CHR’NĂP LIÊM COH BHIỆC BHAN ZƯỚC HAN NOO” ÂNG MA NUYH TÀY, NÙNG
Thứ bảy, 09:41, 29/06/2024 Nông Diệp-Phan Huế Nông Diệp-Phan Huế
X’rịa c’xêê 4 tơợp c’xêê 5 âm lịch nắc đhanuôr Tày, Nùng đhị tỉnh Cao Bằng bhui har bhrợ têng “Bhiệc bhan zước hân noo” rơơm đoọng boo liêm c’lâng, đhí liêm cr’đơơng, chr’noh ch’bêệt choor châh, zập ngai coh vel zêng vêy tr’mông tr’meh k’bhộ ngăn, bhui har.

 

 

 

Lalăm moọt han noo t’mêê, p’căn Ma Thị Hảo, trưởng vel Tri Phương, chr’val Ngọc Động, chr’hoong Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng trơ vâng lâng bh’rợ đh’rứah lâng đhanuôr coh vel ra văng đoọng ha “bhiệc bhan zước hân noo”. P’căn Hảo đoọng năl, lalăm bhrợ bhiệc bhan, đhanuôr coh vel họp prá xay, ra pặ bh’rợ nắc cơnh: chơih t’ngay bhuôih, ra văng bha nuôih, bhrợ bhiệc bhan. Buôn nắc bhiệc bhan zước hân noo bơơn đhanuôr coh đâu bhrợ crêê g’luh phiên chợ đoọng “t’ngay a tưch” âng x’rịa c’xêê 4 căh cợ tơợp c’xêê 5 âm lịch lâng chr’năp nắc pa căh đoọng ha đhr’năng zay t’bech lâng ta luôn k’bhộ ngăn:“Tơợ đanh vel Tri Phương vêy truyền thống bhrợ bhiệc bhan zươc hân noo đoọng rơơm ha đhanuôr bơơn bhrợ cha liê choom, chr’noh chr’bêệt bịng zơng bịng zá. Đhanuôr ma chroi k’rong zên, prặ đoọng câl bha nuôi, ch’na pr’dzăm. T’ngay đâu, zập pr’loọng 1 cha nắc tước, prang vel nắc vêy 40 pr’loọng ting chroi zập zêng”.

T’ngay bhrợ têng j’niêng bhuôih zước hân noo ta bhrợ bêl ha bu, đhị zr’lụ bhuôih k’tiếc âng vel. Bhiệc bhuôih k’tiếc âng Trưởng vel bhrợ, pướih bha nuôih pazêng vêy a’cọ a’ọc, lêệ, a vị đhooh lâng a lắc. Tơợ xang bắt hương lâng đơc bha nuôih coh r’piing bhuôih, c’la bhuôih ắc bhrợ tơợ abhô dang đoọng boo liêm c’lâng, đhí liêm cr’đơơng, chr’noh chr’bêệt chroor châh, bịng zơng bịng zá…

Amoó Phan Thị Ánh, vel Tri Phương, chr’val Ngọc Động, chr’hoong Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng đoọng năl: Năc vêy boo vêy choom choh bêệt tu cơnh đêêc lêy bhrợ j’niêng zước boo đoọng chr’năp, crêê j’niêng cr’bưn ơy bhrợ tơợ lang a hay: “Azi ặt coh đau zập c’moo nắc choh bêệt muy hân noo ha roo a năm, ha dợ hân noo t’tun nắc choh ngô tu cơnh đêêc k’bhộ ngăn căh cợ ta bhuch nắc zêng lêy tơợ hân noo nâu. Tu cơnh đêêc, zập đoo c’moo cung bhuôih, bhrợ bhiệc bhan zước hân noo, trưởng vel cung bhuôih pa zập nắc vêy choom. Bhuôih k’tiếc xang nắc zập ngai coh vel tớt pa prá, đh’rưah âm cha bhui har, tr’mooh k’rang ooy pr’ặt tr’mông, bhrợ cha…”

Tơợ xang j’niêng bhuôih k’tiếc, Trưởng vel lâng zập ngai đh’rưah âm cha đợ bha nuôih ơy xang bhuôih. Chr’năp liêm âng đhanuôr vel Tri Phương dzợ zư đơc nắc tước t’ngay đâu bêl tước pâh liên hoa, zập ngai cung đơơng choom, đhia lâng đh’rưah crih príh tơợ xang bhrợ bhiệc bhan. Anoo Nông Tiến Dược ặt đhị chr’val Ngọc Động, chr’hoong Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng bhui har moon: “Đhanuôr coh vel ngai cung t’hước đương tước t’ngay bhrợ bhiệc bhan, tu nâu đoo nắc bêl đoọng tr’lưm tr’lêy, t’mooh bhrợ cha cơnh ooy, pa bhlầng năc đh’rưah zư lêy vưn hóa liêm pr’hay âng ma nuyh đay dzợ”.

Bhiệc bhan zước hân noo đhị chr’val Ngọc Động, chr’hoong Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng bơơn đhanuôr zư lêy lâng vaih nắc j’niêng ty đanh, nắc poong pa têệt bhlưa a bhô dang, pleng k’tiếc  lâng acoon ma nuyh, pa căh rau đương rơơm âng đhanuôr Tày Nùng vêy pa chô tơợ rau pleng k’tiếc cher đoọng. Nâu năc căh muy bêl đoọng đhanuôr bơơn tr’lưm tr’lêy, ặt prá đh’rưah coh pươih ch’na coh t’ngay bhiệc bhan nắc dzợ bêl đoọng prá xay kinh nghiệm cha groong zập pr’luh  âng tơơm ha rô, đươi dua khoa học kỹ thuật, đơơng zập rau m’ma ha roo t’mêê liêm choom lâng pleng k’tiếc đhị bhrợ têng đoọng vêy hân noo bơơn bh’nơơn dal bhlầng./.

NÉT ĐẸP TRONG LỄ CẦU MÙA CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG Ở CAO BẰNG

Cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch, bà con người Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng lại náo nức tổ chức “Lễ cầu mùa” mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người trong bản có cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Đây là phong tục mang đậm nét văn hóa truyền thống, kết hợp hài hòa giữa đời sống tâm linh và tinh thần đoàn kết dân tộc.

Trước khi vào mùa vụ mới, bà Ma Thị Hảo, trưởng xóm Tri Phương, xã Ngọc Động, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tất bật cùng người dân trong xóm chuẩn bị cho "Lễ cầu mùa". Bà Hảo cho biết, trước khi tổ chức buổi lễ, bà con trong xóm sẽ họp bàn, phân công công việc cụ thể như: chọn ngày làm lễ, chuẩn bị lễ vật, tiến hành lễ cầu mùa. Thông thường lễ cầu mùa được bà con nơi đây tổ chức đúng vào phiên chợ nhằm "ngày con gà" của cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 âm lịch với ý nghĩa tượng trưng cho sự chăm chỉ và luôn no đủ: “Từ lâu xóm Tri Phương có truyền thống tổ chức Lễ cầu mùa để cầu cho bà con làm ăn phát đạt, mua màng bội thu. Bà con tự đóng góp tiền của để đi mua đồ lễ, thức ăn. Hôm nay, mỗi hộ gia đình đến 1 người, cả xóm thì có 40 hộ đều đóng góp đầy đủ hết”.

Ngày tổ chức nghi thức Lễ cầu mùa diễn ra vào buổi chiều, tại miếu thổ công của xóm. Lễ cúng thổ công do Trưởng bản thực hiện, mâm lễ gồm thủ lợn, thịt, xôi và rượu. Sau khi dâng hương và đặt lễ vật lên ban thờ, chủ tế sẽ làm lễ xin thần linh phù hộ mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, thóc lúa trĩu hạt, nặng bông...

Chị Phan Thị Ánh, xóm Tri Phương, xã Ngọc Động, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng cho biết: Phải có mưa thì mới xuống giống được nên cần thực hiện nghi thức cầu mùa thật trang trọng, đúng phong tục được truyền lại từ bao đời nay: “Chúng tôi ở đây mỗi năm chỉ cấy một vụ lúa thôi, còn vụ sau lại trồng ngô nên cả năm no đủ hay thiếu thốn đều phụ thuộc vào mùa vụ này. Vì vậy, năm nào cũng phải làm lễ cầu mùa, trưởng xóm phải cúng khấn đầy đủ mới được. Cúng thổ công xong thì mọi người trong làng sẽ ngồi nói chuyện với nhau, cùng nhau ăn uống vui vẻ, hỏi han nhau làm ăn thế nào, vụ này trồng giống lúa gì cho năng suất, bàn kế hoạch đổi công đi cấy…” 

 Sau nghi thức cúng thổ công, Trưởng bản và mọi người cùng dự bữa cơm cầu mùa. Nét truyền thống mà người dân xóm Tri Phương vẫn giữ được cho đến ngày nay chính là khi đến dự liên hoan, ai cũng tự mang theo bát, đũa và cùng nhau dọn dẹp khi buổi lễ kết thúc. Anh Nông Tiến Dược ở xã Ngọc Động, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng vui vẻ nói: “Bà con trong xóm ai cũng háo hức chờ đến ngày này vì đây là dịp để gặp gỡ, học hỏi nhau làm thế nào để sản xuất vụ mùa hiệu quả, thu được nhiều thóc, đặc biệt là cùng nhau gìn giữ văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình nữa”.

Lễ cầu mùa ở xã Ngọc Động, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng được bà con gìn giữ và trở thành tín ngưỡng dân gian, là cầu nối tâm linh giữa đất trời và con người, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của đồng bào Tày, Nùng. Đây không chỉ là dịp để bà con gặp gỡ, quây quần trò chuyện bên mâm cơm ngày hội mà còn là dịp để trao đổi kinh nghiệm phòng tránh các dịch bệnh của cây lúa, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống lúa mới phù hợp với khí hậu vào sản xuất để có vụ mùa đạt năng suất cao nhất./.

Nông Diệp-Phan Huế

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online