K’bhuh 9 rau ch’na đh’năh nắc p’niên crêê bhih dzung têy boop nắc lêy cha đoọng đâh dưah
Thứ tư, 14:12, 07/04/2021
Bhih dzung têy boóp nắc rau k’rang bhlầng âng apêê aconh căn vêy coon k’tứi. P’niên crêê dzung têy boóp nắc lêy cha n’hau đoọng đâh dưah?

 

         Bhih dzung têy boóp xoọc dưr vaih bấc  k’rơ đhị bấc vel đong, p’niên nắc ma nuyh đơ crêê bhih bấc.

       Bêl crêê bhih dzung têy boóp, p’niên nắc lưm pazêng c’leh cơnh k’hir, ch’hat mr’loọng lâng bhih coh boóp. Bhih trơơi bọo coh boóp lâng tu n’tạc, bhrợ p’niên ca ay căh kiêng cha cha. Tợơ đếêc, p’niên nắc cha căh yêm boóp lâng dzơơng cha cha. Cơnh đếêc p’niên crêê bhih dzung têy boóp nắc lêy cha n’hau đoọng đâh dưah?

        Â! Coh c’nặt t’ruih “ma nuyh pa dưah đh’reh cr’ay” tuần nâu, xay moon 9 rau ch’na âng p’niên cha đoọng đâh dưah bhih têy dzung boóp.

        Cr’liêng a tưch a đha

         Pazêng pr’đôm coh boóp căh muy bhrợ ca ay nắc bhrợ p’niên k’đhap ca ay boóp mơ chu cha cha. Ha dợ a chắc p’niên nắc lêy vêy zập dinh dưỡng đoọng t’bhlầng c’rơ. Tu cơnh đếêc, ch’na pa xoọng cơnh cr’liêng nắc rau ta nih bhlầng. Cr’liêng vêy đợ protein, sắt, vitamin lâng chất khoáng dal tu cơnh đếêc nắc choom zooi p’niên zư lêy c’rơ đhị bêl pa dưah ca ay.

        Đác K’bhông

       Pazêng rau pr’âm vêy bấc acid cơnh đác pih, đác chanh nắc bhrợ boóp p’niên ting ch’hat lâh. Xăl đếêc, apêê pa căn lêy đoọng âm đác k’bhông. Coh đác k’bhông vêy chất bhrợ chriết coh loom luônh, pa bhlầng nắc bêl pleng p’răng puih. Lâh mơ, đác k’bhông bhrợ p’niên ặt tệêm, l’thai coh a chắc.

        Pr’chơh

       Ting cơnh p’too moon bác sĩ, a conh căn nắc lêy g’đech oó đoọng p‘niên cha rau ch’na há, puih lâng griing. Đhơ cơnh đếêc, lêy xăl ch’na đoọng ha p’niên cha yêm boóp lâh. Ca căn nắc lêy đớc pr’chơh chrộ lalăm đoọng p’niên cha oó bhrợ ca ay, ch’hat boóp p’niên. Muy choom pr’chơh cung zập chất dinh dưỡng đoọng ha p’niên.

        Ra đu

        Ra đu nắc p’lêê p’niên crêê bhih lêy cha. Tu ra đu doó ngam, nhum, chriệt ha dợ nắc vêy bấc kháng thể tự nhiên. Cha ra đu liêm bhlầng cơnh lâng c’lâng luônh p’niên. Lâh mơ, lâng đợ vitamin C bấc, ra đu bhrợ pa liêm coh a chắc âng p’niên. Đươi cơnh đếêc nắc p’niên cha xợơng dooh lâh g’lếêh lâng doó rêên nhim.

       Sữa pa chúa căh vêy đường lúc lâng đác g’dớ

        Cơnh lâng p’niên lâh 1 c’moo bọo bhih têy dzung boóp lâng ơy choom âm đác g’dớ nắc đoọng âm, tu nâu đoo nắc rau liêm choom bhlầng đoọng ha c’rơ p’niên. Tu coh đác g’dớ vêy kháng khuẩn tự nhiên, zooi pa dưah băng bhih pr’đôm đâh dưah. Sữa pa chúa căh vêy đường nắc liê choom zooi a chắc p’niên zâl vi rút. Lâh mơ dzợ, coh sữa pa chúa dzợ đớc bấc chất dinh dưỡng lơơng cơnh protein, canxi, folate, kali lâng apêê vitamin lơơng. Tợơ đếêc nắc đơơng zập chất dinh dưỡng đoong ha p’niên. Pa zưm sữa pa chúa, đac g’dớ lâng bơr pêê rau p’lêê p’coo lơơng cơnh pa neh, dâu căh cợ ra đu, p’niên nắc vêy muy g’luh cha yêm, cha groong cr’ay.

        Pa cai

       Vêy bấc apêê pa căn ta mooh nắc vitamin C coh pih, chanh liêm choom coh bhiệc cha groong pazêng pr’đôm trơơi ooy lơơng. Ha dợ p’niên crêê bhih têy dzung boóp căh choom cha cha nắc bhrợ cơnh ooy? Cơnh đếêc nắc apêê pa căn xăl pih, chanh lâng pa cai. P’lêê nâu cung vêy bấc vitamin C  cha ngam lâng mát. Liêm choom đoọng ha p’niên dzơơng cha cha tu ch’hat boóp.

        Đậu khuôn

        Nắc rau muy coh pazêng ch’na liêm choom bhlầng bêl apêê pa căn k’rang zư p’niên xoọc pa dưah bhih têy dzung boóp. Đậu khuôn nắc buôn zệê bhrợ lâng nắc rau choom zệê bấc rau ch’na đoọng ha p’niên. Vêy bấc Protein lâng carborrhydrrate, ch’na nâu vêy bấc dinh dưỡng âng p’niên, zooi p’niên c’rơ.

        Kem

        P’niên kiêng cha kem lâng beng kẹo nắc apêê aconh căn căh kiêng đoọng. Ha dợ, bêl p’niên crêê bhih têy dzung boóp nắc choom lêy nâu đoo nắc muy coh pazêng đhr’năng liêm choom. Nắc tu kem bhrợ mát lâng chriệt. Đhơ căh lâh liêm choom đoọng ha c’rơ âng p’niên, ha dợ nắc choom bhrợ pa xiêr ch’hat mr’loọng coh boóp p’niên. Lâh mơ vị sô cô la nắc bhrợ pr'đôm coh boóp ngân lâh mơ, ca căn choom đoọng p’niên cha kem lâng bấc vị lalay.

        Khoai tây cloh nhar

       Oó đoọng p’niên cha apêê khoai tây chiên bấc n’xiêng lâng bhrợ đoọng pa zêng đhị pr’đôm k’đhap ặt. Apêê ca căn nắc cloh khoai đoọng nhar zệê đoọng cha buôn lâh. Nâu đoo nắc ch’na vêy bấc vitamin C, vitamin B6, vitamin B3, vitamin B5, mangan lâng photpho liêm choom bhlầng đoọng c’rơ âng p’niên. Lâh mơ pa dưr c’rơ đoọng ha p’niên coh zập t’ngay, a pêê pa căn nắc choom pa dưr c’rơ p’niên lâng thực phẩm chức năng cơnh Nature’s Way Kids Smart Probiotic. Vêy lâh 1 tỷ lợi khuẩn coh 1ml, nâu đoo nắc dinh dưỡng pa xoọng liêm choom động ha pêê p’niên./.

Top 9 thực phẩm mà trẻ bị tay chân miệng nên ăn

để nhanh khỏi bệnh

PV tổng hợp

Bệnh tay chân miệng (HFMD) luôn là nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở nước ta, tập trung ở trẻ em.

Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ gặp phải những dấu hiệu như lên cơn sốt, khô rát họng, và lở loét trong miệng. Vết lở loét có thể phát triển cả bên trong lẫn xung quanh miệng và trên đầu lưỡi, khiến cho bé cảm thấy đau khi ăn. Từ đó, bé sẽ chán ăn và ăn không ngon miệng. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

CM “ Thầy thuốc buôn làng” tuần này, giới thiệu với bà con 9 loại thực phẩm mà trẻ mắc tay chân miệng nên ăn để tránh khỏi bệnh

Trứng

Những vết phồng rộp trong miệng không chỉ gây đau đớn mà còn khiến bé rất khó chịu mỗi khi ăn. Nhưng cơ thể bé cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Vì thế, thực phẩm bổ dưỡng như trứng là rất cần thiết. Trứng chứa hàm lượng protein, sắt, vitamin, và chất khoáng cao, nên có thể giúp bé duy trì sức khỏe trong khi trị bệnh.

Nước dừa

Những loại đồ uống chứa nhiều acid như nước cam, nước chanh chỉ làm những vết loét trong miệng bé thêm đau rát. Thay vào đó, mẹ có thể làm dịu cơn đau bằng một cốc nước dừa. Trong dừa có chứa chất điện giải tự nhiên, giúp bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt có lợi khi bé bị bệnh vào mùa nắng nóng. Ngoài ra, nước dừa có tính mát và sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái khi uống.

Súp

Theo lời khuyên của bác sĩ, cha mẹ nên tránh cho bé ăn những thực phẩm cay, nóng, và cứng. Tuy nhiên, đôi khi đổi bữa để kích thích vị giác của bé cũng là điều nên làm. Mẹ chỉ cần để súp nguội trước khi cho bé ăn để đảm bảo không gây đau rát cho miệng bé là được. Một bát súp cũng có khả năng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong ngày tốt hơn rất nhiều các loại thức ăn khác.

Đu đủ

Đu đủ là loại hoa quả mà tất cả trẻ bị bệnh chân tay miệng đều nên ăn. Bởi đu đủ không ngọt, mềm, mát, mà còn chứa hàm lượng lớn kháng thể tự nhiên. Ăn đu đủ rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, với lượng vitamin C cao, đu đủ điều hòa được tình trạng stress trong cơ thể. Nhờ đó mà bé sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi và đỡ quấy khóc hơn.

Sữa chua không đường trộn mật ong

Đối với trẻ hơn 1 tuổi nhiễm tay chân miệng và đã có thể hấp thụ được mật ong, thì đây sẽ là một loại thực phẩm vô cùng có lợi cho sức đề kháng. Vì trong mật ong có chứa kháng sinh tự nhiên, có thể giúp những vết phỏng rộp, lở loét trên tay, chân, mông, và miệng bé được chữa lành nhanh chóng. Sữa chua không đường lại là nguồn lợi khuẩn dồi dào, hỗ trợ đề kháng của bé đánh bại được virus. Hơn nữa, trong sữa chua còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, canxi, folate, kali, và các vitamin thiết yếu. Từ đó sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Kết hợp sữa chua, mật ong, với một số loại hoa quả khác như mít, dâu, hay đu đủ, bé sẽ có một bữa chiều vừa mát, vừa bổ dưỡng, lại vừa kháng được bệnh tật.

Dưa hấu

Có nhiều bà mẹ thắc mắc rằng vitamin C có trong cam, chanh rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa những vết phỏng rộp lan rộng. Nhưng trẻ bị chân tay miệng không được ăn thì phải làm sao? Vậy thì mẹ hãy thay thế cam, chanh bằng dưa hấu. Loại quả này cũng chứa hàm lượng vitamin C tương đương mà lại ngọt và mát. Rất phù hợp với bé đang lười ăn do đau rát khoang miệng.

Đậu phụ

Đậu phụ chính là một trong những món ăn phù hợp nhất khi mẹ muốn chăm sóc sức khỏe của bé khi đang điều trị chân tay miệng. Đậu phụ rất dễ chế biến và là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn cho bé. Chứa hàm lượng lớn protein và carbohydrate, loại thực phẩm này có thể đóng góp phần lớn vào chế độ dinh dưỡng của bé, giúp bé khỏe mạnh.

Kem

Dường như cho con ăn kem hay đồ ngọt nói chung không bao giờ được nhiều bậc phụ huynh hưởng ứng. Tuy nhiên, khi bé bị tay chân miệng, mẹ có thể xem như đây là một trường hợp ngoại lệ. Lý do là vì kem rất mát và lạnh. Có thể nó sẽ không có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của bé, nhưng lại có thể làm dịu bớt cơn đau rát đang hoành hành trong miệng bé. Ngoài vị sô cô la sẽ khiến cho những vết loét trong miệng trầm trọng hơn, mẹ có thể cho bé ăn kem với nhiều vị khác nhau.

Khoai tây nghiền

Đừng cho bé ăn các loại khoai tây rán đầy dầu mỡ và sẽ làm cho những vết phỏng rộp thêm khó chịu. Mẹ nên nghiền khoai ra thật mịn để bé hấp thụ dễ dàng hơn. Đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B6, vitamin B3, vitamin B5, mangan, và photpho, vô cùng có lợi cho sức đề kháng của trẻ. Trong khi bổ sung chất dinh dưỡng cho bé bằng chế độ ăn hàng ngày, mẹ có thể tăng thêm đề kháng cho bé bằng các loại thực phẩm chức năng như là Nature’s Way Kids Smart Probiotic. Chứa hơn 1 tỷ lợi khuẩn chỉ trong 1ml, đây sẽ là nguồn dinh dưỡng bổ sung phù hợp dành cho các bé./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC