TẾT KHĂN VÀI T’ĐANG PA CHÔ R’VÂIUT RÍ ÂNG MANỨIH TÀY - NÙNG
Thứ sáu, 19:02, 19/07/2024 Hoàng Cường-VOVĐB Hoàng Cường-VOVĐB
Tết gọi vía trâu “Khoăn vài” hay Tết mùng 6/6 âm lịch thường được đồng bào Tày, Nùng các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn tổ chức sau khi đã cấy xong vụ mùa với ý nghĩa "tạ ơn" trâu đã giúp con người sản xuất ra lúa gạo

 

 

Lâng manứih Tày, manứih Nùng, ta rí nắc râu pr’đươi tơợp bhrợ cha, tu bhiệc chóh bêết âng đhanuôr ooy đợ đhị bha nên ruộng zêng cắh choom đươi máy móc. Hay k’noọ tước c’rơ g’lêếh âng ta rí nắc đoo j’niêng bh’rợ hâng hơnh râu c’rơ bh’rợ âng ta rí âng đoọng ha coon manứih vêy bơơn bhrợ mưy hân noo liêm bấc. P’căn Hoàng Thị Nhuận, hội viên Hội pr’hát xa nưl bh’lêê bh’la Việt Nam, manứih vêy bấc xa nay bh’rợ lêy cha mêết đắh văn hoá Tày - Nùng đoọng năl: tr’nơợp nắc zâp j’niêng bh’rợ ma bhưy chr’nắp, bhuốih tô gộ, a’bhô dang ha rêê đhuốch, a’bhô dang zư lêy bh’năn p’rơơi. Zâp râu pr’đươi lêy ra văng tơợ bấc t’ngay ơy, crêê bêl t’ngay 6/6 âm lịch nắc zâp ngai cóh vel trựp méh đấh đoọng ra văng ha bhiệc lêy bhuốih cáih. Bhiệc tr’nơợp c’la đông lêy bhrợ nắc pa liêm pa sạch c’roọl bh’năn ta rí, cắt bha ar bhrông lêệt đợc zâp đhị t’noọl c’roọl băn ta rí, lêệt đhị t’ghêy ta rí lâng cr’noọ zêl t’mứt a’bhưy a’lụ lâng zước rơơm râu pr’đoọng pr’đhooi: “Manứih Tày, Nùng ặt bhrợ ha roo ruộng. Bêl ahay, ta rí ta đươi đoọng bhrợ ruộng chuôr. Tước t’ngay 6/6 âm lịch, bêl ơy xang bhrợ pa liêm k’tiếc, ta rí pa đhêy ặt, đhanuôr manứih Tày, Nùng lêy bhrợ cha tết t’đang pa chô r’vai ta rí tu đhanuôr moon xang mưy hân noo bhrợ zr’nắh, ta rí cung ga lêếh, lêy pa chô r’vai. G’lúh nâu đông n’đoo cung bhrợ bánh, bún, lấh mơ cắh choom cắh váih bún tu bhrợ p’cắh đoọng ha plêệng boo lâng cr’noọ boo đhí liêm crêê, đoọng đợ đhị đhăm ruộng chóh ha roo dưr váih liêm bấc”.

P’căn Nông Thị Hạnh cóh vel Lũng Hoài, chr’val Mã Ba lâng p’căn Nông Thị Anh cóh vel Lũng Kính, chr’val Hồng Sỹ đoọng năl: Hân đhơ zr’lụ Lục Khu, chr’hoong Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng tất c’moo p’răng xơớt, cắh váih ruộng bhrợ ha roo nắc ta rí cung chr’nắp liêm lâng pr’ắt tr’mung đhanuôr Nùng cóh đâu. Tết Khoăn vài ta luôn nặc bhiệc bhan ga mắc chr’nắp lâng đhanuôr cóh đâu: “Tước t’ngay 6/6 zâp ngai đông cung bhrợ bánh, cơnh bánh chưng, bánh dợm, đông n’đoo cung váih lêệ a’tứch a’đha. Azi dzợ zư đợc j’niêng bh’rợ nâu tước xoọc đâu. Đhanuôr cóh vel lêy bhrợ cha tết ga mắc cơnh t’ngay tr’cuôl c’xêê 7, cắh choom lơi jợ tu nắc j’niêng bh’rợ âng acoon cóh zi”.

“Tết t’ngay 6/6 zâp đông bhrợ cha ga mắc bhlâng. Lêệ a’tứch bhuốih tô gộ, j’niêng bh’rợ âng manứih Nùng zi nắc bhuốih mưy p’nong a’tứch, cắh vêy ta cắt k’tứi. Bêl ahay apêê t’coóh t’ha cung bhrợ zâp râu bánh đoọng cha tết. Xang bêl bhrợ bhiệc bhan nâu zâp đông đh’rứah ặt cha pazưm tớt đh’rứah”.

Đợ râu pr’đươi lêy bhuốih bhrợ g’lúh Tết Khoăn vài pa zêng lêệ a’đha, bánh lưng gù ting cơnh t’ghêy ta rí, bún lâng vàng mã, búah lâng zâp râu p’lêê cóh bhươn đông. Ra diu t’ngay 6/6 âm lịch, c’la đông ra pặ zâp râu pr’đươi bh’rợ lêy đương tước giờ Thìn nắc lêy bhuốih bhrợ lâng cr’noọ cr’niêng rơơm zâp a’bhô dang zooi đoọng ha ta rí ma mung k’rơ, têêm ngăn, t’bhlâng zooi đhanuôr đắh bhiệc bhrợ têng cha. Xang bêl bhrợ xang bhiệc bhuốih, c’la đông nâu céh ta rí đơơng đhị toọm k’ruung đoọng pa hoọm, xúah pa liêm đợ râu pr’đươi buôn đươi dua bhrợ ruộng chuôr đoọng liêm sạch. Bêl cha cha đhâng t’ngay 6/6, đông n’đoo cung đoọng ta rí cha lăm lâng zâp râu bánh, bún... đh’rứah lâng hát k’đươi ta rí cha.

P’căn Hà Thị Ỷ, manứih Tày cóh vel Nà Nhừ, chr’val Dân Chủ, chr’hoong Hoà An, tỉnh Cao Bằng đoọng năl: Tết Khoăn vài zâp zr’lụ vêy đợ j’niêng bh’rợ lalay cơnh, hân đhơ cơnh đêếc zêng vêy mưy cr’noọ zr’nưm nắc t’đang pa chô r’vai ta rí chô xang mưy hân noo bhrợ têng zr’nắh k’đhạp: “Tơợ ahay acu lêy apêê ga rựa t’ha moon cha tết t’ngay 6/6 nắc cha tết khoăn vài. Manứih Tày cóh vel zi mưy bhrợ bánh, bún xang nặc cha, cắh vêy bhrợ a’pướih bhuốih, tu cóh đâu cha tết t’ngay 5/5 ga mắc lấh. Xang bhrợ têng ruộng nắc lêy ặt a’ôộm cha cha mưy chu lêy cơnh rao xúah đợc pr’đươi buôn đươi bhrợ ruộng, xang nặc ta rí cung pa đhêy ặt”.

Lâng cr’noọ cr’niêng hay k’noọ lêy bhrợ đoọng ha bhô dang ha rêê đhuốch ơy zooi đoọng boo đhí liêm crêê lâng bhrợ p’cắh loom luônh liêm ta níh lâng ta rí ơy zooi đoọng apêê pa bhrợ bhrợ liêm xang mưy hân noo, Tết khoăn vài ơy váih nắc t’ngay bhiệc bhan ty chr’nắp cắh choom cắh váih âng đhanuôr Tày, Nùng. Bêl đâu cung nặc g’lúh đoọng ặt pa zưm liêm chr’nắp âng zâp apêê cóh pr’loọng đông, vel bhươl, chrooi pa xoọng zư lêy văn hoá chr’nắp đhị bêl bấc râu văn hoá ty xoọc r’dợ bil pất cơnh xoọc đâu./.

TẾT “KHOĂN VÀI”- GỌI VÍA TRÂU CỦA NGƯỜI TÀY - NÙNG

Tết gọi vía trâu “Khoăn vài” hay Tết mùng 6/6 âm lịch thường được đồng bào Tày, Nùng các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn tổ chức sau khi đã cấy xong vụ mùa với ý nghĩa "tạ ơn" trâu đã giúp con người sản xuất ra lúa gạo. Đây cũng là dịp để con cháu trong gia đình đoàn tụ sau vụ mùa vất vả.

Với người Tày, người Nùng, con trâu vẫn là đầu cơ nghiệp, bởi việc gieo trồng của bà con ở những thửa ruộng bậc thang hầu như không thể sử dụng máy móc. "Tạ ơn" trâu khi nông nhàn là phong tục ghi nhận công lao của loài vật này để con người có những vụ mùa bội thu. Bà Hoàng Thị Nhuận, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, người có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Tày-Nùng cho biết: Đầu tiên là các nghi lễ gắn với tâm linh, nghi lễ cúng gia tiên, cúng thần Nông, thần bảo vệ gia súc. Các lễ vật đều được chuẩn bị từ nhiều ngày trước, đúng ngày 6 tháng 6 (Âm lịch) cả bản dậy từ sáng sớm để chuẩn bị sắp lễ cho việc dâng cúng. Việc đầu tiên gia chủ phải làm là dọn dẹp chuồng trâu cho sạch sẽ, cắt giấy hồng dán lên các cột chuồng trâu, dán lên sừng trâu với ý nghĩa xua đuổi tà ma và cầu mọi điều may mắn:  “Người Tày, Nùng gắn với nông nghiệp lúa nước. Ngày xưa, trâu được dùng làm sức kéo chính trong mùa vụ. Đến ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch, khi đã cấy xong vụ mùa, trâu được nghỉ ngơi, bà con người Tày, Nùng tổ chức ăn tết gọi vía trâu bởi vì đồng bào quan niệm sau vụ mùa vất vả, trâu cày bừa mệt nhọc nên hồn siêu phách lạc. Dịp này nhà nào cũng làm bánh, bún, đặc biệt không thể thiếu món bún vì nó tượng trưng cho trời mưa với mong ước mưa thuận, gió hòa tưới tắn cho những cánh đồng lúa vừa cấy”.

Bà Nông Thị Hạnh ở xóm Lũng Hoài, xã Mã Ba và bà Nông Thị Anh ở xóm Lũng Kính, xã Hồng Sỹ cho biết: Mặc dù vùng Lục Khu, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng quanh năm khô hạn, không có ruộng cấy lúa nhưng con trâu cũng gắn liền với đồng bào Nùng nơi đây. Tết “Khoăn vài” luôn là sự kiện lớn đối với bà con nơi đây: “Đến ngày mùng 6 tháng 6 thì nhà nào cũng làm bánh, nào là bánh chưng, bánh dợm, nhà nào có vịt thì thịt vịt, có gà thì thịt gà. Chúng tôi vẫn giữ phong tục từ trước tới giờ. Bà con trong bản tổ chức ăn tết to như rằm tháng bảy, không thể bỏ được bởi vì đó là phong tục của dân tộc mình”.

 “Tết mùng 6 tháng 6 nhà nào cũng ăn to lắm. Thịt gà làm mâm cúng tổ tiên, phong tục của người Nùng bản tôi thì cúng gà cả con chứ không chặt ra từng miếng. Ngày xưa thấy người già cũng làm đủ loại bánh để ăn tết. Sau khi làm lễ xong thì cả nhà cùng ăn bữa cơm quây quần bên nhau”.

Lễ vật để dâng cúng dịp Tết “khoăn vài” gồm, thịt vịt, bánh lưng gù hình sừng trâu, bún cùng vàng mã, rượu và các loại quả trong vườn nhà. Sáng mùng 6 tháng 6 (âm lịch), gia chủ sắp đồ lễ và chờ đúng giờ Thìn mới dâng lên bàn thờ với mong muốn các bậc thần linh phù hộ cho đàn trâu mạnh khỏe, bình an, tiếp tục giúp người dân việc cày bừa trong vụ sau. Sau khi đã hoàn tất việc cúng lễ, gia chủ dắt trâu, vác cày, bừa ra sông, suối để tắm cho trâu, rửa dụng cụ cày, bừa sạch sẽ. Bữa cơm trưa ngày mùng 6 tháng 6, nhà nào cũng cho trâu ăn trước với các loại bánh, bún... cùng câu hát mời trâu ăn.

Bà Hà Thị Ỷ, người Tày ở xóm Nà Nhừ, xã Dân Chủ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng cho biết: Tết “khoăn vài” mỗi vùng có những nghi thức khác nhau nhưng đều mang một mục đích chung là gọi vía trâu về sau mùa vụ cày bừa vất vả, mệt nhọc: “Từ xưa đã thấy các cụ bảo ăn tết mùng 6 tháng 6 là ăn tết “khoăn vài”. Người Tày ở làng tôi thì chỉ làm bánh, bún rồi ăn chứ không làm mâm cúng vì ở đây ăn tết mùng 5 tháng 5 to hơn. Cày cấy xong rồi thì tổ chức ăn một bữa coi như rửa nông cụ, sau đó con trâu sẽ được nghỉ ngơi”.

Với mong muốn tạ ơn Thần Nông đã phù hộ cho mưa thuận gió hòa và tỏ lòng biết ơn đối với con trâu giúp nhà nông hoàn thành mùa vụ, Tết “khoăn vài” đã trở thành ngày lễ truyền thống không thể thiếu của đồng bào Tày, Nùng. Đây cũng là dịp để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, làng bản, góp phần gìn giữ nét văn hóa độc đáo trong khi nhiều nét văn hóa truyền thống đang dần bị mai một như hiện nay./.

Hoàng Cường-VOVĐB

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC