J’ngâl zư vel bhươl âng manứih Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 27/12/2018
Tơợ đenh ahay, manứih Cơ Tu ắt mamung truíh da ding Trường Sơn, zr’lụ đắh Tây tỉnh Quảng Nam vêy bấc c’bhúh văn hoá ty chr’nắp lâng bấc cơnh chr’nắp liêm. Lấh mơ j’niêng cr’bưn lâng zâp bhiệc bhan p’têết pazưm lâng ắt bhrợ đoàn kết acoon manứih, vel bhươl, manứih Cơ Tu cóh đâu dzợ vêy bhrợ j’ngâl zư lêy vel bhưol ma bhưy chr’nắp.

 

Ting cơnh tợơ ahay, manứih Cơ Tu cóh tỉnh Quảng Nam ắt pazưm mưy đhị ting vel bhươl k’tứi, vêy mơ 30-40 đhr’nông đông ra pặ đhiêr vil liêm cắh cậ hình bầu dục. Zâp vel bhươl âng manứih Cơ Tu vêy mưy k’noong k’tiếc liêm gít, ắt lalay lâng zâp vel bhươl lơơng. K’noong k’tiếc âng zâp vel bhươl nắc lêy mưy zr’lụ crâng, t’nơơm n’loong pậ cắh cậ acoon tâm. Cóh vel vêy bấc tô bhúh đh’rứah ắt mamung, zâp tô bhúh vêy mưy râu xa’nay t’ruíh bh’lêê bh’la lâng vêy j’niêng cr’bưn lêy đ’điêng lalay crêê tước tô bhúh đay. Xa’nay t’ruíh ty chr’nắp n’nâu choom nắc mưy bhiệc bhan chr’nắp bhlâng ooy pr’ắt tr’mung ma bhưy chr’nắp, j’niêng cr’bưn, pr’ắt tr’mung âng apêê.

Bêl ahay, zâp vel bhươl Cơ Tu vêy mưy pr’đợc xay moon lalay, pay ting pr’đợc âng manứih dưr dzoọng bhrợ vel bhươl, cắh cậ nắc đhị râu ơy váih cóh zr’lụ. Pr’ắt bh’rợ âng zâp vel bhươl nắc liêm ma mơ đh’rứah, bấc vel bhươl cóh zr’lụ nắc dzợ kết nghĩa đoọng bhrợ padưr pr’ắt bh’rợ đoàn kết. Manứih Cơ Tu lêy nâu đoo nắc vel bhươl, nắc đhị đhanuôr ắt k’rong pazưm, mamung nhâm mâng, lêy cha’groong liêm nhâm, vêy pếch boọng đhộ, bhrợ biêng práih, lêy bhrợ đoọng zư lêy vel bhươl đhị râu a’chim a’đhắh lâng zâp râu đắh lơơng lêy chô moót. Zâp vel nắc vêy 2, 3 đhị p’loọng lêy glúh moót liêm gít, p’loọng bhlâng nắc lêy đắh da ding, bơơn zư lêy liêm gít, cr’chăl nâu nắc dzợ đợc mưy j’ngâl n’loong đoong zư lêy vel bhươl. Ting cơnh cr’noọ bh’rợ âng manứih Cơ Tu, đợc j’ngâl nâu nắc đoọng a’bhưy a’lụ, cắh cậ manứih chêết mốp doọ choom chô moót bhrợ pa hư vel bhươl, ha rêê ha’lai, đoọng k’muôr, g’rưy doọ choom chô pa hư ha roo ơy ta choọt... Ting cơnh j’niêng cr’bưn bh’lêê bh’la ahay âng manứih Cơ Tu nắc đoọng zêl cha’groong đợ râu cắh liêm crêê.

T’coóh Bhling Hạnh, 70 c’moo cóh vel Công Dồn, chr’val Zuốih, chr’hoong Nam Giang đoọng năl, j’niêng cr’bưn bhrợ g’roong vel bhươl lâng bhrợ j’ngâl zư lêy vel bhươl âng đhanuôr Cơ Tu nắc ơy váih tơợ ahay. Ting lêy zâp đhị vel bhươl ha dợ nắc bhiệc groong lâng đợc j’ngâl bơơn bhrợ têng 2 cắh cậ 3 c’moo mưy chu. Xoọc đâu, tu đợ râu cắh liêm choom đắh ngoai lâng râu tr’xăl pr’ắt tr’mung âng 2, 3 c’bhúh manứih Cơ Tu, nắc cắh vêy bấc vel bhươl dzợ zư đợc j’niêng cr’bưn nâu.

Đoọng bhrợ têng g’roong vel bhươl lâng bhrợ j’ngâl zư lêy vel bhươl, t’coóh vel nắc lêy pay t’ngay lâng pay boọp p’rá đoọng bơơn râu pazưm đh’rứah âng đhanuôr cóh vel bhươl. Xang nặc, apêê cóh vel bhươl nắc lêy k’đươi moót cóh crâng tếch pay zâp râu n’loong, am, c’rêê chô bhrợ p’loọng, bhrợ j’ngâl, bhiệc nâu nắc lêy apêê pân jứih bhrợ. J’ngâl bơơn bhrợ p’cắh đhị c’nắt n’loong nắc mưy đha’đhâm váih dzung, têy p’têết cóh a’chặc. Móh mắt âng j’ngâl nâu nắc k’pân lêy, mắt p’ghít lêy, c’niêng nắc cung k’pân lêy. Nâu đoo nắc mưy nghệ thuật âng apêê pân jứih Cơ Tu cóh vel bhrợ têng lâng chuung, a’chị lướt cóh crâng.

J’ngâl nắc zư lêy vel bhươl, hân đhơ lêy bhrợ cắh lấh liêm, pr’đươi pr’dua buôn bơơn chấc bhrợ, nắc vêy râu chr’nắp liêm lâng zâp bh’rợ âng manứih Cơ Tu. J’ngâl zư lêy vel bhươl cắh mưy bh’rợ chr’nắp ma bhưy âng crâng da ding, cruung đác, nắc dzợ bhrợ t’méh c’rơ tr’mung âng đhanuôr Cơ Tu cóh zr’lụ da ding Trường Sơn pa tơợ ahay.

Bêl k’noọ lêy bhrợ bhiệc bhan bhrợ g’roong, lâng đợc j’ngâl zư vel bhươl, đợ râu pr’đươi pr’dua đớc cóh a’pướih âng đhanuôr ra văng nắc lêy váih a’tam, a’xiu lâng cr’liêng a’tứch ơy ta úh pa chêện, ting lêy zâp vel bhươl ha dợ nắc lêy ha mơ bấc. Pân đil nắc buôn ta k’đươi lướt ooy k’ruung bơơn a’tam, a’xiu lâng ra văng zâp râu ch’na đh’nắh đoọng lêy bhuốih a’bhô dang lâng đoọng zâp ngai cóh vel đông ôộm cha. Ha dang cóh vel váih manứih chrứih cắh cậ manứih đắh vel lơơng lướt chi ớh nắc đhanuôr lêy đương đoọng ta mooi glúh đắh vel bhươl lâng zâp ngai cóh vel k’rong pazưm liêm zâp nắc vêy lêy groong. Zâp đắh c’lâng lướt âng vel bhươl tơợ  c’lâng lướt cóh k’coong, c’lâng lướt cóh ha rêê, c’lâng lướt ooy vel bhươl lơơng zêng bơơn bhrợ p’loọng, cóh zr’lụ vel bhươl nắc bơơn lêy groong lâng a’ngoọn lạt ta bhrợ đắh tơơm cr’đêê lâng dông đớc. Zâp đắh p’loọng acoon nắc bhrợ ba buôn lấh, mưy p’loọng bhlâng nắc bhrợ zr’nắh, liêm gít lấh, bơơn pa chăm đoọng zư lêy vel bhươl.

Bhrợ têng bhiệc bhrợ g’roong lâng đợc j’ngâl, t’coóh vel nắc lêy dưr dzoọng đhị p’loọng bhlâng âng vel bhươl lêy bhuốih, zước nhăn đắh a’bhô dang chô lêy, zooi zúp đoọng ha đhanuôr bơơn mamung k’rơ, bhrợ têng cha liêm choom, oó đoọng a’bhưy a’lụ moót bhrợ pa hư vel bhươl, bhrợ k’ay k’naanh lâng ma chêết bil. Lâng nắc đhanuôr cóh zâp đhanuôr lêy bhrợ p’cắh pr’ắt bh’rợ đoàn kết, t’bhlâng zư lêy vel bhươl. Xang bêl groong vel lâng đợc j’ngâl, zâp ngai cóh vel đông nắc cắh choom glúh ooy ngoai lâng manứih đắh lơơng cung cắh bơơn moót cóh vel, tu bhrợ cơnh đêếc nắc choom bhrợ râu mốp lết, cắh pr’đoọng, ha dang bhrợ cắh liêm crêê nắc vel bhươl toom coọp.

T’coóh Bhling Hạnh đoọng năl cớ, tơợ ahay a’hươn moon pa choom đoọng, j’ngâl vel nắc lêy bhrợ pa chăm âng tô gộ, a’dích a’bhướp manứih Cơ Tu, ha dợ nắc dzợ vêy đhr’năng lêy cha mêết, zêl t’mứt a’bhưy a’lụ, năl ngai cóh vel bhươl liêm ta níh, ngai mốp lết. Chrứih lêy, bêl đợ apêê mốp lết lêy ooy j’ngâl nâu nắc lêy ting k’rang k’pân lấh mơ, ắt cắh têêm ngăn lâng cắh pân chô moót cóh vel đông. Manưúih đắh vel lơơng bêl chô cóh vel đông manứih Cơ Tu nắc lêy váih j’ngâl zư vel bhươl cung lêy chắp, ta níh. Tu cơnh đâu, j’ngâl zư lêy vel bhươl bơơn ta lêy nắc mưy j’ngâl ma bhưy chr’nắp nhâm mâng lâng ơy lướt moót đhộ ooy pr’ắt tr’mung âng đhanuôr manứih Cơ Tu./.

 

Tượng giữ làng của người Cơ Tu

       Từ lâu, tộc người Cơ Tu sinh sống dọc dãy Trường Sơn vùng phía Tây tỉnh Quảng Nam có một kho tàng văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú mang tính nhân văn rất cao. Ngoài phong tục, tập quán và các lễ hội gắn liền với tinh thần đoàn kết dân tộc, làng bản, tộc người Cơ Tu nơi đây còn có tục làm tượng giữ làng rất đặc trưng.

Theo truyền thống, người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam sống quây quần thành từng làng nhỏ, có chừng 30 - 40 nóc nhà xếp theo hình tròn hoặc hình bầu dục. Mỗi làng của người Cơ Tu có một ranh giới nhất định, tách biệt với các làng khác. Ranh giới giữa các làng thường là một khu rừng, cây cổ thụ, hay con suối lớn. Trong làng có nhiều dòng họ cùng sinh sống, mỗi dòng họ có một sự tích, truyền thuyết và có tập quán kiêng cữ riêng liên quan đến dòng họ mình. Sự tích, câu chuyện cổ, truyền thuyết ấy có thể là một sự kiện đặc biệt trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng, đời sống của họ.

Xưa kia, mỗi làng Cơ Tu có một tên gọi riêng, lấy theo tên của người đứng ra lập làng, hoặc theo đặc điểm tự nhiên trong vùng. Quan hệ giữa các làng là bình đẳng với nhau, nhiều làng trong vùng còn kết nghĩa để xây dựng mối đoàn kết. Người Cơ Tu coi làng là khu dân cư tập trung phòng thủ kiên cố, rào kín xung quanh, có hào sâu, đặt bẫy, cắm chông để bảo vệ làng trước thú dữ và sự xâm nhập từ bên ngoài. Mỗi làng chỉ có một số cổng ra vào nhất định, cổng chính án ngữ đường đi thường quay ra phía cửa rừng, được bảo vệ cẩn mật, bên cạnh đó còn đặt một tượng gỗ giữ làng. Theo quan niệm của người Cơ Tu, đặt tượng gỗ còn nhằm cho con ma, hay người chết xấu không vào phá làng, lấy lúa, để con sâu, con mối không phá lúa giống đã tỉa… Theo tín ngưỡng dân gian của người Cơ Tu là để ngăn cản những thế lực xấu.

Ông Bh’ling Hạnh (70 tuổi), ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang cho biết, phong tục rào làng và làm tượng giữ làng của đồng bào Cơ Tu đã có từ xa xưa. Tùy theo từng nơi mà việc rào làng và đặt tượng giữ làng được thực hiện hai hoặc ba năm một lần. Ngày nay, do những yếu tố tác động từ ngoại cảnh và thay đổi trong nếp sống của một bộ phận người Cơ Tu, chỉ còn rất ít làng duy trì tập tục này.

Để tổ chức lễ rào làng và làm tượng giữ làng, già làng sẽ tiến hành chọn ngày và lấy ý kiến để nhận được sự thống nhất của cộng đồng làng. Sau đó, thành viên trong làng được phân công vào rừng chặt các loại cây, lồ ô, mây về làm cổng, làm tượng - công việc này thường dành cho đàn ông. Tượng được thể hiện trên khúc gỗ là một nhân vật đàn ông có chân, đôi tay liền vào thân. Gương mặt bức tượng này khá dữ, mắt trợn tròn, răng dữ tợn. Đây là tác phẩm nghệ thuật do chính tay người đàn ông Cơ Tu trong làng thể hiện chỉ bằng cái rìu, cái rựa đi rừng.

Tượng giữ làng dù đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, được làm thủ công nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người con của cộng đồng Cơ Tu. Tượng giữ làng không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật mang âm hưởng của hồn thiêng sông núi, mà nó đánh thức sức sống của đồng bào dân tộc Cơ Tu trên vùng Trường Sơn từ bao đời nay.

Trước khi tiến hành làm lễ rào làng, và đặt tượng giữ làng, lễ vật mà người dân chuẩn bị bắt buộc phải có cua, cá và trứng gà luộc chín, tùy từng làng mà có số lượng khác nhau. Phụ nữ thường được phân công ra sông, suối bắt cua, cá và chuẩn bị các món ăn để cúng thần linh và để cả làng ăn uống. Nếu trong làng có người lạ hoặc người ở làng khác đến chơi thì dân làng nhất định phải chờ cho khách ra khỏi làng và mọi thành viên trong làng mình tập trung đầy đủ thì mới rào. Tất cả lối đi của làng từ đường đi rừng; đường đi rẫy; đường đi sang làng khác đều được làm cổng, xung quanh làng thì được bao bọc bằng dây lạt được chẻ từ cây nứa và treo thòng lọng. Các cổng phụ thì được làm đơn giản, riêng cổng chính thì được làm công phu hơn, được trang trí tượng giữ làng.

Tổ chức lễ rào làng và đặt tượng, già làng sẽ đứng tại cổng chính của làng khấn mời thần linh chứng giám phù hộ cho dân làng được khỏe mạnh, làm ăn được mùa, không để con ma vào phá làng, gây ốm đau, bệnh tật và cái chết cho dân làng. Đồng thời qua đây người dân trong mỗi cộng đồng thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí, quyết tâm bảo vệ làng. Sau khi rào làng và đặt tượng, mọi thành viên trong làng không được ra ngoài và người ngoài cũng không được vào làng, vì làm vậy có thể mang đến những điều xấu, điều không may. Nếu vi phạm họ sẽ bị làng phạt.

Ông Bh’ling Hạnh cho biết thêm, từ xa xưa truyền lại, tượng giữ làng là hình thức trang trí thẩm mỹ của tổ tiên, ông bà Cơ Tu, mà nó còn có khả năng dò xét, xua đuổi ma quỷ, biết ai trong làng có cái bụng xấu, cái tâm không trong sáng. Thật kỳ lạ, khi những người xấu nhìn vào bức tượng sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi, cảm giác bất an và có lẽ không dám đặt chân tới làng. Người làng khác khi đến làng người Cơ Tu thấy có tượng giữ làng phải kiêng dè, nể trọng. Vì thế, tượng giữ làng được xem là một biểu tượng thiêng liêng vững bền và đã ăn sâu vào tiềm thức trong đời sống của bao thế hệ người Cơ Tu./.

                                                                     Bài và ảnh: Sơn Gia Phúc

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC