Mọot hân noo boo, túh, pleng k’tiếc tr’xăl pâm bhroọt, môi trường mamông âng bh’năn cóh đác tr’xăl bấc cơnh, đhr’năng pr’lúh cr’ay buôn trơơi boọ, bhrợ k’đháp đoọng ha đhr’năng dưr pậ âng bh’năn cóh đác. Đh’rứah lâng đếêc, moọt pazêng t’ngay boo đhí dưr váih ta luôn, đợ đác boo ngân nắc bhrợ váih đhr’năng bh’năn lóh cóh nguôi, bhrợ bil bal lâng bil hư đoọng ha ma núyh chóh băn bh’năn, chr’nóh cóh đác. Đọong pa xiêr đhr’năng bil hư tước mơ n’bứi bhlầng, ma nuýh chóh chr’nóh, băn bh’năn cóh đác nắc lêy bhrợ têng liêm đắh k’đhợơng lêy môi trường cóh abóc, jọom đác chóh băn bh’năn chr’nóh cóh đác đhị hân noo boo đhí nâu.
Lâng băn bh’năn cóh a bóc, jọom, a bóc đác:
Ma nuýh băn nắc lêy ch’mệêt lâng pa liêm pa mâng bh’nậ, a bóc đoọng zư đác liêm choom. Tal, đh’léh đoong n’loong đoọng áih, oó đớc đoong n’loong tân tộ cóh a bóc bh’năn, buôn bhrợ nha nhự a bóc. Cóh c’lâng zr’róh pa hooi đác nắc đớc lưới cơnh chữ V đoọng đác hoo đấh ha dợ a xiu doó choom ting loong đhị mơ chu pa hooi đác túh. Đh’rứah lâng đếêc nắc pa hooi đác đắh a bóc, ra văng pr’đươi đoọng pa liêm bh’nậ, c’lâng zr’róh đác, lâng pay lưới groong oó đoọng bh’nă cóh a bóc ting loong bêl boo đhí ga mắc. Vước vôi cóh đhiêr a bóc oó đoọng đác p’loong phèn bhrợ tr’xăl PH cóh a bóc. Pa xoọng vitamin C ooy chr’na bh’năn zúp đoọng ha xiu, a chông vêy mặ zêl pr’lúh cr’ay. Tợơ lấh zập g’lúh boo túh nắc lêy pa liêm đấh đoong n’loong, hi la tơợ a bóc; đh’rứah nắc ch’mệêt lêy đợ đác cóh a bóc bh’năn đoọng vêy cơnh pa liêm, nắc cơnh g’bur vôi đoọng tệêm ngăn môi trường, pa liêm pr’họom đác cắh cợ nắc xăl đác đhị bêl pr’hân.
Pazêng a bóc băn bơơn mơ thương phẩm tu cơnh đếêc nắc bơơn pay đoọng pa xiêr đhr’năng bil bal. Lâng pazêng a bóc băn a chông, đhanuôr nắc pa ghít ting ch’mệêt lêy lâng pa xoọng oxy liêm choom lâng chr’đhí đác cắh cợ máy dziếu đác đh’rứah g’đéch đhr’năng r’pặ clang đác cóh a bóc. Ra văng máy pa ang điện, mát sục khí đoọng zư lêy đhị bêl điện ta cắt. ToOr a bóc nắc bhậ dal lấh đác cóh a bóc mơ 0,4-0,5m nắc a tếh. A bóc băn nắc lêy vêy hệ thống k’rong đác boo đhiêr đếêc, g’đéch đác boo hooi ooy a bóc, bhrợ pH xiêr pâm bhroọt, mặ bhrợ a xiu dưr chệêt.
Lâng pazêng cr’noọ bh’rợ băn bh’năn cóh rốh đhị k’ruung đác lâng a bóc ga mắc:
Ma nuýh băn nắc lêy ch’mệêt cớ rốh băn, pa liêm, pa mâng hệ thống a ngoọn, phao lâng pa tơơi đhị lớp đhí, vêy c’lâng đác hooi tr’xin đoọng g’đéch đhí boo bhrợ hư rốh. Cóh đhr’năng rốh cắh choom pa xiêr ooy đhậu đoọng pa xiêr đhí, boo. Ma nuýh băn nắc lêy ta luôn vệ sinh rốh liêm sạch, áih đoọng pa hooi đác lâng t’dông t’nôm vôi đoọng zêl cr’ay ha xiu. Ra văng bhuông máy, phao trôông dấc zúp zooi đhị buôn đươi dua.
Lâng a xiu ruộng ha roo
Bêl a xiu pậ nắc p’loon coop bơơn, g’đéch đhr’năng bil bal tợơ lấh túh bhlong dưr váih. Lâng đhr’năng a xiu cắh ơy pậ nắc vêy cơnh cha groong túh bhlong cơnh bhiệc pa mâng lang pa dal bh’nậ đắh toor oó đoọng đác túh moọt, cóh đhiêr ruông nắc pếch c’lâng p’hooi đác, ta luôn ch’mệêt lêy lâng đớc lưới ni lon cóh zr’lụ băn c’lâng chr’hooi đác, pa liêm pa sạch c’lâng đác hooi oó đoọng k’đệêng; ra văng máy dziếu đác đhị bêl nong lịt. Bhiệc cha groong túh nắc dáp lêy đoọng ha pazêng zr’lụ băn.
Lâng ma nuýh chóh chr’nóh, băn bh’năn cóh đác:
Oó đương ắt goon đhị pớ bêl boo đhí túh bhlong moọt, đoọng tệêm ngăn a chăc a rang. Vêy c’lâng pa đhấc pr’đươi pr’dua tợơ zr’lụ b’băn n’nặc… ch’mệêt lêy ghít liêm đhr’năng pleng k’tiếc cơnh đhr’năng đác túh cóh zập k’rung đác lâng đhr’năng boo đhí đhị zập đắh c’lâng xa nay đoọng vêy cơnh pa ghít zêl cha groong, zư lêy chr’nóh, bh’năn cóh đác liêm choom bhlầng.
Mọot hân noo boo đhí, zập tổ chức ch’nắc ma nuýh chóh chr’nóh, băn bh’năn cóh đác nắc lêy pa liêm zập pớ lâng zập bh’rợ lơơng đoọng liêm mâng. Lêy ch’mệêt lâng pa liêm zêng c’lâng pa hooi đác đoọng xăl đác liêm sạch ha bóc. Lêy ch’mệêt lâng pa liêm hệ thống điện đoọng tệêm ngăn bêl boo đhí. Zập pớ, rốh băn nắc lêy bơơn ra văng đèn pin, phao trôông dấc, ra văng bhuông máy đoọng đươi dua đhị pr’hân. Ma nuýh chóh chr’nóh, băn bh’năn cóh đác nắc oó ắt đhêy đhị pớ bêl boo đhí moọt.
Rơơm đoọng ha đhanuôr bơơn ra văng ghít liêm đhị hân noo túh, g’đéch oó đoọng bil bal./.
Quản lý môi trường ao, đầm nuôi thủy sản trong mùa mưa bão
Vào mùa mưa, lũ, thời tiết thay đổi thất thường, môi trường sống của động vật thủy sản bị biến động, mầm bệnh có cơ hội lây lan và xâm nhập, gây khó khăn cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Bên cạnh đó, vào những ngày mưa bão diễn ra liên tục, lượng nước mưa lớn sẽ gây ra hiện tượng thuỷ sản tràn bờ ao, đầm ra ngoài, gây thất thoát và thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản. Để giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất, người nuôi trồng thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường ao, đầm nuôi thủy sản trong mùa mưa bão.
Đối với nuôi thủy sản trong ao, đầm, hồ:
Người nuôi cần kiểm tra và tu bổ lại bờ ao chắc chắn đảm bảo giữ được nước. Cần phát quang những cành, cây xung quanh bờ để tránh cành lá rơi vào ao làm ô nhiễm ao nuôi. Tại cống xả tràn đặt lưới chắn hình chữ V để tăng diện tích thoát nước nhằm tránh cá thoát ra ngoài khi có lũ lụt lớn xảy ra. Bên cạnh đó, tháo bớt nước trong ao, chuẩn bị đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng để gia cố sửa chữa hệ thống bờ, cống, có lưới chắn phòng tràn bờ gây thất thoát thủy sản nuôi khi mưa to, gió lớn. Rải vôi xung quanh bờ ao phòng nước trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi. Bổ sung vitamin C vào thức ăn để giúp cá, tôm tăng sức đề kháng. Sau mỗi đợt mưa bão cần tiến hành thu dọn kịp thời cành, lá cây trong ao; đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp như bón vôi để ổn định môi trường, điều chỉnh màu nước hoặc có thể thay nước khi cần thiết.
Những ao nuôi đạt cỡ thương phẩm nên thu hoạch để hạn chế thiệt hại. Đối với những ao nuôi tôm thương phẩm người nuôi cần chú ý theo dõi và bổ xung oxy hợp lý bằng quạt nước hoặc máy bơm đồng thời tránh phân tầng nước trong ao nuôi. Chuẩn bị máy phát điện, máy sục khí đề phòng điện lưới bị cắt. Bờ ao phải đắp cao hơn mức nước cao nhất ít nhất 0,4-0,5m trở lên. Ao nuôi cần có hệ thống thu gom nước mưa xung quanh, tránh nước mưa xung quanh đổ dồn xuống ao, làm pH giảm đột ngột, có thể làm cá chết hàng loạt.
Đối với những mô hình nuôi lồng bè trên sông và hồ nước lớn:
Người nuôi cần kiểm tra lại lồng bè, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng và di chuyển vào nơi kín gió, có dòng chảy nhẹ để tránh gió bão làm hỏng lồng. Trong trường hợp lồng không thể di chuyển cần hạ độ sâu của lồng để giảm bớt sóng, gió. Người nuôi cũng cần thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước và treo túi vôi trước dòng chảy để phòng bệnh cho cá. Chuẩn bị thuyền máy, phao cứu sinh hỗ trợ khi cần thiết.
Đối với nuôi cá ruộng lúa:
Khi cá đạt kích cỡ thương phẩm thì cần tranh thủ thu hoạch, tránh thất thoát sản phẩm khi có bão, lũ xảy ra. Trong trường hợp cá chưa đạt cỡ thu hoạch thì phải có phương án phòng tránh lũ lụt như gia cố lại bờ, bờ bao chắc chắn không rò rỉ và cao hơn mực nước cao nhất 0,5m để vượt lũ, xung quanh ruộng nuôi bố trí nhiều cống thoát nước, mương thoát nước, đặt lưới ni lon vây quanh khu vực nuôi và thường xuyên kiểm tra hệ thống cống, bờ vùng, dọn sạch đăng, mương rãnh để nước thoát nhanh; chuẩn bị máy bơm tiêu úng khi cần thiết. Phương án phòng tránh lũ lụt cần phải được tính toán cho cả vùng nuôi.
Đối với người nuôi trồng thủy sản:
Tuyệt đối không ở lại chòi canh, lồng bè nuôi khi có mưa bão lớn đổ bộ vào để đảm bảo an toàn tính mạng. Có kế hoạch sơ tán dụng cụ thiết bị, vật tư, thức ăn…Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết như mực nước lũ trên các con sông và tình hình mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động đối phó nhằm bảo vệ thuỷ sản nuôi một cách có hiệu quả.
Vào mùa mưa bão, các tổ chức cá nhân nuôi trồng thuỷ sản cần sửa chữa và giằng néo lại chòi canh và các công trình phụ trợ khác được chắc chắn. Cần kiểm tra và tu sửa lại hệ thống cống cấp, thoát nước để thay nước sạch cho ao nuôi khi cần thiết. Kiểm tra và sửa chữa lại hệ thống điện cẩn thận để đảm bảo an toàn khi có gió bão. Các chòi canh, lồng nuôi cần được trang bị đèn pin, phao cứu sinh, chuẩn bị thuyền máy để hỗ trợ khi cần thiết. Người nuôi thuỷ sản tuyệt đối không được ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi khi có bão đổ bộ vào.
Chúc bà con có được sự chuẩn bị kỹ càng nhất cho mùa mưa lũ tranh những thiệt hại không đáng có./.
Viết bình luận