Zấp bêl moon tước pr’đhang đha nuôr bhrợ têng cha choom, tr’câl tr’bhlêy bhriêl g’lăng, đha nuôr zấp ngai công chắp hơnh cơnh lâng pr’dhang chóh crâng đoọng ha rau pa chô k’ha riêng ức đồng âng pr’loọng đong t’coóh A ting Đhân cóh vel Trao, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Cắh muy bhrợ cha ha c’la đay, t’coóh A ting Đhân dzợ bhrợ t’váih bh’rợ tr’nêng ha bấc ngai cóh vel đong.
A zi ting dzung t’coóh Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Prao moọt lum nang keo âng t’coóh A ting Đhân cóh vel Prao, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang. Bêl đâu pr’loọng đong t’coóh lâng lấh k’zệt cha nắc xoọc tal rớh, zư x’mir lêy keo âi bơơn lấh 3 c’moo cơnh lâng bhứah lấh 10 hecta.
T’coóh A ting Đhân đoọng năl: “ L’lăm a hay pr’loọng đong cu chóh ha roo, chóh a rong lâng bấc râu tơơm cha p’lêê n’lơơng, cơnh pa néh, ổi, píh bhung… n’đhơ cơnh đeếc cắh vêy râu chô đơơng, tu k’tiếc mốp, tu cơnh đêếc pr’loọng đong tr’xăl chóh keo tơợp c’moo 2000. N’đhơ cơnh đêếc, tr’nơợp âi lum cắh hắt zr’nắh k’đháp: cắh zấp zên, m’ma chr’nóh nắc ma chơớc lêy câl, chô đơơng; cắh âi năl cơnh chóh bhrợ zư x’mir lêy, k’tiếc nắc mốp bênh, bấc đhị muy nang plăng, a laanh tu cơnh đêếc tơơm chr’nóh cắh mặ ma mông. Đh’rứah lâng n’nắc, p’răng púih, boo đhí âi bhrợ cắh liêm crêê tước râu pa dưr âng tơơm keo…”
Tr’nợơp t’coóh Ating Đhân nắc zước vặ 50 ức đồng tơợ Ngân hàng chính sách xã hội chr’hoong đoọng k’rong bhrợ chóh crâng. Đươi vêy râu t’bhlâng, zay bhrợ têng, xang muy cr’chăl p’zay bhrợ têng, crâng keo âng pr’loọng đong t’coóh A ting Đhân dưr liêm đhị đhăm k’tiếc đhêl mốp. t’coóh lâng pr’loọng đong nắc cớ p’zay t’bhứah đhăm chóh. Zấp c’moo, crâng keo lai âng pr’loọng đong pa chô k’dâng tơợ 200-300 ức đồng xang bêl lơi mơ đươi dua; bhrợ t’váih bh’rợ tr’nêng ha bấc đha nuôr cóh vel veye pa chô tơợ 3-4 ức đồng/c’xêê.
Đươi vêy râu pa chô yêm têêm tơợ bh’rợ chóh crâng, t’coóh A ting Đhân âi băn 4 cha nắc ca coon zêng moọt đại học. Xoọc đâu, apêê ca coon âng t’coóh âi vêy bh’rợ tr’nêng yêm têêm. T’coóh công nắc muy cóh bấc pr’đhang bhrợ cha liêm choom bhlâng âng chr’hoong, tỉnh cóh bâc c’moo âi.
Cắh muy bhrợ têng bhriêl g’lăng, t’coóh Ating đhân dzợ ting pấh bh’rợ vel đong, gương mẫu cóh bh’rợ xợơng bhrợ chủ trương, c’lâng xa nay âng Đảng, chính sách pháp luật âng Nhà nước; apêê bh’rợ âng vel đong. T’coóh A ting Đhân công ta luôn p’too moon pr’loọng đong, a coon a chau, đhi noo đoàn kết, cr’er ma mơ, t’bhlâng bhrợ têng, t’bil ha ul pa xiêr đha rựt, zư lêy môi trường, bhrợ pa dưr vel bhươl văn hóa, văn minh, liêm cra; chroi pa zum têy bhrợ ap dưr vel bhươl t’mêê./.
NÔNG DÂN THOÁT NGHÈO NHỜ TRỒNG RỪNG
Theo Nông dân Quảng Nam
Mỗi khi nhắc đến điển hình Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, bà con ai cũng khâm phục và ngợi khen mô hình trồng rừng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng của gia đình ông Ating Đhân ở thôn Trao, thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Không chỉ làm kinh tế cho bản thân, ông Ating Đhân còn tạo việc làm cho nhiều nhân công lao động nhàn rỗi ở địa phương.
Chúng tôi theo chân ông Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Prao để vào thăm rừng keo của ông Ating Đhân ở thôn Trao, thị trấn Prao, huyện Đông Giang. Lúc này gia đình ông và hơn chục nhân công đang phát dọn, chăm sóc cây keo đã được hơn 3 năm tuổi trong khoảnh rừng diện tích hơn 10 ha.
Ông Ating Đhân cho biết: “Trước đây gia đình tôi trồng lúa, trồng sắn và nhiều loại cây ăn quả khác như mít, ổi, bưởi …nhưng rồi không hiệu quả, do đất đai cằn cỗi cho thu nhập thấp, nên gia đình chuyển đổi trồng keo bắt đầu từ năm 2000. Tuy nhiên, ban đầu đã gặp không ít khó khăn trong chặng đường khởi nghiệp. Thiếu vốn; giống cây tự mua, tự vận chuyển; kỹ thuật, kinh nghiệm chưa có, đất đai cằn cỗi, nhiều chổ cỏ tranh, buội lách khỏa lấp nên cây trồng khó sống được. Cùng với đó là nắng nóng, mưa bão đã ảnh hưởng đến sự phát triển của cây keo …”
Nhờ sự kiên trì, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, ban đầu ông Ating Đhân mạnh dạn vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện để đầu tư trồng rừng. Quả đúng với câu nói “đất không phụ công người”, sau một thời gian cần mẫn làm lụng, chăm sóc, rừng keo lai của gia đình ông Ating Đhân phát triển xanh tốt trên đất đồi cọc cằn sỏi đá ấy. Ông và gia đình tiếp tục mở rộng diện tích đất để trồng rừng. Mỗi năm, rừng keo lai của gia đình cho thu nhập bình quân từ 200-300 triệu đồng đã trừ chi phí; tạo công ăn việc làm cho nhiều nông dân trong thôn lao động mùa vụ từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng.
Nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ việc trồng rừng, đã giúp gia đình ông nuôi 4 người con lần lượt vào đại học. Hiện nay, các con của ông Ating Đhân đã có công ăn việc làm ổn định. Ông cũng là một trong những điển hình Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm liền.
Không chỉ lao động sản xuất giỏi, ông Ating Đhân còn rất hăng hái tham gia công tác xã hội, gương mẫu trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào của địa phương. Gia đình ông Ating Đhân luôn là tấm gương tiêu biểu, sống đoàn kết, được mọi người trong thôn, xã yêu quý, kính nể. Ông Ating Đhân cũng thường xuyên động viên gia đình, con cháu, bà con hàng xóm sống chan hoà, đoàn kết, yêu lao động, tôn trọng pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tích cực trong lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, xây dựng thôn, bản văn hóa, văn minh, sạch đẹp; góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới./.
Viết bình luận