Chô ooy zr’lụ choh quế bấc bhlầng đhị Lào Cai
Thứ hai, 15:14, 27/06/2022
Coh đhr’năng bấc vel đong lưm k’đhap lâng bh’rợ choh t’bấc tơơm t’viêng coh k’tiếc lưn lưih, chơih pay hau tơơm đoọng choh jưah vêy gâm t’vaih crâng, jưah đơơng chô kinh tế dal, năc Lào Cai ơy đâh ha dưr tơợ pr’đơợ âng tơơm quế. 10 c’moo hay, bêl c’lâng lướt đâh Hà Nội-Lào Cai t’mêê bhrợ têng xang, mị đăh c’lâng năc lêy bôl ca coong lưn lưih, zêng tơơm a’rong chăt vaih. Nâu kêi truih c’lâng lướt đâh, pazêng đhăm crâng quyế plum muy pr’họom t’viêng ơy đơơng chô bh’nơơn. Ahêê năc đh’rưah chêêc năl cr’noọ bh’rợ z’lâh đha rựt, choh n’loong t’viêng đhị zr’lụ choh bấc bhlầng âng tơơm quế đhị chr’hoong Bảo Yên.

Lâng lâh 6.000ha quế, 2 chr’val Xuân Hoà lâng Vĩnh Yên bơơn đơc năc “zr’lụ choh quế bấc bhlầng” âng chr’hoong Bảo Yên, tỉnh Lào Cai lâng bấc apêê đhanuôr ca van bhlầng ha dưr tơợ tơơm quế. Nâu kêi, c’lâng bh’rợ choh quế ơybơơn đhanuôr bhrợ têng ting crêê quy trình liêm choom, 2 c’moo tơợp choh a’rong đh’rưah lâng choh quế đoọng vêt gâm mát ha tơơm quế nhuum; bêl quế 4, 5 c’moo năc tơợp đh’leh đoong, tước bêl pay lưch hi la quế năc ha dợ pay k’đoh, xang 12-15 c’moo lưch muy cr’chăl pa đhiêr tơơm quế. T’cooh Phạm Hồng Thái, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm chr’hoong Bảo Yên, xay moon: Tơợ bêl pay tơơm quế năc tơơm bha lầng coh pa dưr crâng, đhanuôr năc ơy tự chêêc lêy apêê bh’rợ k’rang zư lêy tơơm chr’noh, xăl tu cán bộ kiểm lâm pa choom đoọng cơnh lalăm a hay: “Bhiệc pa dưr tơơm quế năc bh’rợ cha groong rooh cát crâng bơơn đhanuôr k’rang tu cr’van âng đhanuôr năc tơơm quế. Mọot hân noo cha noọng đhanuôr ta luôn lướt lêy cha meệt cung cơnh doó bấc đươi oih coh đăn crâng.”

Tơơm quế vêy mặt đhị Lào Cai tơợ pazêng c’moo 70 âng thế kỷ lalăm, z’lâh năc mơ zr’năh k’đhap, pazêng c’moo đăn đâu, tơơm quế ơy moon ghit chr’năp pa dưr pr’dzoọng lâng đơơng chô bh’nơơn dal đoọng ha đhanuôr. C’moo 2015, prang tỉnh Lào Cai vêy k’nặ 12 r’bhầu hecta quế năc tước nâu kêi, đhăm quế coh prang tỉnh ơy 46.000ha. Coh c’lâng bh’rợ pa dưr cung cơnh coh bhrợ ha rêê đhuôch ting c’lâng hàng hoá âng tỉnh Lào Cai năc tước c’moo 2030, t’hước tước c’moo 2050, tơom quế bơơn pa ghit năc tơơm  bha lầng âng tỉnh. T’cooh Vũ Hồng Điệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, đoọng năl: “Hau tu apêê c’moo hay bh’rợ choh tơơm quế dưr bấc, năc tu chr’năp âng tơơm quế đơơng chô, jưah pa dưr crâng jưah pa chô thu nhập. A zi  năc cung pa chăp xơợng đoọng ghit bêl choh đhị zr’lụ da ding ca coong nâu, cơnh ooy vêy pa cho bh’nơơn dal bhlầng lâng đanh mâng, năc đoo bh’rợ âng azi t’hước tước.”

Chr’hoong Bảo Yên năc vel đong vêy đhăm quế ga măc bhlầng tỉnh Lào Cai, lang lâh 23.000ha, pay ½ đhăm quế prang tỉnh. Tơợ bêl dzợ ha ul đha rựt, tước nâu kêi, tước nâu kêi bấc pr’loọng đong đhanuôr đhị chr’hoong Bảo Yên ơy z’lâh đha rựt, r’dợ bhrợ pa dưr ca van tơợ tơơm quế. Pa căn Nguyễn Thị Hiền, ặt đhị vel Đao, chr’val Vĩnh Yên đoọng năl: zập c’moo pr’loọng đong vêy bơơn pay pa chô 70-80 ức đồng/ha quế. Tơợ choh quế, pr’loọng đong bhrợ pa xoọng Homestay đoọng t’pâh t’mooi du lịch tước chêêc năl bh’rợ choh quế: “Lalăm a hay căh ơy choh quế, căh vêy zên, zr’năh pa bhlầng, pa zay bhrợ zập rau đoọng vêy ch’na cha. Nâu kêi, zập đong zêng vêy choh quế năc vêy zên pa chô.”

Lalăm a hay, apêê cấp chính quyền đhị tỉnh Lào Cai lưm bấc k’đhap k’ra xăl tu bhrợ tr’xăl cr’noọ pr’chăp âng đhanuôr coh bhiệc lơi tơơm a’rong đoọng xăl choh crâng  đanh mâng lâh. Nắc tơợ tỉnh pay tơơm quế năc tơơm chr’noh bha lầng âng tỉnh, nâu kêi ơy lalay cơnh. T’cooh Hoàng Đình Kiểu, Chủ tịch UBND chr’val Tân Dương, chr’hoong Bảo Yên đoọng năl: “Xọoc bơơn pa dưr crâng, ta bil ha ul pa xiêr đha rựt năc tơơm quế liêm choom bhlầng. Xọoc đâu choh quế doó chêêc k’dua đhanuôr ting choh dzợ, apêê lêy đhị ooy căh dzợ k’tiếc năc apêê lêy choh quế đhị đêêc.”

Đhăm k’tiếc choh quế dzoóc tước 46.000ha ơy đoọng ha Lào Cai c’lâng bh’rợ dưr vaih năc zr’lụ k’rong choh quế bấc bhlầng ting c’lâng hàng hoá ga măc, pa dưr dal chr’năp ha dưr đanh mâng. Tơợ cr’noọ bh’rợ năc đoo, Lào Cai môn đơc năc k’rong pa dưr t’nooi bh’nơơn quế hữu cơ đơơng chr’năp pr’đươi pa câl ooy k’tiếc k’ruung lơơng. Tỉnh Lào Cai căh pa đhêy đhị đâu, năc apêê lêy pa dưr pa têệt, t’pâh apêê chô k’rong bhrợ têng lâng công nghệ liêm t’mêê. Đh’rưah lâng Bảo Yên, tỉnh năc pa dưr đhăm quế đhị vel đong apêê chr’hoong: Bắc Hà, Bảo Thắng, Văn Bàn, Bát Xát. T’cooh Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp lâng Pa dưr pa xơc vel đong tỉnh Lào Cai đoọng năl: “Coh bh’rợ pa dưr tước c’moo 2030 năc vêy 66 r’bhầu hecta quế, 50% bơơn liêm pr’đơợ hữu cơ. Nâu đoo năc cung rau k’đhap cơnh lâng ngành lâm nghiệp bhrợ têng cơnh ooy đoọng bh’nơơn pr’đươi bơơn pa câl ooy bha lang k’tiếc.”

Tơơm quế lâng bh’nơơn pa chô k’nặ 600 tỷ đồng/c’moo, vaih năc tơơm chr’noh công nghiệp đơơng pa câl bha lầng ooy k’tiếc k’ruung lơơng âng apêê vel đong đhị tỉnh Lào Cai ơy đoọng lêy: pr’chăp crêê ặ căh ơy zập, năc bhrợ crêê vêy pa chô bh’rợ tr’nêng đanh mâng đoọng ha đhanuôr lâng đơơng chô bh’nơơn pa dưr crâng đanh mâng đoọng ha pazêng zr’lụ vel đong dzợ bấc k’đhap  k’ra./.

Về vùng “thủ phủ” cây quế ở Lào cai

(PV Mạnh Phương)

Trong khi nhiều địa phương vẫn loay hoay với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chọn lựa cây trồng nào để vừa tăng độ phủ rừng, vừa mang lại giá trị kinh tế cao thì Lào Cai đã sớm bứt phá nhờ khám phá ra ưu thế của cây quế. 10 năm trước, khi tuyến cao tốc Hà Nội- Lào Cai mới hoàn thành, hai bên đường chỉ nhìn thấy một vùng đồi núi trọc, toàn cây sắn. Giờ đây dọc tuyến cao tốc, những cánh rừng quế bạt ngàn một màu xanh mướt đã cho thu hoạch. Chúng ta cùng tìm hiểu mô hình thoát nghèo, phủ xanh đồi trọc tại vùng “thủ phủ” của cây quế ở huyện Bảo Yên.

Với hơn 6.000 ha quế, 2 xã Xuân Hòa và Vĩnh Yên được gọi là “thủ phủ” quế của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai với nhiều tỷ phú chân đất đi lên từ cây quế. Giờ đây, phương pháp canh tác quế đã được người dân thực hiện theo đúng quy trình bài bản, 2 năm đầu trồng sắn xen quế để che mát cho cây quế non; khi quế được 4 đến 5 năm tuổi, bắt đầu tỉa cành bán, đến khi tận dụng hết giá trị của lá quế mới khai thác vỏ, sau 12-15 năm hết một vòng chu kỳ cây quế. Ông Phạm Hồng Thái, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Yên, chia sẻ: Từ khi đưa cây quế là cây chủ lực trong phát triển rừng, bà con đã tự tìm tòi nghiên cứu các phương pháp chăm sóc cây, thay vì cán bộ kiểm lâm phải hướng dẫn như trước đây: “Việc phát triển cây quế thì công tác phòng cháy rừng được người dân quan tâm vì tài sản của người dân là cây quế. Vào mùa khô người dân thường xuyên đi tuần tra cũng như hạn chế đốt lửa ở gần rừng.”

Cây quế có mặt tại Lào Cai từ những năm 70 của thế kỷ trước, trải qua bao thăng trầm, những năm gần đây, cây quế đã khẳng định được vị thế và đem lại hiệu quả cao cho người dân. Năm 2015, toàn tỉnh Lào Cai có gần 12 nghìn  ha quế thì đến nay, diện tích quế trên toàn tỉnh đã là 46.000 ha. Trong Chiến lược phát triển rừng cũng như nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cây quế được xác định là sản phẩm chủ lực của tỉnh. Ông Vũ Hồng Điệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, cho biết: “Tại sao những năm qua phong trào cây quế phát triển vì chính giá trị cây quế mang lại, vừa phát triển rừng vừa đem lại thu nhập. Chúng tôi cũng rất trăn trở khi trồng cây ở vùng cao làm sao đem lại hiệu quả kinh tế bền vũng đó là mục tiêu chúng tôi tiến tới.”

Huyện Bảo Yên là địa phương có diện tích quế lớn nhất tỉnh Lào Cai, với trên 23.000 ha, chiếm 1/2 diện tích quế toàn tỉnh. Từ lúc còn thiếu đói quanh năm, đến nay nhiều gia đình ở huyện Bảo Yên đã thoát nghèo, từng bước làm giàu từ cây quế. Bà Nguyễn Thị Hiền, ở bản Đao, xã Vĩnh Yên, cho biết: mỗi năm gia đình thu được 70-80 triệu đồng/ha quế. Từ trồng cây quế, gia đình làm thêm Homestay để khách du lịch đến khám phá nghề trồng quế: “Xưa chưa trồng quế không có tiền vất vả lắm, khéo mới đủ ăn. Giờ nhà nhà người người trồng quế ai cũng có tiền từ quế để tiêu.”

Trước kia, các cấp chính quyền ở tỉnh Lào Cai gặp rất nhiều khó khăn việc thay đổi tư duy của người dân trong việc bỏ cây sắn sang trồng rừng bền vững. Nhưng từ khi cây quế được chọn làm cây chủ lực phát triển rừng thì giờ đã khác. Ông Hoàng Đình Kiểu, Chủ tịch UBND xã Tân Dương, huyện Bảo Yên, cho hay: “Hiện phát triển rừng, xóa đói giảm nghèo thì cây quế là số một. Hiện trồng quế không phải tuyên truyền, bà con đâu có đất là trồng hết quế.”

Diện tích trồng quế lên tới 46.000 ha đã cho Lào Cai cơ hội đặt mục tiêu trở thành vùng trồng quế tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ mục tiêu đó, Lào Cai dự kiến tập trung phát triển chuỗi sản phẩm quế hữu cơ mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, từng bước vươn ra thị trường thế giới và trở thành mặt hàng nông - lâm sản xuất khẩu chính. Không dừng lại ở đó, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu gắn phát triển vùng nguyên liệu quy mô tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật với thu hút, kêu gọi đầu tư các cơ sở chế biến sâu có công nghệ hiện đại. Bên cạnh Bảo Yên, tỉnh sẽ phát triển diện tích quế tập trung tại địa bàn các huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Văn Bàn, Bát Xát. Ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai, nêu rõ: “Trong mục tiêu đặt ra đến năm 2030 sẽ có 66 nghìn ha quế, 50% đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Đây cũng là thách thức lớn đối với ngành lâm nghiệp làm sao đưa được sản phẩm ra quốc tế.”

Cây quế với doanh thu gần 600 tỷ đồng/năm, trở thành cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của các địa phương ở tỉnh Lào Cai đã cho thấy một điều: nghĩ đúng thôi chưa đủ mà phải làm đúng mới mang lại sinh kế lâu dài cho người dân và mang lại phát triển rừng bền vững  cho những vùng quê còn gian khó./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC