Liêm chr’nắp padưr pa’xớc sâm Ba kích bhrộ đhị Phước Sơn
Thứ ba, 00:00, 27/09/2016

        Lâng pr’đơợ plêệng k’tiếc liêm glặp, đợ t’nơơm sâm ba kích bhrộ tr’nơợp nắc ơy liêm choom dưr váih đhị chr’hoong k’coong ch’ngai Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam bhrợ têng padưr pa’xớc kinh tế đoọng ha đhanuôr đắh râu t’nơơm zanươu chr’nắp nâu.

        Xang 1 c’moo chóh lêy đhị chr’val Phước Hiệp-Phước Sơn, bh’rợ chóh sâm ba kích bhrộ âng anoo Nguyễn Duy Thanh c’la k’rong bhrợ têng Tiên Phong, chr’hoong Thăng Bình nắc đoọng bh’nơơn liêm choom g’lúh tr’nơợp. lấh 2.000 t’nơơm sâm ba kích bhrộ ta chóh ting công nghệ băn chóh ơy liêm choom đắh môi trường chóh padưr cóh đâu.

        Ting cơnh anoo Nguyễn Hữu Thành, kỹ thuật viên zư lêy bhươn sâm ba kích, nâu đoo nắc g’lúh tr’nơợp chóh đhị chr’val Phước Hiệp, hân đhơ cơnh đêếc, t’nơơm nâu dưr váih liêm choom lâng pr’đơợ plêệng k’tiếc cóh đâu. ting lêy lâng t’nơơm sâm ba kích cóh vel đông zâp chr’hoong k’coong ch’ngai cơnh Đông Giang, Tây Giang lâng râu sâm ba kích bhrộ băn bhrợ ting c’lâng cấy mô, anoo Thành đoọng năl, t’nơơm sâm ba kích cóh vel đông tu tự dưr váih, bêl đơơng chô chóh nắc đhr’năng chặt váih cắh vêy dal. Hadợ lâng t’nơơm sâm ba kích bhrộ bơơn chóh lâng c’lâng bh’rợ cấy mô nắc chóh padưr liêm choom lấh mơ lâng t’nơơm ba kích lơơng, chr’nắp dinh dưỡng cung tr’cơnh liêm.

         Xoọc đâu, cơ sở anoo Thạnh xoọc chóh lêy pazưm lâng bhươn cao su. Ting cơnh c’lâng bh’rợ nâu nắc lêy đươi dua râu gâm ngút âng cao su. Hân đhơ cơnh đêếc, cr’chăl t’nơơm sâm ba kích đoọng bơơn bhrợ tơợ 3-4 c’moo cung đăn mơ c’moo t’nơơm cao su váih dzêết ậh. tu cơnh đâu, nắc lêy chóh lâng đợ mơ liêm glặp đoọng ríah cao su doọ vêy bhrợ cắh liêm crêê tước râu padưr pa’xớc âng sâm ba kích. Nắc lêy chóh pazưm lâng sâm ba kích bêl cao su k’dâng 1 c’moo nắc a’tếh.

            Ooy cr’chăl tr’nơợp chóh lêy, cơ sở anoo Thạnh nắc ơy bơơn zâp chuyên gia âng Viện Công nghệ sinh học Việt Nam chô ooy vel đông moon pachoom đắh chóh bhrợ, padưr ting g’lúh. Anoo taluôn lêy cha’mêết râu liêm choom, padưr pa’xớc âng t’nơơm lâng bhiệc pa’gơi mẫu ooy Viện công nghệ sinh học đoọng lêy cha’mêết chất lượng. lâng bh’rợ chóh lêy nâu nắc đoọng lêy đợ mơ t’nơơm ma mung tước 80-85%. Xoọc đâu cơ sở xoọc bhrợ t’bhứah lâng c’lâng bh’rợ padưr t’nơơm chr’nóh k’noọ 5.000 t’nơơm lâng k’noọ đợc nắc âng đơơng chóh lêy ooy cr’chăl nâu a’tốh.

           Anoo Nguyễn Duy Thạnh đoọng năl, g’lúh chóh lêy tr’nơợp ting công nghệ băn chóh cấy mô đoọng lêy t’nơơm sâm ba kích liêm choom chóh bhrợ đhị dứp tơơm cao su. Nâu đoo nắc bh’rợ t’mêê liêm đhị vel bhươl nắc cung lưm dzợ bấc zr’nắh k’đhạp đắh kỹ thuật, m’ma, zên vốn lâng cr’noọ bh’rợ cắh ơy lấh pân k’rong bhrợ âng apêê chóh bhrợ. Xoọc đâu cơ sở âng anoo xoọc p’têết pazưm lâng Viện công nghệ sinh học Việt Nam lâng Viện Dược liệu Hà Nội, lâng p’têết pazưm đh’rứah lâng 2, 3 đơn vị đươi dua đhị Quảng Nam, Hà Nội lâng thành phố Hồ Chí Minh. Anoo lêy k’rong bhrợ m’ma chr’nóh, câl pay đoọng bh’nơơn âng apêê pabhrợ lâng pr’loọng độp pay bhrợ têng.

          Ting cơnh xay moon âng Viện Công nghệ sinh học Việt Nam xang 8 c’xêê chóh lêy nắc t’nơơm sâm ba kích bhrộ dưr váih liêm choom, vêy râu dưr váih liêm bấc đoong lâng lêy 15-18 đoong đhị 1 t’nơơm lâng dal 4578cm. cr’chăl nâu, bê xoọc tợơ c’xêê 4-8, t’nơơm ba kích tự chặt váih 15-58 ríah k’lung đhị 1 t’nơơm lâng pậ mơ 7-8mm.

             Ting cơnh tiến sĩ Nguyễn Thị Thuý Hường-Viện Công nghệ sinh học Việt Nam, chuyên gia bha’lâng đắh sâm ba kích moon, bh’nơơn đoọng lêy c’lâng bh’rợ chóh sâm ba kích bhrộ ting c’lâng pazưm đhrứah lâng chóh crêê cơnh c’lâng xa’nay liêm glặp đhị zr’lụ k’tiếc Phước Sơn. Sâm ba kích băn chóh liêm choom dưr váih lâng tơợp glúh váih k’luung tơợ c’xêê 8.

            Xang 3 c’moo dưr váih đhị pr’đơợ zư lêy liêm crêê c’lâng xanay, t’nơơm sâm ba kích nắc k’rong liêm zâp chất lâng choom bhơơn bhrợ. Lâng đợ mơ chóh bhrợ 4.000 t’nơơm đhị 1ha cao sũ, hadang têêm ngăn zư lêy liêm crêê, xang 3 c’moo, bh’nơơn nắc bơơn tơợ 8 tấn ríah k’lung đhị 1ha. Lâng đhr’năng bơơn bhrợ mơ 2 ký k’lung t’mêê đhị 1 t’nơơm, cr’chăl t’ngay bơơn bhrợ nắc 3,5 c’moo, zên pa’câl mơ 200 r’bhâu đồng đhị 1 ký.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuý Hường cung moon, râu padưr pa’xớc âng t’nơơm sâm ba kích bhrộ băn chóh đhị chr’hoong Phước Sơn ma mơ lâng râu padưr pa’xớc âng sâm ba kích bhrộ băn chóh đhị Quảng Ninh. Tu cơnh đâu, p’cắh gít liêm t’nơơm sâm ba kích chóh đhị Phước Sơn nắc đoọng bh’nơơn dal. Lâng nâu đoo nắc 1 ooy đợ t’nơơm zanươu bha’lâng ooy g’lúh xăl cơ cấu tơơm chr’nóh, âng đơơng thu nhập dal ha đhanuôr cóh vel đông.

            Bh’rợ chóh lêy pazưm lâng t’nơơm sâm ba kích ting cơnh công nghệ băn cấy mô đhị k’tiếc cao su kiến thiết cơ bản xoọc padưr pa’xớc, âng đơơng râu tin đươi lâng c’lâng lướt đoọng ha pêê pabhrợ cóh zr’lụ, bhrợ padưr pa’xớc kinh tế tơợ t’nơơm zanươu nâu đoọng ha đhanuôr cóh vel đông./.

 

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN SÂM BA KÍCH TÍM TẠI PHƯỚC SƠN

            Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, những cây sâm ba kích tím đầu tiên đã thích nghi và sinh trưởng tốt tại huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam mở ra triển vọng phát triển kinh tế cho người dân về loại dược liệu quý này.

                Sau 1 năm trồng thử nghiệm tại xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, mô hình trồng sâm ba kích tím của anh Nguyễn Duy Thạnh (chủ cơ sở sản xuất Tiên Phong, huyện Thăng Bình) đã cho thấy hiệu quả bước đầu. Hơn 2.000 cây sâm ba kích tím được trồng theo công nghệ nuôi cấy mô đã sống được trong môi trường tự nhiên nơi đây.

              Theo anh Nguyễn Hữu Thành, kỹ thuật viên chăm sóc vườn sâm ba kích, đây là lần đầu tiên được trồng tại xã Phước Hiệp nhưng cây thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. So sánh cây sâm ba kích bản địa tại các huyện miền núi cao như Đông Giang, Tây Giang với loại sâm ba kích tím nuôi theo phương pháp nuôi cấy mô, anh Thành cho biết, cây sâm ba kích bản địa do mọc tự nhiên, khi đem về trồng chưa được thuần hóa nên khả năng sống sót sẽ thấp. Còn với cây sâm ba kích tím được trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô đã được thuần hóa nên năng suất củ cho được sẽ cao hơn so với cây bản địa, nhưng vẫn mang những đặc tính của cây mẹ và giá trị dinh dưỡng vẫn như nhau.

            Hiện, cơ sở anh Thạnh đang trồng thử nghiệm xen canh trong vườn cao su. Với hình thức này sẽ tận dụng được bóng che của cao su. Tuy nhiên, thời gian cây sâm ba kích cho thu hoạch là từ 3 - 4 năm, cũng gần với thời gian cao su cho mủ. Vì vậy cần phải trồng với mật độ phù hợp để rễ cao su không ảnh hưởng đến sự phát triển của sâm ba kích. Nên trồng xen canh sâm ba kích khi cao su khoảng 1 tuổi trở đi.

           Trong thời gian đầu trồng thử nghiệm, cơ sở anh Thạnh đã được các chuyên gia của Viện Công nghệ sinh học Việt Nam về địa phương để hướng dẫn cụ thể kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc theo từng giai đoạn. Anh thường xuyên kiểm tra sự thích nghi, phát triển của cây bằng cách gửi mẫu ra Viện Công nghệ sinh học để kiểm định chất lượng. Với mô hình thử nghiệm này cho thấy tỷ lệ sống sót của cây là 80 - 85%. Hiện cơ sở đang nhân giống bằng phương thức cây mô gần 5.000 cây và dự kiến sẽ đưa ra trồng ngoài tự nhiên trong thời gian tới.

             Anh Nguyễn Duy Thạnh cho hay, bước thử nghiệm đầu tiên theo công nghệ nuôi cấy mô cho thấy cây sâm ba kích thích nghi và phát triển tốt dưới tán cây cao su. Đây là mô hình hoàn toàn mới tại địa phương nên gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật, giống, vốn và tâm lý ngại đầu tư của người lao động. Hiện cơ sở của anh đang liên kết với Viện Công nghệ sinh học Việt Nam và Viện Dược liệu Hà Nội, đồng thời liên kết với một số đơn vị tiêu thụ tại Quảng Nam, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Anh mạnh dạn đầu tư giống, bao tiêu đầu ra cho công nhân và hộ nhận khoán.

                  Theo đánh giá của Viện Công nghệ sinh học Việt Nam qua 8 tháng trồng ngoài tự nhiên, cây sâm ba kích sinh trưởng phát triển tốt, có sự hình thành nhánh cây mới với trung bình 15 - 18 nhánh/cây và dài 45 - 78cm. Bên cạnh đó, vào thời điểm từ 4 đến 8 tháng, cây ba kích bắt đầu tích tụ hình thành 15 - 58 rễ củ/cây và đường kính rễ củ trung bình đạt 7 - 8mm. 

               Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thuý Hường - Viện Công nghệ sinh học Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về sâm ba kích, kết quả cho thấy phương thức trồng sâm ba kích tím theo hình thức xen canh và mật độ trồng theo đúng quy trình rất phù hợp tại vùng đất Phước Sơn. Sâm ba kích nuôi cấy mô khi trồng ngoài tự nhiên sinh trưởng phát triển tốt và bắt đầu ra củ từ tháng thứ 8.

              Sau từ 3 năm sinh trưởng trong điều kiện chăm sóc đúng quy trình, cây sâm ba kích sẽ tích đủ các hoạt chất và cho thu hoạch. Với mật độ trồng xen canh 4.000 cây/1ha cao su, nếu đảm bảo chăm sóc đúng kỹ thuật, sau 3 năm, năng suất sẽ đạt từ 8 tấn rễ cũ/1ha. Với năng suất dự kiến 2kg củ tươi/cây, thời gian thu hoạch là 3,5 năm, giá bán bình quân 200 nghìn đồng/kg.

                   Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường cũng cho biết thêm, sự phát triển của sâm ba kích tím nuôi cấy mô tại Phước Sơn tương đương so với sự phát triển của sâm ba kích tím nuôi cấy mô tại tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy khẳng định chắc chắn cây sâm ba kích trồng tại Phước Sơn sẽ cho năng suất cao. Và đây sẽ là một trong những cây dược liệu chủ lực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương.

                  Mô hình thử nghiệm trồng xen canh cây sâm ba kích theo công nghệ nuôi cấy mô trên diện tích cao su kiến thiết cơ bản đang phát triển tốt, đem lại niềm tin và hướng đi cho người lao động trong vùng, mở ra triển vọng phát triển kinh tế từ cây dược liệu này cho người dân địa phương./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC