Plêêng blặt đăl, nắc bêl bêệ máy xát ha roo âng đong a noo Bhling Đham ặt cóh vel Công Dồn, chr’val Zuốih, chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bh’rợ lứch c’rơ. Âi lấh bơr c’moo đâu, đha nuôr Cơ Tu cóh đâu doó dzợ ga lêếh ga lêêng c’clóh. Âi ha bu chô n’đắh ha rêê, đha nuôr nắc guy đơơng ha roo tước đong a noo Bhling Đham đoọng xát. A ngắh A lăng Ăm xay moon, bêl a hay, bh’rợ ha rêê đhuốch âi ga lêếh ga lêêng, ha bu chô nắc c’clóh pa bhrợ cớ. Nâu câi, muy c’xêê nắc vêy a đoo puốh ha roo muy cho lâng guy đơơng bao ga mắc tước đong a noo Đham xát, cắh mặ 15 phút âi vêy ch’nêếh đoọng cha muy c’xêê, a đay đheêng bil 1 lon ch’nêếh ha 5 kg ha roo. “Muy bơr c’moo đâu, vêy máy xát ha roo âng Đham, a cu công cơnh bấc đha nuôr Cơ Tu cóh Công Dồn buôn a bhlâng, dóo dzợ c’clóh cơnh a hay ga lêếh ga lêêng. Đham đzợ vêy 2 máy, muy nắc xát ha roo, muy nắc a ring lơớih m’riếc. Buôn bhlâng”.
Đoọng vêy bêệ máy xát ha roo n’jứah t’bơơn râu pa chô, n’jứah zooi đha nuôr Cơ Tu cóh vel doó lấh zr’nắh, a noo Bhling Đham âi z’lấh bấc râu zr’nắh k’đháp.
N’niên lâng dưr pậ cóh muy pr’loọng đong Cơ Tu đha rựt, cắh vêy pr’đơợ lướt học, học cắh lứch cấp 2, a noo Bhling Đham đhêy học đoọng zooi ca conh ca căn bhrợ ha rêê, băn đha đhi. C’moo 2000, a noo Dham pay k’điêl. Bơr c’moo lấh n’nắc, díc điêl a noo hơnh déh vêy bhặ ca coon n’jứih. Pr’ặt tr’mông âi zr’nắh k’dháp, nâu câi bh’nhăn k’đháp xr’ngát lấh. Z’lấh pr’ặt tr’mông ha ul đha rựt, a noo Đham âi đơơh pa chắp kiêng bhrợ cha, z’lấh đha rựt. C’moo 2004, díc điêl a noo vặ 7 ức đồng tơợ Hội Pân đil chr’val muy p’nong c’roóc. Băn p’lóh ting cơnh a hay, c’roóc t’mêê rứah nắc chêệt. Díc điêl a noo nắc vặ cớ âng Hội Nông dân 20 ức đồng k’rong câl c’roóc lâng a óc. Bơơn râu pa choom đoọng âng cán bộ nông nghiệp đh’rứah lâng râu pa choom đhị bấc ooy, cóh sách báo, a noo bhrợ têng bhươn a tông băn rơơi. Đươi vêy cơnh đêếc, cr’năn c’roóc lâng a óc âng a noo Đham pa dưr liêm. Đươi dua đhăm ha rêê, díc điêl a noo chóh apêê a tuông, prí, a rong n’jứah pa câl ooy lơơng, n’jứah bhrợ ch’na ha bh’năn. Pay đệ băn đanh, tơợ zên bơơn k’rong c’míah, díc điêl a noo chroót pa chô lứch nợ, vặ p’xoọng 20 ức đồng cớ câl máy xay xát lâng bhrợ t’bhứah pr’đhang bhrợ cha. Lấh đhị đêếc, a noo dzợ pa chắp ch’mêệt lêy ng’cơnh chóh apêê tơơm cơnh Ba kích, đinh lăng, đẳng sâm... đoọng chong a lắc, pa dưr râu pa chô. Tước nâu câi, a noo Đham âi vêy coh têy 10 p’nong c’roóc, lấh 20 p’nong a óc, k’noọ 200 p’nong a tứch, 5 hécta keo lâng tơơm z’nươu, pa chô zấp c’moo tơợ 150 tước180 ức đồng. A noo âi bơơn bhrợ đong nhâm mâng, vêy ti vi, xe máy, vêy pr’đơợ đoọng ca coon cha học. A noo Bhling Đham xay moon: “Bêl a hay pr’ặt tr’mông zr’nắh k’đháp bhlâng. Bhrợ ha rêê cắh zấp cha. Ha ul prang c’moo. Xoọc đâu, pr’ặt tr’mông công z’zăng ta clơ, vêy râu cha râu đớc. Pa bhlâng nắc vêy pr’đơợ zooi đha nôr m’bứi. C’moo đâu a zi âi pay đoọng lấh 10 ang ch’nêếh âi ha pêê đha nuôr”.
P’zay bhrợ têng cha choom, a noo Đham dzợ nắc ma nứih ting pấh bhrợ bh’rợ vel đong liêm ta níh, p’too moon đha nuôr xơợng đươi xa nay âng Đảng, Nhà nước, ta luôn zooi đoọng zấp ngai kiêng bhrợ cha liêm ta níh. A moó Bhling Bưu, muy cóh bấc ngai bơơn a noo Đham pa choom đoọng ng’cơnh băn a tứch, đoọng a tứch băn xay moon: “Acu bơơn đớp râu zooi đoọng âng a noo Đham đoọng m’ma a tứch lâng pa choom ng’cơnh băn zư. Nâu câi cr’năn a tứch âng cu pa dưr liêm. A noo Đham nắc muy vêy loom zay. Cóh đâu zấp ngai zêng kiêng ting bhrợ cơnh a đoo”.
T’coóh Bhling Hùng, Phó CHủ tịch UBND chr’val Zuốih, chr’hoong Nam Giang moon, Bhling Đham nắc muy cha nắc liêm choom cơnh lâng pr’đhang bhrợ cha choom đoọng vel đong bhrợ t’bhứah. Tợơ muy pr’loọng đha rựt bhlâng chr’val, nâu câi a noo âi dưr z’lấh đha rựt: “Tơợ muy pr’loọng đha rựt a đoo âi zước moon z’lấh đha rựt. Nâu đoo nắc muy cha nứac liêm choom bhlâng âng vel đong. Cơnh lâng chr’val nắc vêy pay pr’đhang bhrợ cha âng pr’loọng đong Bhling Đham đoọng bhrợ t’bhứah zấp pr’loọng n’lơơng ting lêy bhrợ”.
N’đhơ mơ pa chô cắh âi la lua bấc t’piing lâng đồng bằng, n’đhang cơnh lâng zr’lụ da ding ca coong, đha nuôr Cơ Tu, râu pa chô âng a noo Đham nắc râu âng bấc ngai kiêng. Cơnh bhrợ cha t’mêê âng a noo Bhling Đham cóh vel Công Dồn, chr’val Zuốih âi tr’nơợp chô đơơng râu liêm choom, choom đoọng bấc ngai ma ting pa choom bhrợ lêy./.
Người Cơ Tu làm kinh tế
Alăng Lợi
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ biết tận dụng ưu thế của địa phương cùng với sức trẻ, dám nghĩ, dám làm, sau bao năm vất vả, anh Bhling Đham, ở thôn Công Dồn, xã Zuốih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã có một mô hình phát triển kinh tế khá ổn định, đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Anh đã tạo lập được cơ ngơi khang trang, nêu gương sáng thanh niên có chí lập thân, lập nghiệp vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng.
Trời chạng vạng tối, là lúc chiếc máy xay xát của nhà anh Bhling Đham ở thôn Công Dồn, xã Zuốih, huyện miền núi Nam Giang tỉnh Quảng Nam hoạt động hết công suất. Đã hơn hai năm nay, bà con Cơ Tu nơi đây không còn phải cực nhọc giã từng nắm thóc để có gạo nấu bữa ăn gia đình. Cứ chiều đi nương về, bà con lại gùi thóc đến nhà anh Bhling Đham để xát lấy gạo. Bà A lăng Ăm chia sẻ, trước đây, công việc nương rẫy đã mệt nhọc, chiều về lại phải giã từng nắm thóc cả tiếng đồng hồ mới đủ gạo để nấu bữa tối cho cả gia đình ăn. Bây giờ, cứ một tháng bà mới phơi thóc và gùi cả bao to đến nhà anh Đham xay xát, chưa đầy 15 phút đã có gạo ăn cả tháng, mình chỉ mất 1 lon gạo cho 5 kg thóc. “Vài năm đây, có máy xát của anh Đham, tôi cũng như nhiều bà con Cơ Tu ở thôn Công Dồn khỏe lắm, không phải giã gạo cực nhọc như trước nữa. Anh Đham có hẳn hai loại máy, máy xay xát và máy lọc sạn. Khỏe lắm!”
Để có được chiếc máy xay xát vừa kiếm thêm thu nhập vừa giúp cho bà con Cơ Tu trong thôn đỡ vất vả, anh Bhling Đham đã trải qua nhiều gian nan.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Cơ Tu nghèo khó, không có điều kiện ăn học, học chưa hết cấp II, anh Bhling Đham đã phải nghỉ học để phụ giúp gia đình làm nương rẫy nuôi các em ăn học. Năm 2000, anh lập gia đình. Hai năm sau đó, vợ chồng anh vui mừng đón con trai đầu lòng. Cuộc sống vốn khó khăn, nay càng khó khăn hơn gấp bội. Trải qua cuộc sống bữa no bữa đói, lúc nào anh Đham cũng nghĩ: Làm gì để thoát nghèo. Năm 2004, vợ chồng anh mạnh dạn vay 7 triệu đồng từ nguồn vốn của Hội Phụ nữ mua một con bò. Nuôi theo tập quán thả rông của người Cơ Tu, bò vừa đẻ bê con thì bị chết. Vợ chồng anh tiếp tục vay nguồn vốn tín chấp của Hội Nông dân 20 triệu đầu tư mua tiếp bò và heo. Được sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp cùng sự học hỏi từ nhiều nơi, trên sách báo, anh xây dựng khu trang trại chăn nuôi. Nhờ đó mà đàn bò và heo của anh Đham phát triển tốt. Tận dụng diện tích đất rẫy, vợ chồng anh trồng các loại đậu, chuối, sắn vừa bán cho thương lái vừa làm nguồn thức ăn cho đàn heo và bò của mình. Lấy ngắn nuôi dài, từ đồng vốn tích lũy được, vợ chồng anh trả hết nợ, vay thêm 20 triệu nữa để mua máy xay xát và mở rộng mô hình phát triển kinh tế, trồng thêm cây dược liệu như: Ba kích, đinh lăng, đẳng sâm… Đến nay, anh Đham đã có trong tay 10 con bò, hơn 20 con heo thịt gần 200 con gà và 5 hecta keo và cây dược liệu, thu nhập bình quân mỗi năm từ 120 đến 180 triệu đồng. Anh đã xây được ngôi nhà kiên cố, có ti vi, xe máy, có điều kiện lo cho con cái học hành. Anh Bhling Đham tâm sự: “Trước đây cuộc sống khó khăn lắm. Làm rẫy vất vả mà không đủ ăn. Đói quanh năm. Hiện tại, cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn, có cái ăn, cái mặc, có nhà cửa kiên cố. Đặc biệt, có điều kiện giúp bà con được phần nào. Năm nay, gia đình đã lấy gần tạ gạo cho các hộ đói trong thôn vào mùa giáp hạt”.
Tích cực làm kinh tế, anh Đham còn luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào đoàn tại địa phương, nhiệt tình tham gia tuyên truyền, vận động người thân thực hiện chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho những thanh niên muốn phát triển kinh tế làm giàu chính đáng. Chị Bhling Bưu, một trong những người được anh Đham chia sẻ kinh nghiệm và tạo công ăn việc làm thổ lộ: “Tôi nhận được sự giúp đỡ của vợ chồng anh Đham cho gà giống và hướng dẫn cách chăm sóc gà. Bây giờ đàn gà của tôi cũng phát triển tương đối tốt. Anh Đham là một người có ý chí vươn lên. Ở đây ai cũng đến anh học hỏi kinh nghiệm. Các thanh niên đều lấy gương của anh ấy mà noi theo”.
Ông Bhling Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Zuốih, huyện Nam Giang nhận định, Bhling Đham là một tấm gương tiêu biểu để địa phương với mô hình phát triển kinh tế có thể nhân rộng. Từ một hộ thuộc nghèo khó nhất xã nay anh đã vươn lên và đã đăng ký thoát nghèo. “Từ hộ nghèo anh ấy đã đăng ký thoát nghèo. Đây là một gương tiêu biểu của địa phương. Đối với xã sẽ lấy trang trại, mô hình phát triển kinh tế của gia đình Bhling Đham để nhân rộng và hướng dẫn cho các hộ khác học hỏi”.
Mặc dù tổng thu nhập chưa phải là cao so với vùng đồng bằng, nhưng ở một vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, thu nhập của anh Đham đáng mơ ước của nhiều người. Cách làm kinh tế kết hợp của anh Bhling Đham ở thôn Công Dồn, xã Zuốih bước đầu đã khẳng định được hiệu quả, đáng để nhân rộng ra toàn xã và các địa phương khác./.
Viết bình luận