Bh’rợ pa dưr trmông tr’mêếh pr’loọng đong tơợ ch’chóh b’bêệt lâng b’băn rơơi âi lâng xoọc nắc c’lâng lướt crêê, chô đơơng râu liêm choom ha tr’mông tr’mêếh đha nuôr chr’val Cà Dy, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Đhị đêếc, vêy bấc ngai âi c’la đay dưr z’lấh đha rựt lâng bhrợ cha liêm choom. A noo Hốih Yêu, ma nứih Cơ Tu ặt cóh vel Pà Căng, chr’val Cà Dy nắc muy cóh bấc ngai tr’haanh n’đắh bh’rợ n’nâu.
N’niên lâng dưr pậ cóh muy pr’loọng đong bhrợ ha rêê cóh vel Pà Căng, chr’val Cà Dy, pa nar ca conh tơợ tứi, pr’ặt tr’mông âng pr’lọong đong a noo Hốih Yêu bh’nhăn lum bấc râu zr’nắh k’đháp. A noo Hốih Yêu xay moon, ca conh đơớh bil muy cha nắc ca căn p’zay zư lêy bơr p’nong ca coong lâng bhrợ têng zấp râu. G’lúh cha cha âng pr’loọng đong nắc đhêêng vêy a rong lâng clang úh. Bơr nhi đhi noo Hốih Yêu nắc lơi học ặt cóh đong zooi ca căn pa bhrợ ta têng. Tu cơnh đêếc, a noo ặt pa chắp, ng’cơnh choom bhrợ đoọng đhêêng cha, đhêêng xập, ng’cơnh choom tr’mông tr’mêếh pr’loọng đong dưr ta clơ. C’moo 1992, a noo pay k’điêl lâng tơợp moọt bhrợ pa dưr tr’mông tr’mêếh. Cr’chăl đêếc, chr’hoong Nam Giang xoọc vêy chính sách t’bil ha ul pa xiêr đha rựt, tr’xăl tơơm chr’nóh acoon bh’năn, díc điêl a noo p’grơơ loom vặ 2 ức m’pâng tơợ Ngân hàng Chính sách Xã hội chr’hoong. A noo k’rong câl c’roóc lâng m’ma chr’nóh đoọng tơợ bhrợ pa dưr bhươn a tông. Đươi dua đhăm k’tiếc bha đưn a noo k’rong chóh keo lâng bạch đàn. Tr’nơợp, đha nuôr Pà Căng zấp ngai moon a noo bhr’bhốh, hâu cắh chóh ha roo đoọng cha, lướt chóh râu t’nơơm cắh choom cha ốt. a noo Hốih Yêu xay trúih:“Bêl đêếc, tơợp bhrợ cha, díc điêl zi lum bấc râu zr’năhs k’đháp, zường bếch cắh vêy. Zên cắh vêy, cắh năl cơnh bhrợ têng đoọng choom ma mông, p’zay chóh bạch đàn n’đhang cắh lấh bơơn pa chô. Zấp ngai công moon a zi xươl. N’đhơ cơnh đêếc bơr díc điêl zi t’bhlâng cắh lơi, t’bhlâng k’zệ lơi ha ul đha rựt… Acu xiêr tước Đại Lộc đoọng pa choom.”
Bơơn năl, lấh bh’rợ loom zay, pân pa chắp pân bhrợ, nắc choom vêy c’năl đoọng pa dưr pr’đhang bh’rợ, Hốih Yêu p’zay pa choom zấp đhị, cóh apêê chr’hoong n’lơơng. A noo n’jứah pa choom n’jứah bhrợ, n’jứah bhrợ têng n’jứah pa chô kinh nghiệm đoọng t’bơơn c’năl đươi dua đhị đhr’năng la lua. Đh’rứah lâng n’nắc, a noo doó ha vil ting pấh apêê lớp pa choom đoọng c’năl cóh băn rơơi lâng chóh bêệt âng chr’hoong, chr’val bhrợ têng. Z’lấh zấp râu zr’nắh k’đháp, t’bhlâng cắh muy đoọng đhêêng cha nắc t’bhlâng dưr ca van. ĐH’rứah lâng đợ zên bơơn c’bơớch, a noo vặ p’xoọng 30 ức đồng tơợ Ngân hàng Nông nghiệp lâng pa dưr vel bhươl đoọng pa dưr cr’năn c’roóc. Tước nâu câi, díc điêl a noo âi vêy cóh têy k’noọ 10 hecta keo, 6 p’nong t’rí, 8 p’nong c’roóc lâng băn p’xoọng a óc crâng lai. A noo bơơn lêy, ha dang chóh c’chăn bhlưa keo, ha roo lâng apêê a tuông, a bhoo, k’tang ruốih… nắc vêy bơơn pa dưr dal pa chô đhị muy đhăm k’tiếc. Cơnh lâng bhrợ t’mêê n’nâu a noo Hốih Yêu âi bơơn liêm choom. Zấp c’moo díc điêl a noo chóh p’xoọng tơợ 5 tước 10 r’bhâu t’nơơm keo. Pa chô tơợ bh’rợ băn rơơi lâng chóh bêệt âng a nhi đoo k’dâng lấh 300 ức đồng/c’moo. Cơnh lâng đợ zên n’nâu, díc điêl a noo âi mặ chóh đong ga mắc liêm, mặ zư x’mir lêy râu cha đắh học hành âng 6 p’nong ca coon. Đoọng vêy bơơn đợ mơ zên n’tếh, díc điêl a noo Hốih Yêu xay trúih kinh nghiệm bhrợ cha:“Chóh keo liêm bhlâng nắc moọt hân noo boo, dâng tơợ c’xêê 11 tước c’xêê 5 zấp c’moo. Bêl keo dzợ tứi, a hêê choom đươi dua đhăm k’tiếc n’nắc chóh c’chăl ha roo, a bhoo. Xang bêl xoót ha roo đêếh a bhoo nắc ahêê chóh p’xoọng muy hân noo a tuông, a bhoo cớ đoọng p’dzoóc râu pa chô, dhd’rứah choom zư x’mir lêy keo n’jứah chóh bơơn râu tơơm chr’nóh n’lơơng. Bêl keo dưr dal bhlúch a cọ nắc cắh dzợ choom chóh tơơm râu lơơng.”
Cắh muy bhrợ ca van ha c’la đay, a noo Hốih Yêu dzợ bhrợ t’váih bh’rợ tr’nêng ha bấc ngai đha đhâm c’mâr đhị vel đong. Muy t’ngay, a noo chroót dưm ha muy cha nắc pa bhrợ 150.000 đồng moọt g’lúh xoót pêếh ha roo, a tuông, a bhoo lâng pa bhlâng nắc bơơn keo. Lấh đhị đêếc, a noo ta luôn zooi đoọng, pa choom đoọng ha ngai kiêng pa dưr tr’mông tr’mêếh. a moó Bhnướch Bét, vel Pà Căng, chr’val Cà Dy xay moon:“ A noo Yêu ma mông ặt liêm lâng zấp ngai, buôn pa choom đoọng ha ngai kiêng bhrợ cha. Cóh đâu ngai lum zr’nắh k’đháp, zêng bơơn a noo zooi đoọng lứch. Pr’loọng đong cu công bơơn díc điêl a noo Yêu zooi đoọng m’ma k’tang ruốih lâng pa choom đoọng ng’chóh lâng zư x’mỉ rlêy. Ha dợ bhrợ t’váih bh’rợ tr’nêng ha đha nuôr cóh đâu. Cơnh azi, a đoo ta luôn zooi đoọng bấc râu.”
T’coóh Kaphu Kiên, Phó Chủ tịch UBND chr’val Cà Dy xay moon, pr’đhang pa dưr kinh tế âng a noo Yêu ting t’ngay ting liêm choom la lua lâng nhâm mâng, bơơn chính quyền k’rang tước lâng bhrợ t’bhứah:“Pr’đhang âng a noo Yêu nắc chóh crang lâng băn t’rí c’roóc. A noo Yêu bơơn bấc c’moo hơnh déh nắc đha nuôr choom bhrợ cha cấp chr’val, cấp chr’hoong. Buôn bêl bấc g’lúh họp vel, chr’val n’đắh p’too moon đha nuôr pa dưr kinh tế t’bil ha ul pa xiêr đha rựt zêng k’đươi vêy apêê ngai choom bhrợ cha cơnh a noo Yêu dzoọng prá xay, nắc đha nuôr vêy xơợng đươi.”
N’đhơ pa zêng mơ pa chô cắh âi du bấc bhlâng t’piing lâng zr’lụ đồng bằng, n’đhơ cơnh đêếc cóh muy zr’lụ da ding ca coong, zr’lụ đha nuôr Cơ Tu, nâu đoo nắc mơ đợ pa chô âng bấc ngai rơơm kiêng. Cơnh bhrợ cha pa zum băn rơơi lâng chóh bêệt âng a noo Hốih Yêu cóh vel Pà Căng tr’nơợp âi pa cắh râu liêm choom, choom đoọng bhrợ t’bhứah prang chr’val lâng apêê vel đong n’lơơng./.
Hốih Yêu, nông dân vượt khó làm giàu
( Alăng Lợi)
Phong trào phát triển kinh tế gia đình từ trồng trọt và chăn nuôi đã và đang là hướng đi đúng, mang lại hiệu quả kinh tế đối với bà con xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Qua đó, nhiều người đã tự mình vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Anh Hốih Yêu, dân tộc Cơ Tu ở thôn Pà Căng, xã Cà Dy là một trong những điển hình tiêu biểu trong phong trào này.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nông ở thôn Pà Căng, xã Cà Dy, mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống của gia đình anh Hốih Yêu càng khó khăn gấp bội phần. Anh Hốih Yêu chia sẻ, cha mất sớm, một mình mẹ lo cho hai đứa con nhỏ và cáng đáng mọi việc trong nhà. Bữa cơm của gia đình chỉ có sắn và khoai luộc. Hai anh em Hốih Yêu phải nghỉ học nửa chừng ở nhà phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống. Vì vậy, anh luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để đưa kinh tế gia đình đi lên, làm sao cho gia đình có đủ ăn đủ mặc. Năm 1992, anh lập gia đình và bắt tay vào việc phát triển kinh tế. Thời điểm đó, huyện Nam Giang đang có chính sách xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vợ chồng anh mạnh dạn vay 2,5 triệu từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện. Anh đầu tư mua bò và giống cây trồng để bắt đầu khởi nghiệp phát triển trang trại. Tận dụng diện tích đồi núi anh đầu tư trồng keo và bạch đàn. Mới đầu, bà con Pà Căng ai cũng nghi ngờ cách anh làm kinh tế, không trồng lúa để ăn mà lại trồng thứ cây không ăn được. Anh Hốih Yêu tâm sự: “Hồi đó, mới đầu khởi nghiệp, vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Vốn không có, kinh nghiệm kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi chưa có nên không mang lại hiệu quả. Ai cũng bảo vợ chồng tôi bị điên. Nhưng hai vợ chồng cố gắng không bỏ cuộc, quyết tâm đẩy được cái đói, cái nghèo…. Tôi xuống Đại Lộc tìm hiểu cách trồng keo và bạch đàn.”
Nhận thức được rằng, ngoài cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm, thì phải có kiến thức để phát triển mô hình, Hốih Yêu chịu khó học hỏi, tham khảo các mô hình, các kỹ thuật giống mới trên địa bàn huyện và các huyện khác. Nha vừa học vừa làm, vừa sản xuất vừa rút kinh nghiệm để chắt lọc kiến thức áp dụng thực tế. Đồng thời, anh không bỏ lỡ các lớp tập huấn kiến thức trong chăn nuôi và trồng trọt của huyện, xã tổ chức. Vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm không chỉ để đủ ăn mà phải làm giàu. Cùng với số vốn anh tích góp được, anh tiếp tục vay thêm 30 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tăng đàn bò. Đến thời điểm này, vợ chồng anh đã có trong tay gần 10 hecta keo, 6 con trâu, 8 con bò và nuôi thêm con heo rừng lai. Anh nhận thấy nếu trồng xen canh giữa keo, lúa và các cây hoa màu khác như các loại đậu, ngô, trồng cỏ voi… sẽ tăng được thu nhập trên một diện tích đất. Với cách làm mới này anh Hốih Yêu đã thành công. Hằng năm vợ chồng anh trồng thêm từ 5 nghìn đến 10 nghìn gốc keo. Thu nhập bình quân từ mô hình trồng trọt, chăn nuôi của vợ chông anh hơn 300 triệu/năm. Với khoản thu nhập này, vợ chồng anh đã xây được nhà khang trang và đủ điều kiện lo cho cái ăn cái mặc và việc học hành của 6 đứa con. Để có được khoản thu nhập đó, vợ chồng anh Hốih Yêu chia sẻ kinh nghiệm: “Trồng keo tốt nhất vào mùa mưa, khoảng từ tháng 11 đến tháng 5 hàng năm. Khi keo còn nhỏ, mình có thể tận dụng diện tích đất đó để xen canh trồng lúa, ngô. Sau khi thu hoạch lúa và ngô, chúng ta có thể trồng thêm một vụ đậu, và ngô nữa để tăng thu nhập trên một diện tích, đồng thời vừa chăm sóc keo vừa chăm sóc các loại cây trồng ngắn ngày khác. Khi keo đã lớn cao quá đầu không còn phù hợp trồng cho các loại cây ngắn ngày khác nữa.”
Không chỉ làm giàu cho bản thân mình, anh Hốih Yêu còn tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên tại địa phương. Một ngày, anh trả 150.000 đồng cho một nhân công thời vụ thu hoạch lúa, đậu, ngô và đặc biệt là thu hoạch keo. Bên cạnh đó, anh luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho những ai muốn phát triển kinh tế. Chị Bhnướch Bét, thôn Pà Căng, xã Cà Dy thổ lộ: “Anh Yêu sống rất biết yêu thương, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm. Ở đây ai gặp khó khăn, đều được anh giúp đỡ hết mình. Gia đình tôi cũng được vợ chồng anh Yêu giúp đỡ cho giống cỏ voi và hướng dẫn trồng và chăm sóc. Còn tạo công ăn việc làm cho bà con. Gia đình tôi cũng được anh Yêu giúp đỡ rất nhiều.”
Ông Kaphu Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Cà Dy nhận định, mô hình phát triển kinh tế của anh Yêu ngày càng cho hiệu quả thiết thực và bền vững, được chính quyền quan tâm và nhân rộng: “Mô hình của anh Yêu là trồng rừng và chăn nuôi gia súc. Anh Yêu được nhiều năm tuyên dương là nông dân sản xuất giỏi cấp xã, cấp huyện. Thường thường trong các cuộc họp thôn, xã về việc tuyên truyền, vận động bà con phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo đều nhờ mấy anh làm kinh tế hiệu quả đứng tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm thì bà con mới tin và làm theo.”
Mặc dù tổng thu nhập chưa phải là cao so với vùng đồng bằng, nhưng ở một vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, đây là một khoản thu nhập đáng mơ ước của nhiều người. Cách làm kinh tế kết hợp chăn nuôi và trồng trọt của anh Hốih Yêu ở thôn Pà Căng bước đầu đã khẳng định được hiệu quả, đáng để nhân rộng ra toàn xã và các địa phương khác./.
Viết bình luận