Đhr’niêng bh’rợ cha ha roo t’mêê âng ma nưih Cơ Tu
Thứ năm, 09:02, 13/05/2021
Dha nuôr apêê acoon coh zr’lụ Trường Sơn – Tây Nguyên vêy bâc bhiêc bhan đhr’niêng bh’rợ pr’hay chr’năp. Đhị chr’hoong da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, muy coh bâc đhr’niêng bh’rợ chr’năp coh c’moo âng apêê acoon coh đhị đâu năc bhiêc bhan đhr’niêng bh’rợ cha ha roo t’mêê. La lay lâng ma nưih Pa Cô, đha nuôr Cơ Tu coh chr’hoong A Lưới bhrợ đhr’niêng bh’rợ n’nâu bêl hân noo xoot pay căh âi xang.

Đhị chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế apêê acoon coh cơnh Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu zêng bhrợ dhr’niêng cha ha roo t’mêê ( ma nưih Pa Cô moon năc Aza). Bhiêc bhan đhr’niêng bh’rợ cha ha roo t’mêê buôn ta bhrợ moot c’xêê 7, c’xêê 8 âm lịch zâp c’moo. N’đhơ mr’cơnh ooy cr’chăl bhrợ têng, n’đhang đhrniêng bh’rợ âng muy c’bhuh acoon ma nưih năc vêy đợ la lay cơnh, n’đhơ bh’rợ bhrợ ga măc k’tứi âng đhr’niêng. Nghệ nhân Hồ Thị Tư coh vel A Năm, chr’val Hồng Vân, chr’hoong A Lưới đoọng năl:“ Cơnh lâng ma nưih Tà Ôi, Cơ Tu, đhr’niêng bh’rợ cha ha roo t’mêê bhrợ têng coh pr’loọng đong, c’bhuh xoọng a năm, n’đhang Pa Cô năc bhrợ prang vel. Râu la lay muy râu cớ năc coh a pươih bha nuôih. A pươih bha nuôih âng ma nưih Tà Ôi, Cơ Tu năc đhêêng vêy 1 bêệ a năm, ha dợ ma nưih Pa Cô năc vêy tươc 7 a pươih bha nuôih.

Bha nuôih bhuôih apêê a bhô dang bơơn c’la đong ra văng z’zăng ghit, cơnh cha nêêh, a vị ha roo t’mêê, p’lêê p’coo, a oc a tưch… zêng chơơih pay râu yêm bhlâng. Ting t’cooh A rât Việt coh chr’hoong A Lưới, ma nưih Cơ Tu năc muy xoot m’bứi coh ha rêê chô đơơng bhuôih. Xang n’năc bêl xang bhuôih năc đha nuôr vêy choom tươc xoot pay cớ ha roo. Ha dợ ma nưih Pa Cô năc xang bêl xoot pay năc vêy bhuôih bhrợ:“Cha ha roo t’mêê năc pay m’bứi đhêêng bhuôih, xang bhuôih, năc vêy choom xoot pa zêng ha roo coh ha rêê cơnh lâng rơơm kiêng vêy choor châc lâh. N’dhơ pân jưih pân đil zêng lươt xoot ha roo căh vêy xay moon năc muy pân đil căh câ muy pân jưih.”

Bh’rợ pay ha roo coh ha rêê chô bhuôih âng ma nưih Cơ Tu coh A Lưới công pa bhlâng liêm ta nih, tơợ bh’rợ xoot ha roo tươc puôh, cloh xang năc zêệ avị. Pa bhlâng năc, ting a noo Tarương Rân, a vị bhuôih đoọng ha đhr’niêng bh’rợ cha ha roo t’mêê năc đoo ha roo t’mêê ta xoot:“Ma nưih Cơ Tu năc xoot pay muy n’dzay a năm căh vêy xoot pay bâc. Xang n’năc puôh ta priêng, cloh xang năc zêệ âng apêê đoo đươi avị n’năc đoọng bhuôih.”

Ma nưih Cơ Tu coh A Lưới bhrợ bhuôih cha ha roo t’mêê bêl ra diu. Ting đha nuôr moon, ra diu năc bêl plêêng k’tiêc liêm ch’ngaach bhlâng coh t’ngay. Bêl bhrợ ga măc, đha nuôr Cơ Tu buôn bhrợ x’nur l’lăm bêl bhrợ dhr’niêng cha ha roo t’mêê. Xa nur vêy chr’năp coh pr’ăt tr’mông âng đha nuôr acoon coh zr’lụ Trường Sơn – Tây Nguyên. Coh bâc bhiêc bhan âng đha nuôr, cha ha roo t’mêê, bhrợ pr’ngooch, … căh choom căh vêy x’nur. Ting t’cooh A rât Việt, đoọng đhr’niêng bh’rợ cha ha roo t’mêê dưr liêm choom, t’cooh vel vêy k’đươi zâp ngai coh vel pa chung lâng k’đươi bh’rợ liêm ta nih. T’cooh Arất Việt đoọng năl p’xoọng:“T’cooh vel k’đươi pa zêng đha nuôr mr’cơnh xa nay đoọng bhrợ cha ha roo t’mêê. Coh t’cooh vel vêy  c’lâng bh’rợ đoọng ra văng râu đâu râu tôh căh câ ra văng đoọng ha pêê pr’loọng đong liêm ghit đoọng zâp ngai ma k’rang bhrợ, pa đhang cơnh t’ngay thứ 7 năc vêy k’rong pa chung bêl ra diu căh câ đhâng, ha bu đoọng bhrợ bhuôih./.”

Lễ hội mừng cơm mới của người Cơ Tu

                                        (Vov4)

Đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên có rất nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc trưng. Tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, một trong các lễ hội quan trọng trong năm của các dân tộc nơi đây là lễ hội mừng cơm mới. Khác với người Pa Kô, đồng bào Cơ Tu ở huyện vùng cao A Lưới tiến hành lễ hội khi vụ mùa thu hoạch chưa hoàn tất.  

Tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế các dân tộc như Pa Kô, Tà Ôi và người Cơ Tu đều tổ chức lễ hội mừng cơm mới. Lễ hội mừng cơm mới thường diễn ra vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hằng năm. Tuy giống nhau về tên gọi, thời điểm tổ chức, nhưng lễ hội của mỗi tộc người lại có những điểm khác biệt, cả về quy mô lẫn quy trình của buổi lễ. Nghệ nhân Hồ Thị Tư ở thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới cho biết: “Đối với người Tà Ôi, Cơ Tu, lễ hội Aza thường tổ chức trong phạm vi gia đình, họ hàng, nhưng người Pa Kô thì tổ chức phạm vi cả làng. Sự khác biệt thứ 2 là ở mâm cúng. Mân cúng của người Tà Ôi, Cơ Tu chỉ có 1 mâm duy nhất, còn người Pa Cô thi có tới 7 mâm cúng.”  

Trong lễ mừng cơm mới tổ chức quy mô cộng đồng của người Cơ Tu có phần lễ và phần hội. Lễ vật dâng lên các vị thần được gia chủ chuẩn bị rất kỹ càng, các vật phẩm như gạo, cơm trắng, bánh trái, lợn, gà ...đều chọn loại ngon nhất. Theo ông A’rât Việt ở huyện A Lưới, người Cơ Tu chỉ gặt một ít lúa trên nương mang về làm lễ rồi tổ chức cúng cơm mới. Sau khi tổ chức lễ xong thì bà con mới tiếp tục thu hoạch mùa màng. Còn người Pa Cô thì sau khi thu hoạch xong mới tổ chức: “Mừng lúa mới thì là một nửa lúa đã thua hoạch rồi mới làm cúng, còn nửa kia thì để lại sa khi cúng mình sẽ thu hoạch tiếp với mong muốn nó nhiều hơn, mừng thì nhiều hơn. Quan niệm là thế. Cả nam và nữ đều đi cắt lúa không có nam riêng nữ riêng.”

Quy trình lấy lúa trên nương về cúng lễ mừng cơm mới của người Cơ Tu ở A Lưới cũng rất bài bản, từ công đoạn gặt lúa đến phơi, giã rồi nấu thành cơm. Đặc biệt, Theo anh Tarương Rân, lễ mừng cơm mới bắt buộc phải là gạo được thu hoạch trong vụ mùa mới nhất: “Người Cơ Tu chỉ thu hoạch một gùi thôi chứ không thu hoạch nhiều. Xong rồi mình phơi khô, xay thốc ra thành gạo rồi nấu chín và người ta dùng cơm đó để cúng.”

Người Cơ Tu ở A Lưới tổ chức lễ mừng cơm mới vào buổi sáng. Theo quan niệm của bà con, buổi sáng là lúc khí trời tốt nhất trong ngày. Khi tổ chức trong phạm vi cộng đồng, đồng bào Cơ Tu sẽ dựng cây nêu trước khi tổ chức lễ mừng cơm mới. Cây nêu có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. Trong nhiều lễ hội truyền thống của bà con như mừng lúa mới, cầu mưa hay lập làng, đâm trâu... không thể không có cây nêu. Theo ông A’rât Việt, để lễ hội mừng cơm mới diễn ra tốt đẹp, già làng sẽ mời tất cả các gia đình trong làng họp bàn và phân công nhiệm vụ cụ thể. Ông A’ra Việt cho biết thêm:Già làng thúc đẩy mà toàn dân nhất trí để tổ chức mừng lúa mới.  Trong già làng có kế hoạch để chuẩn bị cái này cái kia hoặc là chuẩn bị cho các gia đình cụ thể các việc như phần 1, phần hai, phần 3 phần 4 để mỗi người tự lo để đến ngày, ví như ngày thứ 7 sẽ tập trung luôn vào buổi sáng hay buổi trưa hoặc chiều để làm lễ.”/.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC