C’rơ pa zay âng Ngọc Hà bơơn bấc chính quyền vel đong xay moon dal, lâng bhrợ tân đôr lâh mơ loom chăp kiêng văn hóa acoon coh tước apêê pr’chấc p’niên.
Đhiệp 24 c’moo ha dợ Rapat Ngọc Hà ặt đhị vel A Đớt, chr’val Lâm Đớt, chr’hoong da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ơy vêy bấc rau coh têy tơợ c’bhuh a din tước zập tr’coọ x’nưl âng acoon coh đay. Rapat Ngọc Hà xay moon, tơợ dzợ p’niên ađoo nắc ơy kiêng taanh a din. N’đhơ nắc pân jưih ha dợ ađoo cung ting pa choom taanh.
Rapat Ngọc Hà xay moon, ơy học xang THPT nắc lướt pa choom I’ih lâng t’vaih pr’đhang xa nập ih lâng a din. Coh t’tun đâu, lêy bấc ngai kiêng ih cơnh xa nập t’mêê lâng bhai a din nắc c’moo 2022, Hà ơy t’vaih k’bhuh taanh a din vêy 7 cha nắc. Lâh mơ ih đoọng ha pêê đhị A Lưới, k’bhuh taanh a din âng a noo dzợ pa câl zập rau n’đoo a dooh đoọng ha peê chr’hoong da din ca coong âng tỉnh Quảng Nam lâng apêê vel coh ca noong k’tiếc Lào.
Rapat Ngọc Hà đoọng năl, zập g’luh tước Lào, anoo lâng k’bhuh taanh buôn chấc k’rong câl zập a din n’ty lâng pr’đươi pa chăm n’đoo a dooh cơnh a riiu, a lung… Nâu năc rau a din ty đhị A Lưới căh dzợ bấc, ha dợ bấc ngai kiêng câl đhơ chr’năp pa câl zăng dal. “Xoọc đâu, đhanuôr buôn câl đươi len căh cợ chỉ tơợ a đhuốc đoọng chô taanh. Zập a din bhrợ tơợ k’paih lâng pr’chăp n’ty coh hêê căh dzợ vêy, ha dợ ooy Lào apêê dzợ đươi dua, bhrợ cơnh ty a hay. Azi nắc tơơm riah ooy Lào, chô ooy Việt Nam ặt ma mông, tu cơnh đêêc bấc k’bhuh xoọng coh Lào nắc a zi tr’câl tr’bhlêy cung buôn. Đăh Lào căh vêy a rác, len, nắc a zi đơơng pa câl râu đâu đoọng ha pêê xang nắc xăl câl râu a hêê căh vêy”.
Zập t’la a din bơơn Rapat Ngọc Hà ih bhrợ ghit bhlầng tu cơnh đêêc bấc ngai kiêng lâng k’dua ih. Anoo dzợ đươi mạng xã hội cơnh facebook, zalo, tiktok đoọng pa căh, pa câl a din nâu đoọng ha zập ngai coh zập ooy. Dâng zập c’moo, Rapat Ngọc Hà vêy pa chô mơ 200 ức đồng tơợ taanh, ih, pa câl a din.
Bh’nơơn xoọc tr’nơợp âng Rapat Ngọc Hà ơy pa dưr pr’đơợ, rau mâng loom tước ha zập pr’chấc p’niên tơợp bhrợ cha, tr’câl tr’bhlêy a din. Pr’zơc Lê Thị Ra ặt coh vel A Đớt, chr’val Lâm Đớt xay moon, buôn nắc pazêng ma nuyh bhrợ m’rau bh’rợ năc căh lâh xay moon đoọng ha pân lơơng năl rau bh’rợ âng đay xoọc bhrợ, ha dợ cơnh lâng Hà nắc đâh xay moon đoọng pân lơơng ting bhrợ têng cơnh ih, cơnh t’vaih pr’đhang liêm đoọng loon ih bhrợ đoọng ha pêê. “Ngọc Hà nắc ma nuyh chăp kiêng bhlầng văn hóa âng ma nuyh hêê, a đoo ting pa choom bấc bhlầng đợ chr’năp văn hóa ty đanh. Rau căh năl năc a đoo tươc lưm apêê t’cooh đoọng t’moh. Pa bhlầng, đhơ pân jưih nắc a đoo choom taanh adin, choom lương chỉ, choom bhrợ tr’xâu, đhơ râu a đoo cung choom bhrợ. K’bhuh tr’cọo x’nưl a đoo cung choom bhrợ, choom plọng. Năc zập bhiệc bhan âng vel đong bhrợ zêng t’đang t’pâh a đoo”.
Ting cơnh p’căn Lê Thị Thêm, Trường phòng Văn hóa – Thông tin chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Rapat Ngọc Hà nắc ma nuyh tr’haanh bhlầng coh lang p’niên vel đong, pa bhlầng nắc đăh zư lêy chr’năp văn hóa ty đanh.
P’căn Lê Thị Thêm đoọng năl, cr’chăl hay, chr’hoong A Lưới vêy bấc chính sách zooi đhanuôr zư lêy lâng pa dưr apêê vel bh’rợ tr’nêng ty đanh. Xoọc đâu prang chr’hoong vêy 18 tổ hợp tác bh’rợ tr’nêng đhị apêê chr’val, thị trấn. Chr’hoong cung đươi dua zên khuyến nông âng tỉnh đoọng zooi, câl máy móc, bhrợ apêê lớp pa choom t’vaih pr’đhang pr’đươi t’mêê, pa choom bh’rợ đoọng ha pêê k’bhuh, tổ taanh adin đoọng pa dưr c’rơ bhrợ têng lâng pa dưr thị trường k’rong câl: “Bh’rợ zư lêy chr’năp băn hóa ty đanh ting bấc ngai por bhrợ pa dưr, pa bhlầng nắc pr’chấc p’niên, bấc ngai chăp kiêng. Cơnh lâng đhr’năng zập rau văn hóa t’mêê tr’luuc cơnh xoọc đâu nắc chr’hoong A Lưới dzợ zư liêm chr’năp văn hóa ty đanh zăng liêm. Coh đêêc, ơy bhrợ têng bấc g’luh bhiệc bhan, tr’thi pa căh xa nập ty đanh, k’rong đơc, chấc lêy rau ty chr’năp ooy văn hóa, tr’coọ x’nưl, ba booch, … Nâu cung nắc xa nay coh Đề án “Zư lêy văn hóa acoon coh” bơơn ngành văn hóa xay bhrợ cung cơnh ơy bấc đhanuôr ting xơợng bhrợ”./.
Tình yêu văn hóa truyền thống của chàng trai Tà Ôi
Đam mê văn hóa truyền thống, chàng trai Tà Ôi - Rapat Ngọc Hà, ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, sưu tầm, quảng bá văn hóa dân tộc qua trang phục thổ cẩm, âm nhạc và góp mặt trong các hoạt động văn hóa cộng đồng. Nỗ lực của Ngọc Hà nhận được đánh giá cao từ chính quyền địa phương và góp phần lan tỏa, khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc đến nhiều bạn trẻ.
Chỉ mới 24 tuổi nhưng Rapat Ngọc Hà ở thôn A Đớt, xã Lâm Đớt, huyện vùng cao A Lưới đã sở hữu các bộ sưu tập quý giá từ trang phục thổ cẩm truyền thống đến các loại nhạc cụ dân tộc. Rapat Ngọc Hà chia sẻ, từ nhỏ anh bị thu hút bởi màu sắc rực rỡ của những bộ trang phục thổ cẩm. Từ yêu thích ban đầu, anh tìm hiểu và học cách dệt thổ cẩm dù là nam giới.
Rapat Ngọc Hà chia sẻ, tốt nghiệp THPT, anh học nghề may rồi mở tiệm và thiết kế trang phục sử dụng chất liệu thổ cẩm. Về sau, anh nhận thấy ngày càng nhiều người đặt may và sử dụng các bộ trang phục cách tân nên đã thành lập nhóm dệt với 7 thành viên vào năm 2022. Ngoài đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại A Lưới, nhóm dệt của anh còn bán các loại tấm thổ cẩm, như chrâr toong, n’đooh, n’li… sang các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam và một số bản vùng biên giới nước bạn Lào.
Rapat Ngọc Hà cho biết, mỗi chuyến sang Lào, anh và nhóm dệt thường tìm mua các loại thổ cẩm cổ được làm từ bông vải và trang trí bằng những cục chì, a riiu (chuông)… Đây là loại thổ cẩm cổ gần như không còn ở A Lưới nhưng lại được nhiều người đặt mua dù giá không hề rẻ. “Hiện nay, bà con chủ yếu dùng len hoặc chỉ mua dưới xuôi để dệt các tấm thổ cẩm. Các tấm vải làm từ vải bông với các vật trang trí cổ bên mình không còn nữa, nhưng bên Lào thì người dân vẫn sử dựng chất liệu cũ, nguyên bản. Chúng tôi có nguồn gốc từ Lào sang Việt Nam sinh sống, còn nhiều bà con bên Lào nên việc trao đổi cũng dễ dàng hơn. Thường thì chúng tôi mang len, chỉ, cườm mang qua Lào để trao đổi. Bà con bên Lào cũng rất thích những tấm thổ cẩm của chúng tôi dệt hiện nay”.
Sáng tạo, tỷ mỷ, khéo léo trong từng đường kim, mũi chỉ, trang phục truyền thống do Rapat Ngọc Hà sản xuất được mọi người yêu thích và đặt may. Anh còn sử dụng các nền tảng xã hội facebook, zalo, tiktok để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến mọi miền đất nước. Bình quân mỗi năm, Rapat Ngọc Hà thu về hơn 200 triệu đồng từ sản xuất và kinh doanh thổ cẩm.
Thành công bước đầu của Rapat Ngọc Hà đã truyền động lực, sự tự tin đến nhiều bạn trẻ khởi nghiệp từ thổ cẩm truyền thống. Bạn Lê Thị Ra, ở thôn A Đớt, xã Lâm Đớt chia sẻ, thường thì những người cùng nghề ít chia sẻ kinh nghiệm với nhau, nhưng Ngọc Hà lại khác. Anh sẵn sàng hướng dẫn tận tình, chi tiết từng đường cắt, may, chia sẻ ý tưởng thiết kế, mẫu mã, hỗ trợ các đơn hàng để kịp giao cho khách. “Ngọc Hà là người rất mê và ham học hỏi nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Đặc biệt, kỹ thuật dệt và may thổ cẩm của bạn ấy còn đẹp hơn nhiều bạn nữ trong vùng. Bạn còn biết chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ nữa. Hầu như, lễ hội văn hóa lớn, nhỏ của địa phương nào Rapat Ngọc Hà cũng tham gia hết”.
Theo bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Rapat Ngọc Hà là nhân tố nổi bật trong giới trẻ địa phương, nhất là ở lĩnh vực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Bà Lê Thị Thêm cho biết, thời gian qua, huyện A Lưới có nhiều chính sách hỗ trợ người dân bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện toàn huyện có 18 tổ hợp tác nghề nghiệp tại các xã, thị trấn. Huyện cũng sử dụng nguồn vốn khuyến công của tỉnh để hỗ trợ, trang bị máy móc, tổ chức các khóa tập huấn cải tiến mẫu mã sản phẩm, đào tạo nghề cho các nhóm, tổ dệt truyền thống nhằm nâng cao năng lực sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ. “Công tác bảo tồn văn hóa truyền thống ngày càng được được nhiều người hưởng ứng, đặc biệt là giới trẻ có đam mê. Trước xu thế nhiều loại hình văn hóa ngoại lai nhưng A Lưới vẫn gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống bản địa khá tốt. Trong đó phải kể đến việc tái hiện các lễ hội, thi trình diễn trang phục truyền thống, sưu tầm và chế tác các loại nhạc cụ, thi hát dân ca, dân vũ… được huyện tổ chức thường xuyên. Đây cũng là nội dung trong Đề án “Bảo tồn văn hóa dân tộc” được ngành văn hóa triển khai thực hiện cũng như nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận của người dân”./.
Viết bình luận