Dị ứng thời tiết: Pazêng rau nắc lêy năl
Thứ tư, 00:00, 01/04/2020
Dị ứng thời tiết nắc cr’ay crêê tước hệ miễn dịch âng a chắc a rang dưr vaih cơnh lâng a chắc a rang moọt pazêng cr’chăl p’lăh t’ngay c’xêê, buôn lêy n’leh l’bhlộ l’bhlột ca cọt… Cr’ay căh choom pa dưah nắc buôn vaih rau cr’pân cơnh nhiễm trùng n’căr, k’đhap p’hơơm, huyết áp xiêr…

Hau tu a chắc a rang dị ứng thời tiết?

Dị ứng thời tiết nắc tu puih-cha cệêt âng pleng k’tiếc tr’xăl bhrợ căh liêm tước  lâng vaih rau ha dưr âng dị nguyên tri căh cợ tr’xăl nồng độ phấn hoa coh không khí. Bêl crêê cr’ay, ma nuyh ca ay nắc n’leh bhrôông coh n’căr. Bơr pêê cha nắc dị ứng thời tiết dzợ đh’rưah lâng apêê ca ay c’lâng pr’hơơm, moh, mr’loọng… bhrợ ma nuyh ca ay lưm k’đhap k’ra coh pr’ặt tr’mông zập t’ngay.

Rối loạn hệ miễn dịch coh a chắc nắc rau tu bhrợ  vaih dị ứng thời tiết. Tợơ đếêc n’leh apêê dị ứng, vaih bấc bấc kháng thể, chất hoá học coh a chắc đoọng cha groong rau dưr vaih tợơ môi trường đăh nguôi, bhrợ vaih căh liêm tước a chắc a rang. Cơ chế dưr vaih histamine cung nắc bh’rợ chr’năp bhlầng coh hệ miễn dịch cung bhrợ cắh liêm tước đhr’năng dị ứng.

N’leh âng dị ứng thời tiết

Gluh ban: Ban n’leh coh n’căr lâng pazêng l’tụ bhrôông, pa bhlầng nắc đhị zr’lụ têy, dzung, zêng lâng đhị mặt đớc nắc dị ứng thời tiết đhị mặt. Pazêng ban nau bhrợ a chắc zân ma nuyh c’cọot, k’đhap ặt tớt, kiêng k’bọoc, mơ k’boọc mơ trơơi pậ bhưah lâh lâng vaih tin k’bhuh coh n’căr.

Ca ay moh dị ứng: Đhr’năng nâu buôn lưm đhị pazêng ma nuyh ca ay buôn dị ứng thời tiết. Bêl crêê cr’ay, ma nuyh ca ay nắc xợơng gooh mr’loọng, c’coọt moh, pa chếêh, đâl moh, hooi đác moh, căh choom bếch pị, kiêng bếch bêl t’ngay, nhưh a chắc a zân… Ma nuyh ca ay nắc ta luôn xợơng k’đhap đhị zr’lụ moh ting g’luh đanh tợơ 20-30 phút. Lêy ooy mức độ dị ứng ngân nắc apêê g’luh ca ay moh dị ứng cung lalay.

Ploh m’mây cấp tính: nắc đoo nắc đhr’năng buôn lêy lâng nắc cung đhr’năng cr’pân cơnh lâng ca ay dị ứng thời tiết ploh m’mây đhị cr’chăl lâh u ngân. Plóh m’mây cấp tính nắc ploh bịng a chắc a zân bhrợ k’đhap p’hơơm, huyết áp xiêr đâh bhlầng, sốc phản vệ lâng buôn vaih đhr’năng chệêt bil.

Bhih p’nung: Apêê ca ay nắc n’leh dị ứng, n’leh l’bhlộp bhrôông, hooi đác, bấc xiêl a cọ, đhị têy, t’cool lâng mặt. Zập g’luh pr’nung vaih nắc buôn vaih đanh lâng bhrợ căh liêm tước n’căr âng ma nuyh ca ay. Đọong g’đéch đhr’năng căh liêm crêê tước c’rơ tr’mông lâng oó đoọng pr’nung ngân lâh mơ,  nắc lêy pa dưah pa đâh.

Gr’ọoc mr’loọng, k’ooh căh cợ k’đháp p’hơơm: Apêê đhr’năng nâu n’leh buôn vaih bấc chu mơ chu pleng k’tiếc tr’xăl căh cợp’lăh t’ngay c’xêê, nắc lêy khám sàng lọc đâh bơơn lêy hen phế quản đoọng cha mệêt lêy đhr’năng cr’ay liêm choom, oó đoọng cr’ay ngân lâh, pa bhlầng nắc buôn lưm đhị p’niên k’tứi căh cợ pazêng ngai crêê hen phế quản lalăm đếêc ha dợ căh ơy bơơn lêy cha mệêt đhr’năng cr’ay liêm choom.

Cha groong lâng pa dưah nắc lêy bhrợ n’hau?

Đh’rưah lâng bh’rợ pa dưah dị ứng thời tiết lâng apêê za nươu, bhiệc xăl cơnh ặt ma mông, sinh hoạt cung nắc rau chr’năp bhlầng coh bhiệc pa dưah liêm choom cr’ay nâu. Pazêng rau căh loih nắc lêy pa liêm pazêng:

Âm bấc đác p’lêê p’coo đoọng pa dưr c’rơ âng a chắc đoọng cha groong pazêng rau buôn bhrợ dị ứng tợơ môi trường đăh nguôi. Cha bấc p’lêê p’coo vêy bấc Vitamin C, âm bấc đác đoọng pa liêm a chắc a rang. Choom đươi dua pazêng za nươu bổ vêy vitamin B1, B6, B12. Pa xiêr cha pazêng ch’na buôn bhrợ vaih dị ứng cơnh a chông a xiu, nhộng, tâm phóc. Căh âm hót đhạ, âm rau vêy cồn cơnh bia a lắc, oó pa đăn lâng g’doọc hót, bhrung bhrăng, phấn hoa.

Zư a chắc a zân đhị nhiệt độ tệêm ngăn đoọng g’đéch đhr’năng nhiệt độ a chắc tr’xăl pâm bhroọt. Pa gớt a chắc a rang ta luôn đoọng t’bhlầng c’rơ cha groong cr’ay. Xập xa nập k’đặ, nhuum lâng chrệêp cr’hấu, zooi đoọng n’căr oó tân grụt lâng dị ứng doó choom trơơi prang a chắc a zân.

Bêl n’căr n’leh dị ứng, c’cọot nắc zư a chắc liêm sạch đhị pazêng dị ứng lâng tước bác sĩ bêl n’leh rau cha chrih. Oó g’đéch căh cợ đoọng crêê tân grụt tu n’căr buôn nhiễm trùng căh cợ viêm n’căr. Cơnh lâng pazêng apêê ca ay n’leh âng cay xoang moh dị ứng, lêy por boóp bêl gluh ooy c’lâng lâng oó lâh pa đăn lâng a coon nạ./.

Tăng cường uống nước và bổ sung khoáng chất

Dị ứng thời tiết: Những điều cần biết

                                                                                                            Theo Suckhoedoisong.vn

Dị ứng thời tiết là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, xảy ra đối với cơ thể vào những thời gian chuyển mùa hay thời tiết thay đổi đột ngột, biểu hiện thường thấy là nổi mề đay, nổi mẩn ngứa... Bệnh không được khắc phục có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, khó thở, tụt huyết áp,...

Vì sao cơ thể bị dị ứng thời tiết?

Dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng - lạnh, độ ẩm thay đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, và có các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Một số trường hợp dị ứng thời tiết còn đi kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng...khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết. Từ đó sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh ra hàng loạt các kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, gây hại tới cơ thể. Cơ chế sản sinh histamine cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch cũng gây ảnh hưởng nhất định đến tình trạng dị ứng.

Biểu hiện của dị ứng thời tiết

Phát ban: Ban xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt gọi là dị ứng thời tiết ở mặt. Những ban này làm cho cơ thể có cảm giác ngứa, khó chịu dẫn đến động tác gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.

Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng này dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung... Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt, kéo dài khoảng từ 20-30 phút. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng cũng khác nhau.

Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng đặc trưng và cũng là triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh dị ứng thời tiết nổi mề đay đã ở giai đoạn nặng. Nổi mề đay cấp tính là nổi mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.

Chàm bội nhiễm: Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh. Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngăn ngừa chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn, cần phải can thiệp sớm.

Khò khè, ho hoặc khó thở: Các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.

Phòng ngừa & điều trị, nên làm gì?

Bên cạnh phương pháp điều trị dị ứng thời tiết bằng các loại thuốc, việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả căn bệnh này. Những thói quen cần duy trì bao gồm:

Uống nhiều nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài. Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể. Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12. Hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng. Không sử dụng thuốc lá, thức uống có cồn như bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa.

Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường sức đề kháng. Mang những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi nhằm giúp cho da hạn chế bị cọ xát và dị ứng không thể lan rộng khắp cơ thể.

Khi da có dấu hiệu dị ứng sẩn ngứa thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng và đi đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường. Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng, cần đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế tiếp xúc với những loại động vật./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC