Tợơ bh’rợ ga ving zr’lụ vaih pr’luh lâng lêy xét nghiệm pazêng ma nuyh ặt pa đăn lâng ma nuyh cr’ay bạch hầu đhị Tây Nguyên đoọng lêy, k’nặ muy pâng đợ apêê crêê bọo pr’luh zêng căh vêy n’leh đhr’năng cr’ay rau rị âng pr’luh cr’ay bạch hầu. Pazêng đhr’năng nâu bơơn đớc nắc ma nuyh đơơng vi rút coh a chắc ha dợ vi rut nâu ặt muy đhị doó bhrợ ca ay ha ma nuyh hêê lâng choom trơơi bọo ooy lơơng ha dợ căh đâh bơơn lêy, đoọng ặt lalay đâh loon. Coh đếêc, cơ chế âng vắc xin căh vêy k’chệêt vi khuẩn bạch hầu nắc đoo vaih kháng thể đoọng k’đhệêng lêy độc tố tu vi khuẩn t’vaih. Tu cơnh đếêc, zêng lâng ma nuyh ơy tiêm vắc xin nắc vi khuẩn cung choom ặt coh a chắc lâng pa trơơi cr’ay đoọng ha ma nuyh lơơng đăh c’lâng pa hơơm. Ha dang tiêm căh zập mũi vắc xin, a chắc căh zập kháng thể dzợ nắc cung crêê độc tố âng vi khuẩn bạch hầu bọo t’vaih cray. Đhr’năng âng pr’luh cr’ay bạch hầu đhị Tây Nguyên lâng k’nặ 50% ma nuyh đơơng vi rút coh a chắc ha dợ vi rut nâu ặt muy đhị xọoc bhrợ đhanuôr Tây Nguyên k’rang k’pân bhlầng:
“K’rang bhlầng nắc ma nuyh đơơng vi rút coh a chắc ha dợ vi rut nâu ặt muy đhị doó bhrợ ca ay ha ma nuyh hêê. Ma nuyh c’rơ liêm, ha dợ coh a chắc choom t’vaih cr’ay, cơnh năl ng’bhrợ.”
“C’xêê lalăm a cu căh vêy tiêm vắc xin cha groong cr’ay bạch hầu đoọng ha ca coon 4 c’moo, tu cơnh đếêc nắc bh’rợ tiêm chủng, a cu đơơng ca coon tước tiêm mũi thứ 4.”
Ma nuyh đơơng vi rút coh a chắc ha dợ vi rut nâu ặt muy đhị doó bhrợ ca ay ha ma nuyh ha dợ nắc choom pa trơơi vi khuẩn bạch hầu đoọng ha đhơ đhơ ngai. Coh zr’lụ pr’luh coh Tây Nguyên, apêê crêê bọo pr’luh lâng vi khuẩn bạch hầu căh muy p’niên k’tứi nắc bấc ma nuyh ta ha cung crêê cr’ay, coh đếêc ma nuyh cr’ay t’cooh 60 c’moo. Đọong t’păt pr’luh bạch hầu xoọc dưr vaih bấc k’rơ, apêê k’bhuh pa bhrợ pa bhrợ âng Bộ Y tế ơy chô ooy vel đong pa choom xay bhrợ pazêng bh’rợ pr’hân. Ha dang bơơn lêy đhị ooy vêy ma nuyh crêê cr’ay bạch hầu nắc pa đâh pa dưah lâng kháng sinh đoọng pazêng đhanuôr đhi vel đong nắc đoo. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đoọng năl, bạch hầu la lay lâng bấc rau cr’ay trơơi boọ lơơng nắc ơy vêy za nươu kháng sinh pa dưah tiêng bhlầng. Lâh mơ ga ving zr’lụ, đoọng ặt pa dưah lalay, nắc đâh bơơn lêy, pa dưah đâh apêê ca ay lâng pa dưah cha groong đoọng ha ma nuyh hếch lêy nắc crêê bọo cr’ay. “Ma nuyh đơơng vi rút coh a chắc ha dợ vi rut nâu ặt muy đhị doó bhrợ ca ay ha ma nuyh nắc tợơ trơơi boọ đơ bhlầng. Đâh lơơng lêy lâng pa dưah đâh bhlầng đoọng pa zêng ngai crêê bọo cr’ay bạch hầu căh muy pa xiêr đhr’năng biến chứng nắc dzợ cha groong đhr’năng cr’pân trơơi boọ pr’luh coh bấc ooy. Ha dang ơy âm za nươu dự phòng nắc tợơ lâh 48 giờ nắc k’đhợơng lêy đhr’năng trơơi boọ đoọng ha ma nuyh lơơng.”
Pa dưah đâh apêê ca ay lâng k’dua âm za nươu dự phòng cơnh lâng apêê hếch lêy bọo pr’luh nắc đoo c’lâng bh’rợ xọoc tr’nợơp đoọng t’pắt đhr’năng pr’luh dưr vaih bấc k’rơ. Đăh đanh đươnh, vắc xin dzợ nắc bh’rợ cha groong cr’ay liêm choom bhlầng. Ngành y tế t’mêê k’đươi muy bh’rợ tiêm vắc xin bạch hầu quy mô ga mắc tợơ a hay căh bool vêy đhị apêê tỉnh Gia Lai, Đăk Nông, KonTum lâng Đắk Lắk. Đhơ cơnh đếêc, bhiệc t’pâh đhanuôr acoon coh ting pâh bh’rợ nâu nắc căh vêy buôn. T’cooh Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đoọng năl: “Ba bi cơnh đhị Sa Thầy (Kon Tum) ơy vêy pazêng bh’rợ bhrợ têng liêm choom coh bh’rợ t’pâh đhanuôr cơnh, bhrợ têng apêê k’bhuh t’pâh, 3 cha nắc, pazêng trưởng vel, 1 đảng viên âng 1 cán bộ coh đoàn thể, đơơng za nươu kháng sinh tước đong đhanuôr lâng k’dua đhanuôr âm đoọng cán bộ lêy. Căh cợ nắc đhị Đắk Nông, đơơng za nươu tước zr’lụ đoọng ặt pa dưah lalay đoọng ha pêê đhanuôr âm. Đhơ cơnh đếêc, dzợ lưm k’đhap k’ra, bấc đhanuôr căh vêy mặt đhị đong tu lướt bhrợ ha rêê, bấc đhị ơy k’rong apêê đoàn thể, t’cooh bhươl, trưởng cr’noon, linh mục t’đang apêê chô. C’lâng bh’rợ t’pâh nâu nắc bơơn đươi dua lâng bh’rợ tiêm chủng g’luh nâu./.”
Khi nào dập tắt được dịch bạch hầu tại Tây Nguyên?
PV Văn Hải
Bà con và các bạn thân mến! Chỉ trong hơn 1 tháng qua, tại khu vực Tây Nguyên đã ghi nhận hơn 50 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, trong đó 3 ca bệnh đã tử vong. Dịch bệnh này lây lan qua đường hô hấp nên dự báo số ca bệnh có khả năng tiếp tục gia tăng. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc dập tắt dịch bạch hầu trong thời gian nhanh nhất và đảm bảo tính bền vững, ngành y tế phối hợp với các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum, Đắk Lắk đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống.
Qua việc khoanh vùng ổ dịch và tiến hành xét nghiệm những người tiếp xúc gần với bệnh nhân bạch hầu tại Tây Nguyên cho thấy, gần một nửa số trường hợp dương tính với vi khuẩn đều không có bất cứ triệu chứng, biểu hiện gì của bệnh bạch hầu. Những trường hợp này được gọi là người lành mang trùng và có thể làm lây lan ra cộng đồng nếu không được phát hiện, cách ly kịp thời. Trong khi đó, cơ chế của vaccine không tiêu diệt vi khuẩn bạch hầu mà là sinh ra kháng thể để ngăn chặn độc tố do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Do đó, kể cả những người đã tiêm vaccine vẫn có thể có vi khuẩn bạch hầu trong người và vẫn có thể truyền bệnh cho người khác thông qua đường hô hấp. Thậm chí, nếu không tiêm đủ mũi vaccine, cơ thể không đủ kháng thể thì vẫn bị độc tố của vi khuẩn bạch hầu tấn công. Diễn biến của dịch bệnh bạch hầu tại Tây Nguyên với gần 50% người lành mang trùng đang khiến nhiều người dân tại đây lo lắng:
“Lo ngại nhất là người lành mang trùng. Người khỏe mạnh đấy, nhưng trong cơ thể có vi khuẩn gây bệnh thì biết làm sao được."
“Tháng trước tôi quên không tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu cho con (4 tuổi) nên nay có chiến dịch tiêm chủng, tôi đưa cháu đến tiêm mũi thứ 4”.
Người lành mang trùng có thể lây truyền vi khuẩn bạch hầu cho bất kỳ ai. Trong vùng dịch ở Tây Nguyên, các trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu không chỉ có trẻ em mà nhiều người lớn cũng mắc bệnh, trong đó có bệnh nhân gần 60 tuổi. Để dập tắt các ổ dịch bạch hầu đang bùng phát, các đoàn công tác của Bộ Y tế đã về địa phương hướng dẫn triển khai những biện pháp khẩn cấp. Nếu phát hiện nơi nào có ca bệnh bạch hầu thì ngay lập tức điều trị dự phòng bằng kháng sinh cho tất cả người dân trên địa bàn đó. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, bạch hầu khác với nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác là đã có thuốc kháng sinh đặc trị. Ngoài việc khoanh vùng, cách ly, cần phát hiện, điều trị sớm ca bệnh và điều trị dự phòng cho người nghi nhiễm:“Người lành mang trùng là nguồn lây nhiễm chủ yếu. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho những trường hợp mắc bệnh bạch hầu không chỉ giảm nguy cơ gây biến chứng mà còn ngăn ngừa được nguy cơ lây lan dịch bệnh diện rộng. Nếu đã uống thuốc dự phòng thì sau 48 giờ là chặn được nguồn lây nhiễm cho người khác. ”
Điều trị sớm ca bệnh và chỉ định uống thuốc dự phòng đối với người nghi nhiễm mới chỉ là giải pháp trước mắt để dập tắt các ổ dịch. Về lâu dài, vaccine vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Ngành y tế vừa phát động một chiến dịch tiêm vaccine bạch hầu quy mô lớn chưa từng có tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum và Đắk Lắk. Tuy nhiên, việc vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia chiến dịch này không phải là điều dễ dàng.Ông Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết: “Ví dụ như ở Sa Thầy (Kon Tum) đã có những sáng tạo trong vận động nhân dân như, tổ chức các nhóm vận động, 3 người, gồm trưởng thôn, 1 đảng viên và 1 cán bộ trong đoàn thể, mang thuốc kháng sinh đến tận nhà và người dân uống thuốc trước mặt cán bộ. Hoặc ở Đắk Nông, mang thuốc đến tận khu cách ly cho người dân uống. Tuy nhiên, vẫn gặp khó khăn, nhiều người dân không có mặt nhà vì đi làm rẫy; một số nơi đã huy động các đoàn thể, già làng, trưởng bản, linh mục gọi họ về. Giải pháp vận động này sẽ được áp dụng với chiến dịch tiêm chủng lần này”./.
Viết bình luận