Đợt’ngay Tết nguyên đán Mậu Tuất, đhanuôr Trà Vinh vêy pa’xoọng râu bhui har t’mêê tu bhrợ têng bhơi r’véh bấc, pa’câl liêm dal. Ooy đợ t’ngay ắt pazưm tơợp c’moo, đhị p’ngan búah chè nắc đợ xa’nay t’ruíh ooy tr’xăl tơơm chr’nóh bh’năn băn bơơn đhanuôr prá xay r’rộ r’răm. Lâng c’lâng bh’rợ bhrợ cha nâu bơơn đhanuôr xay moon, bhrợ têng ooy đợ t’ngay tơợp c’moo t’mêê.
Cung cơnh đhanuôr zâp ooy, c’moo đâu anoo Trần Văn Toàn cóh vel Đai Ten, chr’val Lương Hoà A, chr’hoong Châu Thành, tỉnh Trà Vinh hơnh déh ha’pruốt đhị pr’ắt bh’rợ r’rộ r’răm lấh mơ tu zâp apêê cóh pr’loọng đông zêng chô k’rong pazưm đhị đông hơnh déh tết.
Bấc c’moo ơy, tết cóh vel bhươl zr’lụ Đai Tèn bhui har lấh mơ tu zêng lêy zâp ngai vêy pr’ắt tr’mung dưr z’zăng lấh mơ tu vêy tr’xăl tơơm chr’nóh tơợ chóh a’roo nắc lêy chóh bhơi r’véh. Lấh mơ, hân noo chóh bhơi r’véh c’moo đâu zêng lêy đhanuôr bơơn bhrợ bấc, pa’câl bấc zên. Crêê bhlâng nắc đợ pr’loọng đhanuôr chóh a’lui, zâp công 1.000 mét vuông, manứih chóh pachô lãi k’noọ 40 ực đồng xang 2 c’xêê bhrợ têng. Ha dợ chóh a’kiêl, mướp a’tăng, hành hi’la cung pachô zên tơợ 15-20 ực đồng đhị mưy công. Đắh bh’nơơn bhrợ têng âng pr’loọng đông anoo Trần Văn Toàn nắc moon: “Bêl ahay acu bhrợ ha’roo vêy c’moo pachô 200 r’bhâu a’năm, nắc đoo cắh ơy xay moon bhiệc bơm đác, nắc mưy hân noo ha’ọt ha’pruốt nắc bhrợ vêy bơơn pa chô m’bứi. Moon bhlâng bêl dzợ bhrợ ruộng nắc ắt mamung cắh nhâm mâng, cắh vêy râu đợc u’xưa. Đợ t’tưn nắc vêy lêy chhs bhơi r’véh t’mêê bhrợ đông, ha dang ặt bhrợ ruộng nắc cắh râu choom. Tết nâu cung têêm ngăn, cung bhrợ liêm glặp cóh đông, bhrợ đoọng dzợ váih zên đoọng k’coon ma học hành.”
Cóh chr’val Nguyệt Hoá, chr’hoong Châu Thành-zr’lụ ặt bhrợ cách mạng bêl ahay, tu vêy xa’nay bh’rợ k’tiếc k’ruung bhrợ padưr vel bhươl t’mêê, tước đâu, điện, c’lâng zêng chô tước zâp đôg. C’moo đâu pr’ắt tr’mung cóh vel đông nâu nắc tr’xăl. C’lâng c’tốch lướt vốch zi’lấh bhươn a’tông, bhươn chrun, truíh 2 đắh toor c’lâng vêy bấc đông pậ liêm lấh l’lăm ahay. T’coóh Huỳnh Văn Sa, cóh vel Sóc Thác đoọng năl, k’tiếc cóh đâu lêy mơ 1 công nắc pachô mơ 30-50 ực đồng. vêy bơơn cơnh đêếc nắc tu đhanuôr lêy pay bhrợ đhị k’tiếc dứp t’nơơm chr’nóh cha p’lêê pa’xoọng lêy băn a’tứch cóh bhươn. Tu cơnh đêếc, zên bơơn bhrợ bấc lấh 2-3 chu lâng l’lăm ahay. Bhrợ têng liêm buôn, vêy bấc g’lúh bhrợ têng cha k’van nắc lêy zâp đông zêng tr’zêệng bhrợ têng cha. T’coóh Huỳnh Văn Sa đoọng năl, hân đhơ bhui har hơnh déh ha’pruốt, hơnh déh tết nắc zâp đông cung p’gít lêy bhrợ têng cha: “Nắc 30 cung bhuốih, xang nặc k’rong pazưm k’coon cha châu lêy chô. Ha dang vêy lướt ha ooy cung p’loon đoọng ha tứch a’đha cha. Zâp chu cắh b’băn, bhươn tược cắh ơy váih p’lêê nắc k’đập p’loọng lướt chi’ớh mưy t’ngay cung choom. Ha dợ xoọc đâu cắh váih, ngai cung p’loon bhrợ têng cha. Ha dợ apêê ngai vêy bhươn píh ngam, chrun cung cắh choom lướt ha ooy, chấc lêy bhrợ pa’câl tước t’ngay 30 tết. Pa’đhêy đhị chợ nắc vêy choom đhêy, xang nặc t’ngay 2 nắc tơợp pa’câl cớ cóh chợ. Tu cắh vêy ta câl pay lứch ơy, lêy đơơng pa’câl cớ cóh chợ.”
T’coóh Võ Văn Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân chr’hoong Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đoọng năl, xoọc đâu tu vêy c’năl bh’rợ bhrợ têng, đhr’năng đươi dua khoa học kỹ thuật âng đhanuôr padưr liêm, lấh mơ nắc dzợ liêm choom năl ghít cr’noọ pr’đươi cóh thị trường nắc bấc lêy bhrợ têng vêy pachô lãi. Lấh mơ, bhiệc bhrợ têng cơnh c’lâng xa’nay âng Chính phủ đắh bhiệc xăl k’tiếc chóh ha’roo cắh liêm choom lêy băn bh’năn, tơơm chr’nóh lơơng đhị vel đông xoọc padưr liêm choom, chr’nắp bhrợ têng zâp hécta dưr dzoọc 1,5-3 chu ting lêy lâng l’lăm ahay. Tết nâu đhanuôr Trà Vinh vêy bơơn mưy tết têêm ngăn lấh mơ c’moo l’lăm ahay: “Ha’pruốt Mậu Tuất nâu azi lêy zâp ngai đhanuôr, lấh mơ nắc hội viên bhui har. Acu k’noọ bhiệc hơnh déh ha’pruốt c’moo đâu bhui har bhlâng. Azi nắc t’bhlâng zư lêy, padưr pa’xớc pậ bhứah đoọng bhrợ ha cơnh zâp vel đông vêy mưy bh’nơơn pr’đươi bha’lâng, liêm choom lấh mơ, xang nặc t’bhứah bh’rợ đoọng bhrợ ha cơnh padưr dal pr’ắt tr’mung đhanuôr ting t’ngay ting dal lấh c’moo 2017.”
C’moo t’mêê, đhanuôr Trà Vinh cung xay moon bhiệc bhrợ cha t’mêê. Xa’nay t’ruíh xăl bh’rợ tr’nêng tơợ bhrợ têng ha’roo lêy chóh bhơi r’véh pazưm lâng b’băn a’tứch a’đha bơơn bấc pr’loọng đhanuôr lêy bhrợ. Ooy c’moo t’mêê, đương r’rơơm đợ bh’rợ bhrợ têng t’mêê nắc vêt đơơng chô bh’nơơn liêm choom lâng nhâm mâng đoọng ha đhanuôr tỉnh Trà Vinh./.
Nông dân Trà Vinh ăn tết vẫn không quên chuyện làm giàu
Sa Oanh
Những ngày Tết Nguyên đán Mậu Tuất, nông dân Trà Vinh có thêm niềm vui mới vì sản xuất vụ hoa màu trúng mùa, trúng giá. Trong những ngày sum họp đầu xuân, bên tách trà, ly rượu là những câu chuyện về chuyển đổi cây trồng vật nuôi được nông dân bàn rôm rả. Và kế hoạch làm ăn này được nông dân bàn tính, bắt tay vào thực hiện trong những tháng đầu của năm mới.
Cũng như người dân chung quanh, năm nay, anh Trần Văn Toàn ở ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đón xuân trong không khí rộn ràng hơn vì tất cả thành viên đều tề tựu tại gia đình để đón tết.
Đã mấy năm nay, tết ở xóm vùng quê Đai Tèn vui hơn vì hầu hết mọi người có cuộc sống khá lên nhờ chuyển đổi cây trồng từ cây lúa sang trồng màu. Đặc biệt, vụ màu tết năm nay hầu hết nông dân sản xuất được mùa, trúng giá. Trúng nhất là những hộ nông dân trồng bầu, mỗi công 1.000 m2 , người trồng thu lãi gần 40 triệu đồng sau 2 tháng canh tác. Còn trồng dưa leo, khổ qua, hành lá cũng thu lãi từ 15 đến 20 triệu đồng/công. Về hiệu quả trong quá trình sản xuất của gia đình anh Trần Văn Toàn chia sẻ: “Trước đây tôi làm lúa có năm lời được 200 ngàn thôi, đó là chưa kể chi phí bơm tát, chỉ có vụ đông xuân thì làm có lời được chút ít. Nói thật hồi còn làm ruộng thì sống lay lắt lắm, không có dư. Sau này mới chuyển sang trồng màu mới cất được căn nhà, nếu cứ làm ruộng thì vô phương. Tết này cũng thoải mái, những cũng làm gọn gọn trong gia đình thôi, làm để còn có tiền bạc để con nó học hành.
Ở xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành – vùng căn cứ cách mạng trước đây, nhờ có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, điện, đường đều đến được mọi nhà. Năm nay diện mạo vùng quê này hoàn toàn thay đổi. Đường giao thông xiên qua vườn dừa, vườn xoài, dọc hai bên đường nhiều căn nhà tường khang trang hơn trước. Ông Huỳnh Văn Sa, ở ấp Sóc Thác cho biết, đất ở đây bình quân 1 công đất cho thu nhập mỗi năm từ 30 đến 50 triệu đồng là bình thường. Có được như vậy là do bà con tận dụng không gian dưới tán cây ăn trái chăn nuôi thêm gà thả vườn. Do vậy, thu nhập tăng gấp 2 gấp 3 lần so trước đây. Sản xuất thuận lợi, có nhiều cơ hội làm giàu nên nhà nhà đều tranh đua nhau làm kinh tế. Ông Huỳnh Văn Sa cho biết, dù vui xuân đón Tết nhưng nhà nào cũng chú tâm đến làm kinh tế: “Thì 30 cũng cúng, rồi con cháu gom về. Nếu có đi đâu cũng tranh thủ cho gà cho vịt ăn. Mỗi lần không chăn nuôi, vườn tược chưa cho trái nhiều thì đóng cửa đi chơi một buổi cũng được. Còn bây giờ không có, ai cũng tranh thủ làm kinh tế. Còn mấy ông có vườn cam, vườn bưởi, quýt xoài cũng không đi đâu được hết, bẻ ra chợ bán cho tới 30 tết. Dẹp chợ mới được nghỉ, rồi mùng 2 bắt đầu chợ bán tiếp nữa. Vì đâu phải bạn hàng thu mua hết đâu, những trái bị dạt tự mang ra chợ mà bán”.
Ông Võ Văn Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện nay nhờ trình độ canh tác, khả năng ứng khoa học kỹ thuật của nông nâng lên, đặc biệt bà con khá nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu thị trường nên phần lớn đều sản xuất có lãi. Hơn nữa, việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang vật nuôi, cây trồng khác trên địa bàn đang phát huy hiệu quả; giá trị sản xuất bình quân mỗi héc-ta đất tăng 1,5 - 3 lần so với trước khi chuyển đổi. Tết này nông dân Trà Vinh có được một cái tết khá sung túc, đầm ấm hơn những năm trước.“Xuân Mậu Tuất này chúng tôi thấy rằng, tất cả bà con, đặc biệt hội viên rất phấn khởi. Tôi nghĩ rằng việc đón xuân năm nay rất vui vẻ, hạnh phúc. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì, phát triển nhân rộng để làm sao mỗi một địa phương có một sản phẩm chủ lực, có chất lượng càng cao; rồi nhân rộng mô hình để làm sao nâng cao đời sống nông dân càng cao hơn so với năm 2017”.
Năm mới, nông dân Trà Vinh cũng bàn chuyện làm ăn mới. Câu chuyện chuyển đổi từ mô hình sản xuất độc canh cây lúa sang trồng rau màu và trồng cây ăn trái kết hợp với chăn nuôi gia cầm được nhiều nông dân chọn lựa. Trong năm mới, kỳ vọng những mô hình sản xuất mới sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho người dân tỉnh Trà Vinh./.
Viết bình luận