với bà con, đây là một bước ngoặc cách mạng trong việc xây dựng phát triển kinh tế địa phương. Đây là chương trình Nhà nước và nhân dân phải cùng làm nên bà con phải ủng hộ.”

Còn già Bríu Pố ở xã Lăng, huyện Tây Giang thì không chỉ được  mệnh danh là “Vua Ba kích”, ông còn là người am hiểu văn hóa truyền thống của người Cơ Tu như điêu khắc, nói lý hát lý, đan lát… c. Già Pố chia sẻ, thời trai trẻ, ông sớm tham gia cách mạng, được tiếp xúc với xã hội bên ngoài cộng đồng làng, xã nên học hỏi được nhiều điều tiến bộ. Xã hội nay cũng rất phát triển, mình không thể cứ bám vào nghề nương rẫy rất khó thoát khỏi cảnh nghèo đói. Để làm gương, năm 2006, ông Pố mạnh dạn trồng rồi nhân rộng cây sâm Ba Kích để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Hiện cây sâm Ba Kích đã mang lại thu nhập cho gia đình già Pố từ 120-150 triệu mỗi năm. Điều làm già mừng nhất là hiện nay nhiều hộ Cơ Tu cũng đã biết chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi mang hiệu quả kinh tế cao. “Ban đầu, bà con bảo vợ chồng tôi điên rồi hay sao mà đi trồng loài cây hoang dại này, sao mà được. Tôi nói, nếu có điên thì để vợ chồng tôi điên trước. Chỉ mong sau này nếu được thì bà con xóm làng cũng điên giống chúng tôi. Sau khi gia đình tôi trồng được 4-5 năm cho kinh tế cao, có rất nhiều bà con cũng bắt đầu đầu tư trồng cây Ba Kích.”

Những nỗ lực của già Bríu Pố, ông A Lăng Đàn và hàng loạt cái tên khác như Bríu Roon, Alăng Bhum, Bhling Hiên, A Lăng Reng… ở huyện vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Clâu Hạnh, Trưởng ban Dân Vận, Chủ tịch MTTQVN huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, toàn huyện có hơn 70 người được công nhận là người có uy tín ở 63 thôn. Trong đó có 2 người được công nhận người có uy tín cấp tỉnh là ông A Lăng Đàn và ông Bríu Pố. Theo ông Clâu Hạnh, vai trò của người có uy tín trong cộng đồng, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được khẳng định. Họ là cánh tay nối dài của Đảng, Nhà nước trong công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách đến người dân. Các già làng, trưởng bản, cán bộ lão thành cách mạng…không chỉ tiên phong trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, họ còn giữ vai trò tập hợp quần chúng, là những tấm gương sáng, chuẩn mực về đạo đức để con cháu, dân làng noi theo. Ông Clâu Hạnh cho biết, dù ở cương vị nào, các già làng, người có uy tín trong cộng đồng cũng luôn thể hiện vai trò trách nhiệm với gia đình và cộng đồng: “Vai trò già làng, người có uy tín trong cộng đồng cực kỳ quan trọng. Nhất là trong giai đoạn xây dựng Nông thôn mới vừa qua, người có uy tín đã phát huy vai trò truyên truyền của mình rất lớn. Mặc dù hiện nay, việc giải quyết các vấn đề của làng, xã là phải có Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ nhưng đó là về mặt chính quyền. Còn đối với cộng đồng người Cơ Tu thì chỉ có già làng có vai trò cao nhất. Già làng là người có uy tín và người có thể nói là quyền lực nhất. Vì thế, mỗi năm huyện Tây Giang thường tổ chức gặp mặt, dịp Tết nhất tổ chức thăm hỏi, tặng quà, động viên để họ phát huy hơn nữa vai trò của mình./.”

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC