Đương zêl cha groong pr’luh cr’ay tợơ lâh tuh bhlong
Thứ tư, 00:00, 21/10/2020
Boo tuh ga mắc dưr vaih đhị apêê tỉnh thành miền Trung đớc bấc rau căh liêm ngân pa bhlầng đăh coon ma nuyh lâng cr’van cr’bhộ, đhr’năng dưr vaih pr’luh hân noo boo tuh cung nắc rau pa bhlầng k’rang tước.

 

        Ting cơnh apêê chuyên gia y tế, coh tuh lâng lâh tuh, tuh bhlong, bấc rau nha nhự, bhrung bhrăng… loong coh đác chô tước zập ooy, bhrợ nha nhự môi trường lâng ặt lớp bấc rau đhr’năng cr’ay cr’naanh.

       Pazêng g’luh pr’luh dưr vaih coh hân noo boo tuh cơnh: k’hir ploh a ham, pân gruuh, apêê ca ay đăh c’lâng luônh cơnh tả, lỵ, pr’zuôh, đác cha dzung, k’ooh đha mâl, bhrôông mắt… Đh’rưah, pleng k’tiếc p’lăh t’ngay c’xêê tợơ cha noọng moọt c’lọt, tợơ c’lọt lâng đhr’năng pleng k’tiếc dưr vaih bấc cơnh, dzệêp dzong cung t’bhrợ t’vaih pr’đợơ liêm buôn đoọng ha acoon nạ vi sinh t’vaih cr’ay.

        Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà-Bệnh viện Mắt Trung ương đoọng năl, đhr’năng lalua cr’ay bhrôông mắt choom n’leh đhơ đhơ bêl coh muy hân noo đhị c’moo n’nặc. Ha dợ cr’chăl cr’ay bhrôông mắt dưr vaih nức bêl plăh hân noo, pa bhlầng nắc bêl boo tuh dưr vaih. Pr’đợơ tr’mông tr’meh, nha nhự nha nhiệt, tu đác cắh liêm ch’ngaach, ha dang đhanuôr đươi dua đác nha nhự nắc bhrợ vaih cr’ay kết mạc cấp tính.

        Muy k’bhuh cr’ay cr’pân dzợ bơơn Bộ Y tế xay moon- cr’ay c’lâng luônh buôn lưm bhlầng tợơ lâh tuh bhlong nắc đoo cr’ay pr’zuôh. Ngân bhlầng nắc pr’zuôh cấp tính. Pr’zuôh cấp tính tu bấc rau vi khuẩn lalay cơnh bhrợ vaih tu ha dợ bấc bhlầng nắc vi khuẩn tả (Vibrio cholera). Đhị pazêng zr’lụ, chr’hoong dưr vaih boo, tuh ha dợ coh tu đác vêy vi khuẩn nắc pa bhlầng cr’pân tu a đoo buôn trơơi boọ đâh pa bhlầng.

       Đh’rưah lâng pr’zuôh tu vi khuẩn tả nắc đhr’năng dưr vaih pr’luh tu vi khuẩn thương hàng (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter lâng bơr pêê vi khuẩn c’lâng luônh lơơng cung bhrợ bh’rợ chr’năp bhlầng đăh đhr’năng t’vaih cr’ay pr’zuôh lưm đhị zr’lụ tuh bhlong, crêê tước vệ sinh môi trường, vệ sinh ch’na đh’năh lâng đác âm.

         M’jưah lâng đếêc, PGS.TS Bùi Khắc Hậu-bêl aq hay Trưởng khoa Nội tổng hợp-Đại học Y Hà Nội đoọng năl, coh tuh lâng lâh tuh tu đác nha nhự, vi rút nắc a hêê cung crêê nha nhự ký sinh trùng zăng bấc, coh đếêc bọo ký sinh trùng amíp, zập rau amuốt zăng chr’nắp coh đhr’năng t’vaih cr’ay tước ha ma nuyh.

        Đăh lơơng, cr’ay ploh a ham tu vi khuẩn Leptospira t’vaih trực tiếp tước đác đhọ âng coon a mọ đơơng cr’ay Leptospira. A mọo pa gluh vi khuẩn nau ting c’lâng đác đhọ ooy môi trường đăh nguôi ting đăh loong c’lâng đác.

Coh hân noo boo lâng lâh tuh bhlong, ha dang ma nuyh hêe trâm a chắc coh đác boo đhị đanh đươnh nức vi khuẩn Leptospira buôn mọot đăh n’căr lâng niêm mạc đoọng moọt ooy a chắc coon ma nuyh hêê.

 Đọong pa ghit cha groong pr’luh cr’ay coh hân noo boo tuh, Cục Y tế-Bộ Y tế moon ap rớơt đhanuôr bhrợ têng apêê bh’rợ cha groong pr’luh cơnh đâu: Tệêm ngăn chớih pay ch’na đh’năh lâng bhrợ têng tệêm ngăn, liêm vệ sinh, cha ch’na zệê chệên lâng âm đác k’jọoc.

 Ta luôn rao têy lâng xà phòng lalăm lâng ơy zệê chệên ch’na, lalăm cha cha lâng xang lướt pr’noong. Pa sạch a chắc a zân, rao dzung sạch lâng dzút gooh bhlưa k’proo dzung tợơ chang đác tuh, đác nha nhự.

 K’chệêt cr’voc cr’vec, ga gơu lâng bhiệc k’đấp paliêm thùng đớc đác, p’loh băn a xiu đhị cr’độ đác ga mức, lơi pa liêm tọ, lọ, lốp ô tô… căh cợ hốc đác tự nhiên oó đoọng ga gơu cheh cr’liêng. K’bắc màn bêl bêch.

 Đác xrệêt tước ooy pa liêm pa sạch đong ặt tước đếêc, pa liêm lâng tập bh’năn chệêt ting cơnh apêê y tế pa choom đoọng, lâng đợ bấc 1g phèn k’dzúa đoọng ha 20 lit đác. Căh vêy phèn k’dzúa, pay bhai sạch lọc pay đác, khử trùng lâng za nươu.

 Xọoc đâu ơy vêy za nươu cr’liêng, 1 cr’liêng Cloramin B 0,25g đọong ooy thùng đớc 25 lit đác ơy bhrợ pa sạch, k’đấp ta lắp, đương 30 phút nắc choom đươi dua đác; 1 cr’liêng Aquatabs 67mg t’mọot ooy thùng đớc 10 lít nắc choom bhrợ pa sạch, k’đhâp ta lắp đương đhị 30 phút nắc choom pay đươi./.

 

Ứng phó với dịch bệnh sau mưa lũ

Đợt mưa lũ lớn xảy ra ở các tỉnh thành miền Trung để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh những thiệt hại về người và của, nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ cũng là điều cần đặc biệt cảnh giác.

Theo các chuyên gia y tế, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: Sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,… Đồng thời, thời tiết giao mùa hè - thu, đầu thu với nền nhiệt thất thường, độ ẩm cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà- Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, thực tế bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện vào bất kỳ một thời điểm nào, một mùa nào đó trong năm. Nhưng thời điểm mà bệnh đau mắt đỏ xuất hiện nhiều nhất thường là khi giao mùa, nhất là khi có mưa lũ xảy ra. Điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước không được đảm bảo, nếu như người dân sử dụng phải các nguồn bị ô nhiễm sẽ dẫn tới bị bệnh viêm kết mạc cấp tính.

Một nhóm bệnh nguy hiểm nữa được Bộ Y tế cảnh báo - bệnh đường ruột hay gặp nhất trong và sau mưa, lũ, lụt là bệnh tiêu chảy. Đứng hàng đầu trong bệnh tiêu chảy là tiêu chảy cấp tính. Bệnh tiêu chảy cấp tính có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên nhưng chiếm vị trí hàng đầu vẫn là vi khuẩn tả (Vibrio cholera). Ở những vùng, miền xảy ra mưa, lũ, lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng.

Bên cạnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả thì căn nguyên gây tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác cũng đóng vai trò đáng kể trong việc gây bệnh tiêu chảy gặp ở vùng mưa, lũ, lụt liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống ).

Bên cạnh đó, PGS. TS Bùi Khắc Hậu- nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp- Đại học Y Hà Nội cho biết, trong và sau mưa, lũ, lụt, nguồn nước ngoài bị nhiễm vi khuẩn, virut thì chúng cũng bị ô nhiễm ký sinh trùng một cách đáng kể, trong đó nhiễm ký sinh trùng amíp (gây bệnh lỵ amíp), các loại giun sán đóng vai trò khá quan trọng trong việc gây bệnh cho con người.

Mặt khác, bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước.

Trong và sau mưa, lũ, lụt, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể con người.

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau: Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng  trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

Diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Để đảm bảo nguồn nước sạch sau lũ, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) hướng dẫn có thể sử dụng phèn chua làm trong nước, với liều lượng 1g phèn chua cho 20 lít nước. Không có phèn chua, có thể dùng vải sạch lọc nước và khử trùng nước bằng hóa chất.

Hiện đã có loại hóa chất dạng viên, liều lượng 1 viên Cloramin B 0,25g cho vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ sau 30 phút có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được; 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ sau 30 phút là có thể sử dụng được./.

                                                                                                                  Theo báo Đại Đoàn kết

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC