Đợ manuýh ta đhâm c’mor zay lâng bh’rợ ha rêê đhuốch
Thứ hai, 00:00, 15/10/2018
Muy cha nắc kỹ sư cắh dzợ ắt pa bhrợ cóh phố dưr chô ooy bhươl cr’noon đong chóh tri cóh đong céch, cắh cậ ađoo pân juýh 9X bơơn bấc zên tơợ bh’rợ chóh sen, tơơm súng cha năm… nắc dưr váih manuýh liêm choom bhlâng tu kiêng bhrợ têng bh’rợ ha rêê đhuốch cóh Quảng Nam

 

Chô n’đắh phố ooy bhươl cr’noon đoọng chóh tri

Tốt nghiệp ngành điện cơ Trường Đại học Bác khoa Đà Nẵng, Nguyễn Sư Dũng, 29 c’moo, vel đong cóh chr’val Đại Lãnh, chr’hoong Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam pa bhrợ đhị muy công ty lâng đợ zen lương cộng zập đoọng đươi dua cóh pr’ắt tr’mông. C’moo 2017, Dũng cắh dzợ pa bhrợ, chô n’đắh phố ooy bhươl cr’noon, chêếc pa choom bh’rợ chóh tri bào ngư bhrậu tơợ bha ar bha tơ, tơợ kinh nghiệm âng manuýh l’lăm bhrợ têng, chêếc pazêng rau pr’đươi đoọng bhrợ têng. Lâng c’năl ơy bơơn n’năl, Dũng nắc lướt vặ zên, xang n’nắc bhrợ têng đong đớc pr’đươi, tang puáh, 3 đong chóh tri lâng đhăm ga mắc 600m2. Lâng 3 đong ươm, chóh tri ga mắc 100m2 cóh muy đong. Rau chr’nắp nắc Dũng ma chêếc bhrợ máy hấp ra lóc vi trùng, pr’đươi tưới tự động, pr’đươi cámr biến đăng nhiệt độ, độ ẩm tự động cóh pazêng đong ươm, chóh nắc cắh bhrợ cơnh ty đanh. Bh’rợ hấp ra lóc vi trùng cóh pr’đươi, x’rang đoọng chóh tri, bấc pr’loọng đong nắc dzợ hấp lâng óih, nắc Dũng ơy bhrợ gọp hấp lâng điện nắc đhiệp muy ng’chơ đị nắc xang. N’jứah bhrợ têng lêy, n’jứah đoọng tri ha apêê đương pa câl cóh zr’lụ đêếc, Dũng n’jứah pa liêm pa crêê pazêng bh’rợ bhrợ têng, bhr’lậ máy móc, pr’đươi đoọng t’hước ooy bh’rợ tự động cóh bh’rợ pa bhrợ, bhrợ k’miáh t’ngay c’xêê, manuýh bhrợ, n’jứah bhrợ t’váih pr’đươi sạch liêm.

Ảnh: Tr. Nhân

  Ting cơnh bh’rợ, x’rang chóh tri nắc bhrợ tơợ bắh cưa, n’cam cao su vêy ta ủ lâng vôi (đoọng pa xiêr đợ vi sinh cắh liêm crêê, bhrợ sạch tri) k’dâng 7 t’ngay, xang n’nắc tôm cóh bao, chọ pa nhâm xang n’nắc đơơng hấp t’bil vi trùng k’dâng 10 tiếng, bêết m’ma xang n’nắc đơơng âng ooy đong ươm ( tơợ t’ngay 26- 28 t’ngay), bêl trí váih pr’họm bhoóc, nắc dzông cóh x’rang, réh 4 c’lâng cóh bao tri. Xang n’nắc zư lêy, đớc độ ẩm tơợ 27- 28 độ C, pazum đh’rứah lâng pr’đươi bhrợ pa chrộ. Xang n’nắc zư lêy cóh m’pâng t’ngay nắc tri ch’mắt váih lâng nắc choom ặ ng’pêếh. Pazêng tri bhrậu xang ng’pêếh nắc chắt váih cớ, tu cơnh đêếc t’ngay hân đoo Dũng công vêy tri đoọng đơơng đoọng apêê pa câl cóh chợ, hân đhơ xoọc cr’chăl pleng k’tiếc cắh liêm nắc công vêy tri. Đong chóh bhrợ tri n’nâu bhrợ t’váih lấh tơợ 20- 30kg tri bào ngư cóh zập t’ngay lâng chr’nắp tơợ 6 r’bhâu tước 7 r’bhâu đồng muy kg, bấc bhlâng tơợ 10- 15 r’bhâu đồng muy kg. Dũng xoọc ch’mêết lêy muy bơr rau tri đoọng chóh bhrợ lêy. A đoo k’nặ k’rong bhrợ t’bhứah zr’lụ chóh bhrợ. Bhrợ têng lâng cr’noọ nắc ng’bhrợ ha đay, bhrợ c’la t’ngay c’xêê bhrợ lâng bh’nơơn âng đay nắc ba buôn lấh mơ. Acu xoọc bhr’lậ, bhrợ têng pa liêm pa xang bh’rợ chóh bhrợ, ting t’ngay nắc bhrợ tự động pazêng bh’rợ chóh bhrợ. Rơơm kiêng nắc vêy đợ rau liêm buôn tơợ xa nay, chính sách pa dưr bh’rợ k’rong bhrợ ooy nông nghiệp, ooy bhươl cr’noon, pa dưr nông nghiệp công nghệ dal dưr váih k’rơ lấh mơ dzợ - Dũng prá cơnh đêếc.

9X chóh sen, tơơm ta rung cha năm

Công nắc 1 ta đhâm p’niên cơnh Nguyễn Sư Dũng, ađoo pân juýh Đặng Hiệp Hoàng ắt cóh thị trấn Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nắc bơơn bấc zên tơợ bh’rợ chóh sen, tơơm ta rung cha năm.

Hân noo sen váih pô la liêm, tơơm súng cha năm váih pô tơợ c’xêê 4 tước c’xêê 8 cóh zập c’moo, công vêy m’ma sen mơ 3 c’xêê nắc váih pô muy chu, ha dợ cơnh la lay nắc Đặng Hiệp Hoàng choom chóh lâng bhr’lậ đhr’năng váih pô âng sen mơ 1 c’xêê. Lấh ooy hân noo sen bha lâng, Hoàng nắc dzợ bhr’lậ sen váih pô cóh cr’chăl crêê cơnh tu đươi dua bh’rợ kỹ thuật. Cóh cr’chăl hân noo bha lâng, bhươn pô cha năm âng Hoàng nắc vêy tước lấh 100 bêệ chậu sen, bơr pêê zệt chậu tơơm súng cha năm. Đươi vêy kỹ thuật, Hoàng nắc choom bhrợ t’váih ruúh sen, tơơm súng cha năm la lay hân noo, pr’họm la liêm. Pazêng m’ma sen Hoàng chô đơơng nắc vêy bấc thị trường đươi dua cơnh cung đình bhoóc, hồng bách diệp, bhoóc bhrôồng, pô nhật bhoóc. Hoàng nắc dzợ đơơng âng m’ma súng cha năm cóh prang miền chô đơơng chóh lêy, xang n’nắc nắc bhrợ t’váih pr’họm la liêm. A đoo xay moon, đoọng sen chớh pô, bh’rợ lêy pay m’ma chr’nắp pa bhlâng, k’lung sen nắc chóh vêy zập mắt, acọ hoch doọ tr’đéh, k’tiếc chóh sen nắc k’tiếc ma chắc, k’tiếc ruộng, bhrợ pa nhoonh đớc ooy chậu, lúc l’lăm phân NPK ra lúc lâng k’tiếc, p’xoọng đác đoọng trọm đác cóh ha dum bhrợ t’váih a bhị sen, tưới đác ta luôn cóh zập t’ngay.

Nắc manuýh bhrợ bh’rợ hành chính, đoo bêl doọ trơ vâng, Hoàng nắc pa chắp ch’mêết lêy cớ, ta moóh, chêếc n’năl cóh sách báo, tơợ kinh nghiệm âng manuýh l’lăm chóh bhrợ, ta luôn chêếc lêy n’năl đoọng sen váih pô liêm bhlâng, váih đơớh. Tơợ bh’rợ chóh bhrợ cha ớh, Hoàng dưr bơơn zên bấc pa bhlâng tơợ pô cha năm. Manuýh nhăn câl cóh c’lâng facebook bấc pa bhlâng. Bêl ơy kiêng pô hân đoo, xay moon đợ bấc, ta mooi nắc bơơn đớp m’ma pô cóh c’lâng bưu điện lâng pazêng bh’rợ đơơng âng cơnh lơơng, ting n’nắc nắc dzợ vêy bh’rợ xay moon h’cơnh ng’chóh bhrợ. Nâu đoo nắc bh’rợ p’xoọng, chóh bhrợ đoọng bhui har, nắc đợ zên bơơn pay pa chô công z’zăng bấc- Hoàng prá cơnh đêếc./.

 

Những người trẻ mê làm nông

        Một kỹ sư rời phố về quê trồng nấm trong nhà kín, hay chàng trai 9X có thu nhập khá nhờ chuyên canh giống sen, súng kiểng... đã trở thành những điển hình về người trẻ mê làm nông ở Quảng Nam.

Rời phố về quê trồng nấm

Tốt nghiệp ngành điện cơ Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Nguyễn Sư Dũng, 29 tuổi, quê xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam làm việc tại một công ty với mức lương tạm đủ trang trải. Năm 2017, Dũng nghỉ việc, rời phố về quê, mày mò tìm hiểu kỹ thuật trồng nấm bào ngư tím từ sách vở, từ kinh nghiệm của người đi trước, rồi lặn lội tìm nguồn nguyên liệu sản xuất. Với kiến thức có được, Dũng mạnh dạn vay mượn tiền, rồi xây dựng kho nguyên liệu, sân phơi, 3 nhà nuôi trồng nấm với diện tích 600m2. Riêng 3 phòng ươm, trồng nấm có diện tích 100m2/phòng. Điều đặc biệt là Dũng đã tự mày mò chế tạo máy hấp thanh trùng, hệ thống tưới tự động, hệ thống cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm tự động trong các nhà ươm tạo, nuôi trồng nấm chứ không làm thủ công. Công đoạn hấp thanh trùng nguyên liệu, giá thể trồng nấm, nhiều hộ sản xuất vẫn hấp bằng củi, nhưng Dũng đã tạo nồi hấp bằng điện nên chỉ cần bật/tắt công tắc. Vừa sản xuất thử nghiệm, vừa cung ứng nấm cho tiểu thương tại chỗ, Dũng vừa hoàn thiện các quy trình sản xuất, điều chỉnh lại máy móc, thiết bị để hướng tới sản xuất tự động hóa hoàn toàn, giúp tiết kiệm thời gian, nhân công, vừa tạo sản phẩm sạch bệnh.

Theo quy trình, giá thể trồng nấm là từ mùn cưa, bột cao su được ủ với vôi tôi (để giảm vi sinh có hại, làm sạch nấm) khoảng 7 ngày, sau đó đóng bao, cột kỹ rồi đem ra hấp thanh trùng khoảng 10 tiếng, cấy meo giống rồi cho vào nhà ươm (26 - 28 ngày), khi nấm ra màu trắng, cho lên giàn treo, rạch 4 đường quanh bao bịch nấm. Tiếp tục chăm sóc, duy trì độ ẩm 27- 28oC, kết hợp với hệ thống làm lạnh. Thời gian khoảng hơn nửa ngày là nấm nứt và có thể hái được. Các lứa nấm bào ngư tím cứ nối tiếp nhau nên ngày nào Dũng cũng có sản phẩm cung ứng cho tiểu thương các chợ, kể cả thời điểm thời tiết khắc nghiệt. Nhà sản xuất nấm này cho ra hơn 20 - 30kg nấm bào ngư/ngày với giá bán 6.000 - 7.000 đồng/kg, cao điểm từ 10 - 15.000 đồng/kg. Dũng đang nghiên cứu một vài chủng loại nấm để tiếp tục sản xuất thử nghiệm. Anh dự định sẽ đầu tư mở rộng thêm cơ sở sản xuất trên diện tích vườn rộng lớn còn lại. “Làm việc với tâm thế là làm cho mình, làm chủ được thời gian và thành quả của mình thì sẽ thoải mái hơn nhiều. Tôi đang điều chỉnh, hoàn thiện quy trình, dần tự động hóa khâu sản xuất. Mong sẽ được tiếp sức từ những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiện hành” - Dũng nói.

9X trồng sen, súng kiểng

Cũng là 1 thanh niên trẻ như Nguyễn Sư Dũng, chàng trai Đặng Sĩ Hoàng Hoàng ở thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam lại có thu nhập cao nhờ trồng sen, sung kiểng.

Mùa sen cho bông đẹp, sung mãn kéo dài từ tháng 4 tới tận tháng 8 hằng năm, cũng có giống sen cứ 3 tháng cho hoa một lần, nhưng khác biệt là Đặng Hiệp Hoàng có thể trồng và điều chỉnh quá trình ra hoa của sen chỉ mất 1 tháng. Ngoài sen chính vụ, Hoàng còn có thể điều chỉnh sen ra hoa ở thời điểm phù hợp nhờ áp dụng kỹ thuật. Ở thời điểm chính vụ, vườn hoa kiểng của Hoàng luôn có hơn 100 chậu sen, vài chục chậu súng. Nhờ kỹ thuật, Hoàng có thể cho ra các lứa sen, súng kiểng trái vụ, màu sắc đẹp, nhã. Các giống sen Hoàng thu thập rất được thị trường ưa chuộng như cung đình trắng, hồng bách diệp, trắng hồng, hoa nhật trắng. Hoàng còn đưa các giống súng kiểng khắp mọi miền về gây trồng thử nghiệm rồi lai tạo màu chuẩn. Anh cho biết, để sen nở hoa, khâu chọn giống rất quan trọng, củ sen được trồng phải có đầy đủ mắt, đầu nhọn không bị gãy, đất trồng sen phải là đất thịt, đất mặt ruộng, đập vụn bỏ vào chậu, bón lót NPK trộn đều với đất, thêm nước để ngâm qua đêm tạo bùn trồng sen, tưới nước thường xuyên mỗi ngày.

Là một nhân viên hành chính, lúc rảnh, Hoàng lại bắt tay nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi qua sách báo, qua kinh nghiệm người đi trước, không ngừng mày mò để sen ra hoa đẹp nhất, thời gian nở ngắn nhất. Từ chuyện chơi, Hoàng lại có thu nhập không nhỏ từ hoa kiểng. “Khách đặt hàng qua facebook nhiều lắm. Khi đã ưng chủng loại hoa, đặt số lượng, khách sẽ nhận được giống hoa ở dạng củ theo đường bưu điện và các kênh phân phối khác, kèm theo khuyến cáo kỹ thuật trồng. Đây chỉ là nghề phụ, vui là chính nhưng thu nhập cũng không tồi” - Hoàng nói./.

                                                                                                  Theo Báo Quảng Nam

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC