
Quế năc râu tơơm chr’noh ặt pa zưm lâng pr’ăt tr’mung âng đhanuôr Dao, lâh mơ năc zâp apêê Dao bhrông coh tỉnh Yên Bái. Bêl ahay, quế buôn đhanuôr choh đoọng bhrợ zanươu, gia vị đoọng zêệ cha cha. Nâu cơy, bêl tơơm quế bơơn bâc ngai năl tươc, vêy bâc râu cha mêêt lêy, bhrợ têng liêm ghit, thị trường bhrợ t’bhưah, vaih đợ râu tơơm chr’noh bha lâng bhrợ cha k’van ha đhanuôr. Lâng chặt vaih liêm glặp đhị k’tiêc dz’dzong, doọ lâh vaih g’rưy, tơơm quế liêm choom lâng zr’lụ đhanuôr Dao ặt ma mung coh Văn Yên cơnh Viễn Sơn, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Quang Minh...
Cung cơnh bâc pr’loọng đông manưih Dao lơơng coh chr’hoong Văn Yên, lâh 10 c’moo lăm ahay, pr’loọng đông anoo Triệu Văn Nhất coh vel Khe Ván, chr’val Quang Minh tơợp bhrợ t’bhưah bh’rợ k’tiêc choh quế. Đợ c’moo hanua, zên pa chô zâp c’moo lấh 200 ực đồng đồng tơợ k’dâng 10ha quế, tơơm quế căh mưy zooi đoọng pr’loọng đông t’bil ha ul pa xiêr đha rưt, năc dzợ vaih mưy ooy đợ pr’loọng đông z’zăng coh vel đông:
“Tơơm quế ơy đơơng chô đoọng pr’ăt tr’mung pr’loọng đông dưr zi zăng lâh, lâng đhi noo coh vel đông. Nâu cơy acu ơy vaih xe ga măc doọ dzợ k’pân k’rang bêl boo, p’răng, bêl cha cêết gluh ooy c’lâng. C’moo đâu vêy bâc râu bhui har nắc lêy cha tết ga măc, k’đươi bâc đhi noo, pr’zợc, vel bhươl lươt lêy chi ơh. Căh mưy đông đay năc zêng zâp ngai zêng vêy cha tết gă măc”.

Bơơn lêy râu liêm choom âng tơơm quế, chr’hoong Văn Yên cung cơnh tỉnh Yên Bái ơy vêy bâc râu chính sách p’too p’zương đhanuôr, doanh nghiệp ting pâh choh, bhrợ quế nâu; zooi đoọng m’ma, pa choom đăh zư pa dưr ha đhanuôr. T’coóh Triệu Quý Đức, Chủ tịch UBND chr’val Quang Minh, chr’hoong Văn Yên - vel đông vêy lâh 18.500 ha quế đoọng năl:
“Bêl ahay đhanuôr choh quế ting cơnh c’lâng ty ahay, nắc đợ mơ tinh dầu cung căh lâh. Xoọc đâu ơy pa zưm lâng doanh nghiệp pa choom đoọng ha đhanuôr đăh c’năl bh’rợ choh, zư lêy tơơm quế ting c’lâng hữu cơ năc đợ mơ hàm lượng tinh dầu bâc, bh’nơơn pr’đươi quế ơy vaih chr’năp dal bhlâng”.
Đợ c’moo đăn đâu, tơơm quế vêy bâc apêê kiêng đươi coh thị trường cr’loọng k’tiêc, bha lang k’tiêc; zâp bh’nơơn pr’đươi tơợ quế vêy bơơn đươi dua bhưah liêm coh ngành mỹ phẩm, zanươu... Đhị chr’hoong Văn Yên xoọc vêy 11 đông bhrợ têng, k’rong zư đợc tinh dầu quế; k’noọ 150 doanh nghiệp, hộ tác xã, đông k’rong câl máy móc, công nghệ hiện đại đoọng bhrợ têng zâp bh’nơơn pr’đươi đăh quế. Chr’hoong Văn Yên ơy bhrợ pa dưr n’juông p’têêt lêy câl pay đoọng bhrợ zâp bh’nơơn pr’đươi đăh quế. Lâh mơ, 2 c’moo mưy chu, vel đông bhrợ bhiệc bhan quế đoọng p’căh moon ooy tơơm quế; bhrợ pr’đơợ đoọng đhanuôr, doanh nghiệp bhrợ t’bhứah bh’rợ pa zưm bhrợ. Pr’căn Trần Thị Nhung, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cổ phần Nam dược Đại An Phú moon:
“Công ty zi bhrợ zâp bh’nơơn pr’đươi đăh quế, lâng đợ râu tinh dầu quế ơy bơơn 5 sao; ha dợ zâp pr’đươi lơơng cơnh bột quế, hương quế, đac rau têy, p’ngan, đông xang zêng vêy tiêu chuẩn ISO. Tu vêy bhiệc bhan quế ơy zooi đoọng zâp doanh nghiệp cơnh azi vêy pa xoọng pr’đơợ pa dưr, p’căh thương hiệu lâng bhiệc xay moon zâp bh’nơơn pr’đươi liêm sạch tươc têy đhanuôr đươi dua; pa zưm đoọng tr’câl tr’bhlêh, pa câl bh’nơơn pr’đươi căh mưy coh cr’loọng k’tiêc k’ruung nắc dzợ ooy k’tiêc k’ruung lơơng”.

Prang chr’hoong Văn Yên xoọc vêy lâh 57.000 hécta quế, ooy đâu lâh 10.000 hécta quế hữu cơ bơơn chứng nhận châu Âu; 48 bh’nơơn pr’đươi bơơn OCOP 3 sao năc a’têh. Đợ c’moo hanua, tơơm quế lalua vaih tơơm t’bil ha ul pa xiêr đha rưt, zooi đhanuôr dưr zi lâh bhrợ cha k’van. Ooy c’moo 2024, quế ơy đơơng chô lâh 1.000 tỷ đồng đoọng ha đhanuôr lâng doanh nghiệp. Quế cung ơy chrooi đoọng chr’năp liêm âng đơơng chr’hoong Văn Yên bơơn vel bhươl t’mêê moot c’moo 2024; zên bơơn pa chô dzoọc tước 65 ực đồng đhị mưy cha nặc ooy mưy c’moo; prang chr’hoong dzợ lâh 3,5% pr’loọng đha rưt. T’cooh Phạm Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Băn Yên, tỉnh Yên Bái đoọng năl:
“Ooy cr’chăl nâu a’tôh chr’hoong pa zưm ooy bhiệc zư lêy têêm ngăn k’tiêc choh quế, pa dưr pa xớc bh’nơơn pr’đươi đăh quế ting c’lâng nhâm mâng; bhrợ t’vaih zâp bh’nơơn pr’đươi quế liêm sạch, quế hữu cơ đoọng crêê cơnh cr’noọ thị trường coh cr’loọng k’tiêc k’ruung lâng bha lang k’tiêc. T’bhlâng xay moon, p’căh, k’đươi moom bhrợ coh cr’loọng k’tiêc lâng bha lang k’tiêc tươc ooy chr’hoong Văn Yên bhrợ liêm ghit zâp bh’nơơn pr’đươi quế. Lâng bhrợ liêm choom bh’rợ zư lêy tơơm quế, pa zưm lâng pa dưr râu văn hoá ty chr’năp âng đhanuôr acoon coh đhị vel đông; lâng pazưm tơơm quế lâng pa dưr pa xớc du lịch vel bhươl, du lịch chấc lêy năl ooy zâp bh’nơơn pr’đươi quế chr’hoong Văn Yên”./.
MÙA XUÂN NO ẤM TRÊN VÙNG QUẾ VĂN YÊN
Tại tỉnh Yên Bái, quế không chỉ là cây dược liệu quý, mà còn là biểu tượng của sự ấm no, bởi những năm qua, loại cây này đã mang đến những đổi thay tích cực, diện mạo mới cho các vùng trồng quế nơi đây.

Quế là loại cây trồng gắn liền với cuộc sống của đồng bào Dao, nhất là các nhánh Dao đỏ ở tỉnh Yên Bái. Xưa kia, quế chủ yếu được bà con trồng để làm dược liệu, gia vị nấu ăn. Ngày nay, khi cây quế được nhiều người biết đến, có nhiều nghiên cứu, chế biến chuyên sâu, thị trường mở rộng, nó đã trở thành loại cây làm giàu cho bà con. Với đặc tính thích nghi với độ cao trung bình, ưa ẩm, ít sâu bệnh nên cây quế rất phù hợp với những vùng bà con người Dao sinh sống ở Văn Yên như Viễn Sơn, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Quang Minh...
Cũng như nhiều gia đình bà con người Dao khác ở huyện Văn Yên, hơn 10 năm trước, gia đình anh Triệu Văn Nhất ở thôn Khe Ván, xã Quang Minh bắt đầu mở rộng diện tích trồng quế. Những năm qua, thu nhập bình quân mỗi năm trên 200 triệu đồng từ khoảng 10 ha quế, cây quế không chỉ giúp gia đình xoá nghèo, mà còn trở thành một trong những hộ khá giả ở địa phương.
“Cây quế đã mang đến cuộc sống khấm khá cho gia đình tôi và anh em trong làng. Giờ đây tôi đã có xe ô tô không sợ mưa, sợ nắng, sợ rét khi ra đường. Năm nay tiếp tục có nhiều niềm vui nên sẽ ăn tết to, mời đông anh em, bạn bè, làng xóm đến chung vui. Không chỉ riêng nhà tôi mà hầu hết mọi nhà đều ăn tết to”.

Nhận thấy tiềm năng to lớn của cây quế, huyện Văn Yên cũng như tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia trồng, chế biến quế; hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật cho người dân. Ông Triệu Quý Đức, Chủ tịch UBND xã Quang Minh, huyện Văn Yên – địa phương có hơn 18.500 ha quế cho biết.
“Trước đây, bà con trồng quế theo truyền thống nên hàm lượng tinh dầu có phần hạn chế. Hiện xã đã phối hợp với doanh nghiệp tập huấn cho bà con về kiến thức trồng, chăm sóc cây quế theo hướng hữu cơ nên hàm lượng tinh dầu tăng lên, sản phẩm quế đã có giá trị cao hơn”.
Những năm gần đây, cây quế càng được ưa chuộng trên thị trường trong nước, quốc tế; các sản phẩm từ quế được ứng dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm, dược phẩm… Tại huyện Văn Yên hiện có 11 nhà máy sản xuất, chưng cất tinh dầu quế; gần 150 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại để sản xuất, chế biến các sản phẩm từ quế. Huyện Văn Yên đã xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ để phát triển ngành quế. Đặc biệt, định kỳ 2 năm một lần, địa phương tổ chức Lễ hội quế để giới thiệu, quảng bá cây quế; tạo cơ hội cho người dân, doanh nghiệp mở rộng hợp tác. Bà Trần Thị Nhung, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cổ phần Nam dược Đại Phú An chia sẻ:
“Công ty chúng tôi sản xuất các sản phẩm từ quế, với sản phẩm tinh chất là tinh dầu quế đã được nâng hạng 5 sao; còn các sản phẩm khác như bột quế, hương quế, nước rửa tay, rửa chén, lau sàn đều có tiêu chuẩn ISO. Nhờ có Lễ hội quế đã giúp cho các doanh nghiệp như chúng tôi có thêm cơ hội phát triển, quảng bá thương hiệu bằng cách giới thiệu các sản phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng; kết nối để giao thương, tiêu thụ sản phẩm không những trong nước mà còn ra cả quốc tế”.

Toàn huyện Văn Yên hiện có hơn 57.000 héc ta quế, trong đó, hơn 10.000 héc ta quế hữu cơ đạt chứng nhận châu Âu; 48 sản phẩm quế đạt OCOP 3 sao trở lên. Những năm qua, cây quế đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu. Riêng năm 2024, quế đã mang đến doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng cho người dân và doanh nghiệp. Quế cũng đã góp phần quan trọng đưa huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2024; đưa thu nhập bình quân lên 65 triệu đồng/người/năm; toàn huyện chỉ còn hơn 3,4% hộ nghèo. Ông Phạm Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết.
“Trong thời gian tới huyện sẽ tập trung vào duy trì ổn định diện tích quế, phát triển các sản phẩm quế theo hướng bền vững; tạo ra các sản phẩm quế sạch, quế hữu cơ để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, mời gọi đầu tư trong và ngoài nước đến huyện Văn Yên chế biến sâu các sản phẩm quế. Đồng thời, làm tốt công tác bảo tồn với cây quế, gắn bảo tồn với phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện nhà; đồng thời gắn cây quế với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm các sản phẩm quế huyện Văn Yên”./.
Viết bình luận