ƠY CHOOM T’BIL LƠI ĐHARỰT ĐƯƠI ZÊN VẶ NGÂN HÀNG CSXH
Thứ ba, 09:24, 28/05/2024 Minh Hoa - Vơ Ních Oang Minh Hoa - Vơ Ních Oang
Lâng xa nay “Căh choom đớc manuyh đharựt ta bhúch ooy zên bhrợ cha”, coh pazêng c’moo ahay PGD NH CSXH chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ơy bhrợ bấc bh’rợ tr’nêng, zooi pr’loọng đong đharựt coh zr’lụ da ding k’coong buôn bơơn vặ zên bhrợ cha. Đươi vêy cơnh đêêc, bấc pr’loọng đong ơy choom t’bil lơi ha ul, pa xiêr đharựt, t’bhlâng pa liêm pa crêê pr’ắt tr’mông lâng bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ crêê cơnh. 

 

 

T’mêê ta pa câl 7 p’nong a ọc bơơn pay pa chô lâh 20 ức đồng, amoó Hồ Thị Loan ắt coh cr’noon Đút 2, chr’val Hồng Kim, chr’hoong A Lưới năc câl cớ m’ma a ọc t’mêê chô băn. Ch’ol ooy c’rol a ọc vêy k’nặ 20 p’nong a ọc, k’tứi vêy, z’zăng ga măc công vêy, a ọc căn công vêy, amoó Loan prá xay, zập c’moo amoó pa câl tơợ 2 tước 3 ruuh a ọc, đợ zên bơơn pay pa chô năc amoó đớc m’bứi đoọng băn cớ a ọc, ha mơ dzợ năc ha âu đớc. Lâh băn a ọc, amoó Loan dzợ băn k’zệt p’nong c’roóc, bé; choh crâng lâng bhrợ ruộng. Bh’rợ tr’nêng trơ vâng toong t’ngay năc amoó bhui har tu g’lêêh c’rơ ta lơi xang bấc c’moo t’bhlâng bhrợ têng năc xoọc đâu ơy bơơn pay pa chô crêê cơnh: “Tơợ zên vặ NHCSXH, pr’loọng đong ơy choom t’bil lơi đharựt, pr’ắt tr’mông z’zăng lâh mơ, ơy bơơn bhrợ đong, câl pr’đươi đươi dua coh pr’loọng đong, k’coon bơơn học hành liêm xang. Zập c’moo pr’loọng đong ha âu đớc m’bứi bhlâng tơợ 50 - 60 ức đồng”.

Coh pazêng t’ngay tr’nơớp c’moo 2008 amoó Loan t’mêê tơợ chr’val Hồng Vân chô ắt ooy đong k’diíc coh chr’val Hồng Kim, cr’van âng bơr diic điêl căh râu vêy lâh muy đhr’nong đong am cr’đe lâng bơr pêê sào ha rêê. Pr’ắt tr’mông zr’năh k’đhap lâh mơ bêl pazêng k’coon âng amoó n’niên. Đoọng vêy zên đươi dua coh pr’loọng đong lâng ha pazêng k’coon, anhi t’bhlâng pa bhrợ, ngai k’dua bhrợ n’hau năc anhi đoo t’bhlâng bhrợ ha dzợ đợ zên ng’bơơn công căh zập đươi dua. N’năl ghít râu zr’năh k’đhap âng pr’loọng đong amoó, c’moo 2019, chính quyền chr’val Hồng Kim ơy bhrợ t’vaih râu liêm choom đoọng diic điêl amoó bơơn vặ zên NHCSXH chr’hoong A Lưới.

Tơợ 50 ức đồng bơơn vặ, diic điêl nhi đoo choh lâh 1 héc ta keo axậ tràm, băn a ọc, bhrợ ruộng lâng choh arong, tâm phóc, abhoo… đoọng pay ếp băn đanh. Đươi zay pa bhrợ diic điêl amoó Loan ơy vêy bấc kinh nghiệm đươi dua ooy râu la lua âng k’tiếc k’bunh năc râu liêm choom ooy kinh tế bấc lâh mơ. Bhrợ cha choom, diic điêl amoó căh muy bơơn chroót lứch nợ ooy ngân hàng ting n’năc năc dzợ bhrợ xưởng mộc, bhrợ t’bhưah bh’rợ b’băn, choh crâng, pr’ắt tr’mông đươi vêy cơnh đêêc ting t’ngay liêm choom lâh mơ. Đhr’nong đong am cr’đe, xr’pợ plăng lâh 10 c’moo ahay năc xoọc đâu vêy ta xăl lâng đhr’nong đong xây ga măc lâng vêy zập pazêng râu pr’đươi. Amoó Hoàng Thị Lê, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’val Hồng Kim prá xay: “Pr’loọng đong amoó Hồ Thị Loan xang bêl bơơn vặ zên NHCSXH chr’hoong công ơy k’rong đươi ooy bh’rợ pa bhrợ. Pr’loọng đong amoó năc 1 coh pazêng pr’loọng đong tr’haanh coh chr’val Hồng Kim. Zập c’moo amoó zêng vêy ta haanh deh.”

Ting cơnh t’cooh Hồ Văn Minh, Chủ tịch UBND chr’val Hồng Kim, prang chr’val vêy lâh 590 pr’loọng đong, coh đêêc 85% năc đhanuôr acoon coh Pa Kô, Cơ Tu, Vân Kiều; đợ pr’loọng đong đharựt pay lâh 40%. Coh pazêng c’moo đăn đâu, đươi tơợ zên vặ âng NHCSXH, bấc đhanuôr năc bơơn t’bil lơi đharựt, nhâm mâng pr’ắt tr’mông. Coh c’moo 2023, chr’val vêy 77 pr’loọng đong ơy choom t’bil lơi đharựt. T’cooh Minh prá xay p’xoọng, đợ zên nợ NHCSXH coh 3 kênh âng Hội Pân đil, Nông dân lâng Cựu chiến binh xoọc đâu bơơn lâh 20 tỷ đồng. Đươi vêy k’rong bhrợ đh’rưah nhâm mâng lâng NHCSXH lâng xay bhrợ liêm choom bh’rợ prá xay xét lêy tơợ vel đong năc đhanuôr bơơn vặ lâng đươi zên vặ crêê cơnh cr’noọ, liêm choom: “Coh vel đong chr’val Hồng Kim đhanuôr bơơn vặ zên NHCS z’zăng bấc, bấc bhlâng năc đoọng choh crâng lâng pa dưr kinh tế. Coh bh’rợ đoọng vặ zên, Uỷ ban pazao đoọng ooy 3 cấp hội k’đhơợng lêy; zập cấp hội pazao đoọng ooy tổ trưởng; tổ trưởng prá xay bh’rợ tr’nêng đoọng ha ađoo trưởng thôn k’đhơợng lêy đhị cr’noon đoọng đh’rưah n’năl, ch’mêệt lêy bh’rợ đươi dua zên vặ, g’đéch đhr’năng vặ lâng đươi zên căh crêê cơnh cr’noọ xa nay”.

T’cooh Lê Quang Thắng, Giám đốc PGD NHCSXH chr’hoong prá xay, đơn vị xoọc xay bhrợ 16 xa nay bh’rợ đoọng vặ zên chính sách lâng pazêng zên vặ k’nặ 563 tỷ đồng lâng lâh 10.300 pr’loọng đong vặ. Coh đêêc, c’moo 2023, đơn vị ơy pay đoọng ha k’nặ 340 pr’loọng đong vặ lâng đợ zên lâh 19 tỷ 300 ức đồng lâng 4 c’xêê tr’nơớp c’moo đâu ơy pay đoọng lâh 17 tỷ 700 ức đồng lâng k’nặ 220 pr’loọng đong vặ. Đợ zên đoọng vặ muy pr’loọng đong đharựt năc 53 ức đồng lâng đợ zên đoọng vặ bấc bhlâng năc 100 ức đồng. Ting cơnh t’cooh Lê Quang Thắng, đơn vị bhrợ t’vaih pazêng zr’lụ đoọng vặ coh pazêng chr’val, ting n’năc, bhrợ c’bhuh uỷ thác đươi ooy pazêng hội, đoàn thể, ban nhân dân cr’noon lâng pazêng c’bhuh k’miah vặ zên coh vel đong prang chr’hoong đoọng đhanuôr buôn bơơn vặ zên: “Xa nay âng NHCSXH năc pay pa chô nợ đhị đong lâng pay đoọng đhị chr’val. Pazêng zr’lụ chr’val vêy cán bộ ngân hàng xiêr pa bhrợ 1 t’ngay nhâm mâng coh c’xêê, hân đhơ thứ 7 lâng chủ nhật. Azi đh’rưah prá xay đoọng ha đhanuôr bêl pay đoọng zên vặ. Pa bhlâng, coh pazêng bhươl cr’noon năc vêy c’bhuh đoọng vặ zên bhrợ cha lanag chính quyền pazêng vel đong k’đhơợng lêy nhâm mâng. Đoọng k’đhơợng lêy zên vặ liêm choom, azi dzợ k’rong đh’rưah lâng Phòng Nông nghiệp lâng Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, bhrợ bh’rợ pa choom, xay moon ooy khoa học kỹ thuật choh ch’choh, b’băn đoọng pa dưr râu liêm choom. Lâng zên vặ chính sách xã hội, c’moo 2023 azi ơy đh’rưah lâng chính quyền chr’hoong A Lưới pa xiêr lâh 1.600 pr’loọng đong đharựt”.

Lướt đh’rưah lâng ngân hàng coh bh’rợ zooi đoọng vặ ha manuyh đharựt lâng manuyh chính sách, zập c’moo chr’hoong A Lưới zêng p’xoọng zên vặ uỷ thác đoọng ha PGD NHCSXH chr’hoong. Tước nâu cơy pazêng zên uỷ thác zooi đoọng vặ lâng pr’loọng đong đharựt âng chr’hoong năc 5 tỷ đồng, zooi đơn vị đơơh loon vêy zên lâng đoọng đươi dua zên vặ liêm choom.

Năc choom xay moon ghít, đươi xay bhrợ liêm choom pazêng bh’rợ crêê cơnh lâng liêm choom, xa nay bh’rợ đoọng vặ zên chính sách xã hội năc dưr vaih c’rơ zooi pr’loọng đong đharựt, đăn đharựt lâng pazêng chính sách coh chr’hoong da ding k’coong A Lưới. Tơợ đêêc, đhanuôr pazêng acoon coh đhị đâu ơy đơơh loon, ta béch lâh mơ coh bh’rợ xăl bh’rợ bhrợ cha, chêêc c’lâng bh’rợ t’bil đharựt nhâm mâng lâng bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ đhị vel đong./.

Thoát nghèo nhờ vốn vay NHCSXH

Với phương châm “Không để người nghèo thiếu vốn”, những năm qua PGD NHCSXH huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, giúp hộ nghèo vùng cao dễ dàng tiếp cận vốn vay. Nhờ đó, nhiều gia đình đã xóa được đói, giảm được nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu chính đáng.

Vừa xuất chuồng 7 con heo thu về hơn 20 triệu đồng, chị Hồ Thị Loan ở thôn Đút 2, xã Hồng Kim, huyện A Lưới lại tiếp tục “gối đầu” bằng 1 đàn heo mới. Chỉ vào dãy chuồng heo gần 20 chục con, nhỏ có, vừa có, heo nái cũng có, chị Loan bảo, bình quân mỗi năm chị xuất chuồng từ 2 đến 3 lứa heo, khoản tiền thu được một phần chị để tái đầu tư, còn lại làm của để dành. Ngoài nuôi heo, chị Loan còn nuôi hơn chục con bò, dê; trồng rừng và thâm canh lúa nước. Công việc bận rộn tối ngày nhưng chị thấy vui vì công sức bỏ ra sau bao năm vất vả giờ đã được đền đáp xứng đáng: “Từ nguồn vốn vay NHCSXH, gia đình đã thoát nghèo, cuộc sống đỡ hơn, làm được nhà, sắm sửa đồ đạc trong gia đình, con cái họ hành đến nơi đến chốn. Hàng năm gia đình cũng dành dụm ít nhất 50- 60 triệu đồng”.

Những ngày đầu năm 2008 chị Loan mới từ xã Hồng Vân về làm dâu ở xã Hồng Kim, tài sản của 2 vợ chồng chẳng có gì ngoài ngôi nhà tranh, vách đất và mấy sào rẫy. Cuộc sống càng khó khăn hơn khi những đứa con của chị lần lượt chào đời. Để có tiền lo cho gia đình và các con, anh chị sớm hôm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, ai thuê đâu, chạy đó mà vẫn thiếu trước, hụt sau. Thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình chị, năm 2019, chính quyền xã Hồng Kim đã tạo điều kiện để vợ chồng chị tiếp cận nguồn vốn vay của PGD NHCSXH huyện A Lưới.

Từ 50 triệu đồng vay được, vợ chồng chị đầu tư trồng hơn 1 ha keo lá tràm, nuôi heo, làm lúa nước và thâm canh sắn, đậu phụng, bắp…để lấy ngắn nuôi dài. Nhờ siêng năng, chịu khó học hỏi vợ chồng chị Loan đã tích lũy nhiều kinh nghiệm ứng dụng vào thực tiễn nên hiệu quả kinh tế mang lại cao. Ăn nên, làm ra, vợ chồng chị không chỉ trả hết nợ ngân hàng mà còn đầu tư xưởng mộc, mở rộng chăn nuôi, phát triển rừng trồng, cuộc sống gia đình nhờ đó ngày càng khấm khá. Ngôi nhà lá sập sệ hơn 10 năm về trước giờ đã được thay thế bằng ngôi nhà xây bề thế với đầy đủ tiện nghi. Chị Hoàng Thị Lê, Chủ tịch Hội LHPN xã Hồng Kim nhận xét: “Hộ chị Hồ Thị Loan sau khi được vay vốn NHCSXH huyện cũng đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Gia đình chị là 1 trong những gia đình rất tiêu biểu trên địa bàn xã Hồng Kim. Hàng năm chị đều được biểu dương và khen thưởng”.

Theo ông Hồ Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Hồng Kim, toàn xã có hơn 590 hộ, trong đó 85% là đồng bào các dân tộc Pa Kô, Cơ Tu, Vân Kiều; tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới hơn 40%. Những năm gần đây, nhờ nguồn vốn vay NHCSXH, nhiều bà con đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Riêng năm 2023, xã có 77 hộ thoát nghèo. Ông Minh cho biết thêm, dư nợ NHCSXH qua 3 kênh của Hội Phụ nữ, Nông dân và hội Cựu chiến binh hiện đã đạt hơn 20 tỷ đồng. Nhờ phối hợp chặt chẽ với PGD NHCSXH huyện và làm tốt khâu bình xét từ cơ sở nên người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả: “Trên địa bàn xã Hồng Kim bà con tiếp cận nguồn vốn NHCS khá nhiều chủ yếu là để trồng rừng và phát triển kinh tế. Trong quá trình cho vay vốn, Ủy ban giáo cho 3 cấp hội quản lý; các cấp hội giao các tổ trưởng; tổ trưởng tham mưu cho thôn trưởng quản lý tại địa bàn thôn để cùng nắm, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tránh trường hợp vay và sử dụng vốn vay không đúng mục đích”.

Ông Lê Quang Thắng, Giám đốc PGD NHCSXH huyện A Lưới cho biết, đơn vị hiện đang thực hiện 16 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ gần 563 tỷ đồng với hơn 10.300 lượt hộ vay. Trong đó, năm 2023, đơn vị giải ngân cho gần 340 lượt hộ vay hơn 19 tỷ 300 triệu đồng và 4 tháng đầu năm nay giải ngân hơn 17 tỷ 700 triệu đồng với gần 220 lượt hộ vay. Mức cho vay bình quân đối với 1 hộ nghèo là 53 triệu đồng và mức vay tối đa là 100 triệu đồng. Theo ông Lê Quang Thắng, đơn vị thành lập các điểm giao dịch tại tất cả các xã, đồng thời, xây dựng mạng lưới ủy thác qua các hội, đoàn thể, ban nhân dân thôn và các tổ tiết kiệm vay vốn trên địa bàn toàn huyện để người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay: “Quan điểm của NHCSXH là thu nợ tại nhà và giải ngân tại xã. Tất cả các điểm dưới xã đều có cán bộ ngân hàng xuống phục vụ 1 ngày cố định trong tháng, kể cả thứ 7 và chủ nhật. Chúng tôi phối hợp tuyên truyền cho bà con khi giải ngân nguồn vốn. Đặc biệt, dưới các thôn bản thì có các tổ tín dụng vay vốn và chính quyền các địa phương quản lý cũng rất chặt. Để quản lý nguồn vốn có hiệu quả, chúng tôi còn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn, nuôi để phát huy hiệu quả. Với nguồn vốn chính sách xã hội, năm 2023 chúng tôi đã chung tay cùng với chính quyền huyện A Lưới giảm hơn 1.600 hộ nghèo”.

Đồng hành với ngân hàng trong việc hỗ trợ vốn vay cho người nghèo và đối tượng chính sách, hàng năm huyện A Lưới đều bổ sung nguồn vốn ủy thác cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách -Xã hội huyện. Đến nay tổng vốn ủy thác hỗ trợ cho vay đối với hộ nghèo của huyện là 5 tỷ đồng, giúp đơn vị chủ động nguồn vốn và sử dụng vốn vay hiệu quả.

Có thể khẳng định, nhờ triển khai các giải pháp đồng bộ và hiệu quả, chương trình tín dụng chính sách xã hội đã trở thành nguồn lực tiếp sức hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách ở huyện vùng cao A Lưới. Từ đó, bà con các dân tộc thiểu số nơi đây đã chủ động, linh hoạt hơn trong đổi mới phương thức làm ăn, tìm hướng vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu trên mảnh đất quê hương./.

 

Minh Hoa - Vơ Ních Oang

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC