Dự án pa liêm pa crêê chr’na đha nắh đoọng ha pazêng pr’loọng đong pa bhrợ k’tứi đhị 3 chr’hoong nắc Đông Giang, Tây Giang lâng Nam Giang, tỉnh Quảng Nam âng c’bhúh zúp zooi, pa bhrợ Quốc tế (FIDR, Nhật Bản) pazum lâng Sở Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc bhươl cr’noon tỉnh Quảng Nam bhrợ têng cóh cr’chăl tr’nơớp tơợ c’moo 2012 tước c’moo 2015 lâng ơy pa dưr đợ rau liêm choom ghít pa bhlâng. Bh’rợ bhrợ têng ha roo SRI đoọng ha đhanuôr nắc tơợ bh’rợ lớp học đhị ruộng tông lâng 5 cơnh bh’rợ bha lâng nắc: Cha bêết mạ nhuum; cha bêết lươu, cha bêết muy hân luung đoọng vêy zập zr’lụ bhứah lâng tr’ang âng mặt t’ngay; zâl bhơi xấc đơớh loon; k’đhơợng lêy đác lâng p’xoọng phân hữu cơ.
Đhị chr’hoong Đông Giang, Dự án ơy pa dưr rau liêm choom ghít pa bhlâng, ơy choom pa choom h’cơnh ng’bhrợ đoọng ha đhanuôr đoọng xăl bh’rợ bhrợ ha roo cơnh ty đanh ahay âng đhanuôr. Tơợ pazêng lớp học ghít đhị ruộng, đhanuôr nắc đơớh n’năl, buôn n’năl lâng ting bhrợ têng đh’rứah, dưr váih nắc đợ manuýh bha lâng n’năl cơnh bhrợ têng đoọng bhrợ t’bhứah bh’rợ n’nâu lâng tước nâu cơy bh’rợ n’nâu nắc ơy vêy ta bhrợ têng tước ooy k’ha riêng pr’loọng đong cóh apêê chr’val, thị trấn.A moó A Lăng Thị Trớ ắt cóh cr’noon Prao, thị trấn Prao, chr’hoong Đông Giang xay moon: Lêy đhanuôr bêết bhrợ ha roo cơnh bh’rợ t’mêê nắc liêm choom lấh mơ, đợ ha roo u váih công bấc lấh mơ, tu cơnh đêếc pr’loọng đong zi công ting bhrợ têng. Xoọc đâu pr’loọng đong a moó bêết bhrợ 2 sào ha roo ting cơnh bh’rợ SRI. A moó A Lăng Thị Trớ prá: “Acu lêy t’ping lâng bh’rợ ng’bhrợ cơnh ty ahay nắc ng’bhrợ cơnh bh’rợ SRI liêm choom lấh mơ, cr’liêng ha roo công chắc lấh mơ. Acu nắc đhiệp bêết muy n’jéh mạ nhuum, xang n’nắc mạ dưr váih bấc, đợ cr’liêng ha roo u xắh công m’bứi lấh mơ lâng cơnh bh’rợ ty đanh ahay. Bhrợ têng ting cơnh bh’rợ SRI nắc đớp k’đháp m’bứi, ha dợ rau liêm choom nắc bấc. Nắc đhiệp ng’day bhrợ têng nắc choom bhrợ”.
Tơợ bêl bhrợ têng cóh chr’hoong Đông Giang, hân noo bhrợ têng ch’noọng c’lót c’moo 2012 vêy 59 pr’loỌng đong ting bhrợ têng bh’rợ ha roo SRI k’nặ 6 héc ta zazum cóh 4 cr’noon âng 2 chr’val Jơ Ngây lâng A Rooi. Hân đhơ cơnh đêếc, rau liêm choom âng bh’rợ bhrợ têng lêy nắc vêy đợ rau chr’va, tước nâu cơy prang chr’hoong vêy 6 chr’val lâng lấh 730 pr’loọng đong ting bhrợ têng lâng đợ đhăm ga mắc lấh 80 héc ta t’piing lâng 425 héc ta. Rau liêm choom âng ha roo vêy ta ha dưr dal ghít pa bhlâng, đợ bấc âng ha roo bơơn lấh 48 tạ cóh muy héc ta, bấc lấh 12 tạ cóh muy héc ta t’piing lâng bh’rợ bêết ha roo cơnh ty đanh. Ting n’nắc, zập c’moo chr’hoong Đông Giang nắc bhrợ p’xoỌng 2 chr’val lâng k’dâng 3 héc ta ting bhrợ têng bh’rợ bhrợ têng ha roo SRI, đhanuôr nắc ma bhrợ bh’rợ pa choom, pa dưr apêê xay bhrợ bha lâng đoọng bhrợ t’bhứah cóh zập ngai. Rau la lua đoọng lêy, bh’rợ bêết bhrợ ha roo ting cơnh bh’rợ SRI liêm choom pa bhlâng, nắc tu ng’bhrợ bấc cơnh nắc đhanuôr công cắh kiêng bhrợ têng zập bh’rợ nắc cắh ơy choom bhrợ t’bhứah cóh prang chr’hoong. T’coóh Phan Hữu Thành, Phó Trưởng phòng Kinh Tế chr’hoong Đông Giang prá: “Cr’noọ xa nay bấc bhlâng nắc xăl bh’rợ bhrợ têng âng đhanuôr, rau đêếc nắc rau chr’hoong xay moon dal bhlâng âng dự án cóh tr’nơớp, hân đhơ cơnh đêếc nắc ta bhrợ dzợ k’tứi, m’bứi, nắc đhiệp bhrợ têng cóh 6 chr’val t’piing lâng 11 chr’val, đhăm bhrợ têng công m’bứi, nắc dzợ 5 chr’val cắh ơy bhrợ têng bh’rợ n’nâu đoọng đhanuôr cóh zr’lụ dự án ting lêy bhrợ t’bhứah. Nắc t’bhlâng bhrợ têng lâng pazêng zr’lụ bêết bhrợ ha roo ting cơnh quy hoạch âng chr’hoong cơnh A Roi, chr’val Ba nắc bhrợ t’bhứah, doọ đậc prang chr’hoong ting bhrợ pazêng”.
Tước nâu cơy, chr’hoong Đông Giang ơy bhrợ têng bh’rợ bêết bhrợ ha roo ting cơnh bh’rợ SRI mơ 100 héc ta cóh pazêng đhăm bhứah lấh 400 héc ta lâng đợ rau liêm choom nắc dưr bấc lấh. T’coóh Hồ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon: Dự án SRI n’nâu nắc vêy ta bhrợ têng đhị chr’hoong liêm choom bhlâng. Cóh l’lăm ahay đhanuôr công t’ơớh bhrợ, cóh tr’nơớp nắc zr’nắh k’đháp, tu lêy bhrợ bấc cơnh, nắc xang muy bơr hân noo bhrợ, rau liêm choom bấc nắc đhanuôr zay ting bhrợ têng. Hân đhơ cơnh đêếc, tước cr’chăl n’nâu nắc dzợ 5 chr’val cắh ơy bhrợ têng lêy bh’rợ n’nâu, nắc cóh ha y chroo, chr’hoong t’bhlâng bhrợ têng bh’rợ n’nâu, lêy pay apêê xay bhrợ bha lâng nắc đợ manuýh vêy ta pa choom ooy bh’rợ n’nâu chô pa choom đoọng ha đhanuôr cóh apêê chr’val ha mơ dợ. T’coóh Hồ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam prá: “Xoọc đâu, apêê chr’val đhị chr’hoong ơy bhrợ têng bh’rợ n’nâu, nắc cắh ơy bhrợ lứch, nắc đhiệp bhrợ têng muy pâng bh’rợ âng SRI đoọng đợ rau liêm choom bấc lấh mơ. Lâng chr’hoong nắc bh’rợ n’nâu liêm choom pa bhlâng, chr’hoong ơy p’too moon Phòng Nông nghiệp lâng Trạm khuyến nông xay moon c’năl bh’rợ, bh’rợ n’nâu nắc đoọng đhanuôr bhrợ, n’jứah pa xiêr rau ng’bhrợ cóh tr’nơớp n’jứah pa dưr rau liêm choom cóh t’tun. Lâng ooy m’ma ha roo nắc doọ váih rau cắh liêm crêê, m’ma ha roo nắc m’ma ha roo âng đhanuôr. Nắc xăl tơợ bh’rợ n’lẹt tước ooy bh’rợ cha bêết”./.
Hiệu quả mô hình canh tác lúa cải tiến SRI Đông Giang
PV Thành Long- Hốih Nhàn
Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có phần lớn là đồng bào Cơ Tu sinh sống, tập quán sản xuất còn lạc hậu mang nặng tính tự cung tự cấp dựa vào thiên nhiên là chính nên cho năng suất và sản lượng cây trồng thấp, đời sống người dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhiều năm qua, UBND huyện Đông Giang tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, triển khai nhiều mô hình sản xuất lúa nước, từng bước thay đổi phương pháp canh tác lúa truyền thống kém hiệu quả của bà con. Đặc biệt, đến nay mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) đã phát huy hiệu quả, năng suất và sản lượng cây lúa nước tăng rõ rệt.
Dự án cải thiện an ninh lương thực cho các hộ dân sản xuất quy mô nhỏ tại 3 huyện là Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang, tỉnh Quảng Nam do Tổ chức Cứu trợ, lao động Quốc tế (FIDR, Nhật Bản) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam triển khai giai đoạn 1 từ năm 2012 đến 2015 đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) cho người dân thông qua phương pháp lớp học hiện trường với 5 bước cơ bản gồm: Cấy mạ non; cấy thưa, cấy một dảnh nhằm đảm bảo không gian và ánh sáng đồng đều; phòng trừ cỏ dại kịp thời; quản lý nước và bổ sung phân hữu cơ.
Tại huyện Đông Giang, Dự án đã phát huy hiệu quả, chuyển giao được kỹ thuật cho người dân nhằm thay đổi tập quán canh tác lúa truyền thống của đồng bào. Thông qua các lớp học trực tiếp ngay trên ruộng người dân dễ tiếp thu và thực hành trực tiếp trở thành những hạt nhân nòng cốt thạo kỹ thuật để nhân rộng mô hình và đến nay mô hình đã lan tỏa đến hàng trăm hộ dân ở các xã, thị trấn. Chị A Lăng Thị Trớ ở thôn Prao, thị trấn Prao, huyện Đông Giang cho biết: Thấy bà con trong thôn trồng lúa với cách làm mới đã cho hiệu quả rõ rệt, năng suất cao hơn nên gia đình làm theo. Hiện gia đình chị trồng 2 sào lúa theo phương pháp SRI. Chị A Lăng Thị Trớ cho biết: “Tôi thấy so với việc canh tác như truyền thống thì canh tác theo mô hình SRI hiệu quả hơn, hạt lúa chắc hơn. Mình chỉ cấy một cây mạ non thôi, sau đó mạ sinh trưởng và đẻ nhánh nhiều hơn, số lượng hạt lúa lép ít hơn so với cách làm truyền thống. Làm theo kỹ thuật SRI thì hơi phức tạp hơn một chút, nhưng hiệu quả hơn nhiều. Chỉ cần chăm chỉ một chút là làm được”.
Từ khi triển khai ở huyện Đông Giang, vụ Hè Thu năm 2012 có 59 hộ tham gia mô hình sản xuất lúa SRI với diện tích gần 6 héc ta, tập trung tại 4 thôn của 2 xã là Jơ Ngây và A Rooi. Tuy nhiên, hiệu quả của mô hình thí điểm đã có sức lan tỏa, đến nay toàn huyện có 6 xã với hơn 730 hộ tham gia sản xuất với tổng diện tích hơn 80 héc ta/ 425 ha. Năng suất lúa nâng cao rõ rệt, năng suất bình quân đạt hơn 48 tạ/ha, tăng bình quân hơn 12 tạ/ha so với phương pháp canh tác lúa truyền thống. Theo đó, mỗi năm huyện Đông Gian sẽ mở rộng thêm 2 xã với khoảng 3 héc ta tham gia mô hình sản xuất lúa SRI, người dân tự tổ chức tập huấn, phát huy đội hình nòng cốt để nhân rộng trong cộng đồng. Thực tế cho thấy, quy trình sản xuất lúa SRI rất tốt, nhưng do có nhiều bước nên bà con cũng ngại tham gia nên chưa nhân rộng trên địa bàn toàn huyện. Ông Phan Hữu Thành, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Giang cho biết: “Cái mục tiêu lớn nhất là thay đổi tập quán sản xuất của đồng bào, đó là cái mà huyện đánh giá cao dự án ban đầu, nhưng cái quy mô còn hạn chế, mới triển khai được 6 xã/11 xã, diện tích cũng nhỏ, rất tiếc còn 5 xã còn lại chưa được xây dựng mô hình để người dân trong vùng dự án học tập, nhân rộng. Phải tiếp tục triển khai đối với những vùng sản xuất lúa theo quy hoạch của huyện như A Roi, xã Ba thì nhân rộng chứ không nhất thiết toàn huyện phải làm”.
Đến nay, huyện Đông Giang đã áp dụng sản xuất lúa theo mô hình SRI được gần 100 héc ta trên tổng diện tích hơn 400 héc ta và năng suất vẫn tăng đều. Ông Hồ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Dự án SRI này được triển khai trên địa bàn huyện rất hiệu quả. Trước đây người dân vẫn còn nghi ngại, lúc đầu còn khó khăn vì thấy quy trình rắc rối, nhưng sau một vài vụ cho hiệu quả cao bà con hào hứng làm theo. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn 5 xã chưa có mô hình thí điểm nên trong thời gian tới, huyện tập trung xây dựng mô hình, lấy những hạt nhân nòng cốt là những người được chuyển giao kỹ thuật ban đầu về tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bà con ở các xã còn lại. Ông Hồ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Hiện nay, các xã trên địa bàn huyện đã áp dụng mô hình này, nhưng không áp dụng hết, chỉ áp dụng một phần quy trình của SRI để cho năng suất cao hơn. Đối với huyện thì mô hình này rất có hiệu quả, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Trạm khuyến nông phổ biến kiến thức, quy trình này để cho bà con làm, vừa giảm được đầu vào vừa tăng được năng suất, hiệu quả hơn. Riêng về lúa giống thì không ảnh hưởng gì, giống lúa vẫn làm giống của bà con. Nhưng nó thay đổi từ mô hình gieo mạ sang mô hình cấy”./.
Viết bình luận