Ma núih Cơ Tu cóh Quảng Nam zư đớc crâng
Thứ năm, 00:00, 28/02/2019
Âi dưr váih ta luôn, âi moọt cợ apêê tơợp c’moo t’mêê, bêl pô dưr chớh prang crâng, a chịm xul chr’val ca coong, đha nuôr Cơ Tu cóh chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bhuốih cậ crâng. Cơnh lâng đha nuôr cóh đâu, crâng ca coong nắc đhị ma mông, nắc pr’zớc lướt dh’rứah cóh zấp toọt lang ma nứih. C’moo đâu, đhr’niêng bh’rợ bơơn bhrợ têng đhị Vel crâng ca coong H’nghêê cóh chr’val A Xan. Cóh đâu vêy crâng h’nghêê lấh 2.000 bhr’lâng, đanh tơợ k’ha riêng tước k’rơ bhâu cmoo. Cóh đêếc vêy lấh 725 bha lâng h’nghêê âi bơơn xay moon N’loong c’kir Việt Nam.

 

  “A coon a chịm cốh plêêng dal kiêng vêy crâng t’viêng t’vir/ a coon a xiu cóh tọom kiêng vêy toọm đác ch’ngaach liêm/ acoon ma nứih Cơ Tu kiêng vêy a mế crâng zư lêy/ Đoọng đha nuôr vel bhươl ma mông k’rơ/ Đoọng ha hân noo ha roo a bhoo choor chấc/ Đoọng ha ma nứih Cơ Tu zấp ooy ma mông a lịng chịng dzoo…”.

T’coóh vel A lăng Đàn n’đhơ âi t’coóh đhur, n’đhang a doo công dzợ vêy bhr’loọng bêl k’lới đh’rứah lâng dhưưng xí, tân tung da dặ chr’va prang crâng ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Cóh m’pâng crâng ca coong ga mắc bhứah, pân jứih pân đil cóh vel ga ving tân tung da dặ đh’rứah lâng xa nul âng chiing cha gâr lâng apêê khèn, cr’dool, cơnh nắc râu zước ca văr âng ma nứih Cơ Tu pa gơi tước a bhô dang. Apêê đoo mâng loom, giang công cơnh a bhuy a lụ âi đoọng ha pêê đoo c’rơ đoọng z’lấh zr’nắh k’đháp, ặt ma mông lâng crâng ca coong Trường Sơn ma bhuy z’nghít.

T’coóh vel Cơlâu Bhlao cóh chr’val Tr’hy đoọng năl, đha nuôr Cơ Tu tơợ lang a hay tước câi nâu ta luôn năl chắp hơnh crâng. Đha nuôr n’niên váih tơợ crâng lâng bêl pặt pr’hơơm công rạch chô lâng crâng. Crâng âi zư đớc tr’mông ha đha nuôr tu cơnh đêếc trách nhiệm âng zấp ngai cóh đâu zêng ma năl zư đớc râu chr’nắp âng crâng. Crâng cơnh nắc râu a bhô dang âng vel, âng đha nuôr. T’coóh vel Cơlâu Bhlao moon, zư lêy crâng nắc zư lêy râu za zum, đoọng ha đha nuôr cắh vêy âng muy ngai: Tơợ lang a hay, đha nuôr zi ta luôn zư lêy crâng. Râu muy nắc zư lêy crâng đoọng bhrợ đong xang. Râu bơr nắc đoọng bhrợ óih m’poóih. Râu pêê nắc đoọng đh’hi đhí, đăn tơơm n’loong ga mắc nắc gâm ngút, cắh choom pa hư crâng ca coong.

Tợơ a hay a hươn, ma nứih Cơ Tu cóh chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam âi bhrợ bhuốih crâng, chắp hơnh da ding ca coong, toọm đác, n’loong n’cuông, chr’nóh chr’bêệt, chắp hơnh a bhô dang. Cơnh lâng pr’chắp, vêy crâng, vêy dang nắc vêy acoon ma nứih lâng zấp râu a đhăh dzăm, bhơi nhấc. Zấp ngai pay n’hâu tơợ crâng công choom zước a bhuy crâng, choom zước lâng đha nuôr vel lâng bhrợ bhiệc bhan bhuốih crâng pa liêm.

Tơợ bấc c’moo ha nua, đoọng zư lêy bha lang crâng a bhuy, đha nuôr vel A Rớh, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang âi pay đoọng cưa lốc ha công an vel đong k’đhợơng lêy. Ting cơnh xa nay âng vel, âi ngai kiêng pay n’loong cóh crâng bhrợ đong nắc choom ơơi đoọng âng đha nuôr. Nắc cr’đơơng ting ga mắc k’tứi âng đhr’nong đong âng c’bhúh t’coóh vel pa chắp ch’mêệt lêy, col nloong cắh choom bhrợ pa hư tước crâng g’mrâng. Ngai bhrợ lệt vêy crêê vel toom rơợng. A noo  Bhling Ngành ặt cóh vel A Rớh, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam moon, đha nuôr cóh đâu ta luôn chắp lêy crâng. Pr’loọng đong vêy máy cưa công âi ma năl ooy bh’rợ zư ly crâng, ma năl pay đoọng ooy công an k’đhơợng zư. Râu chr’nắp bhlâng âng đha nuôr cóh đâu nắc za nươr ooy crâng, moọt ooy đêếc zư lêy.

T’coóh Bhriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, tơợ c’moo 2011 tước nâu câi, đhị dhăm bha lâng 450 hécta công dzợ zư liêm 725 bha lâng h’nghêê bơơn xay moon n’loong c’kir Việt Nam. K’ha riêng bha lâng h’nghêê ga mắc nhâm mâng đhị đhí boo ting c’moo c’xêê. Vêy đợ t’nơơm bơơn đớc đh’nớc cơnh: tơơm Đình Làng, vêy ga mắc k’noọ10 cha nắc ga vặt, n’juốih 20 mét, dh’rứah lâng k’ha riêng bha lâng h’nghêê đanh k’riêng c’moo cơnh Voi, Gấu, Rồng, Ngu Hổ, Tê Giác, Mẹ, Trường Sinh... Ting t’coóh Bhriu Liếc, nắc đoo bh’nơơn âng cr’chăl zư đớc, chắp hơnh c’rơ g’lêếh âng bấc lang đha nuôr Cơ Tu cóh crâng ca coong Trường Sơn: Ma nứih Cơ Tu cắh vêy nắc trách nhiệm âng muy cha nắc ngai, nắc đoo âng pa zêng vel bhươl. Tu cơnh đêếc nắc tơợp tơợ văn hóa. Bơr văn hóa chr’nắp bhlâng cóh đâu nắc đoo văn hóa vel lâng văn hóa zư crâng. Tu cơnh đêếc bơơn zư đớc văn hóa vel nắc crâng doó bil, ha dợ bhrợ bil văn hóa vel nắc bil văn hóa crâng, bêl đêếc nắc apêê đoo buôn pa hư.

Cắh muy zư đớc crâng, đha nuôr Cơ Tu cóh đâu dzợ năl pa dưr  chr’nắp âng crâng đoọng bhrợ ca van. Đợ pr’đhang bh’rợ chóh z’nươu cơnh táo mèo, đẳng sâm, ba kích, a puung êêl,... bơơn đha nuôr Cơ Tu bhrợ t’bhứah cóh râu gâm ngút âng crâng a bhuy. Coh cr’chăl 5 c’moo âi vêy lấh 1.000 hécta nang z’nươu bơơn chóh cóh n’dúp crâng. Bấc pr’loọng đong cóh chr’hoong da ding ca coong Tây Giang dưr váih triệu phú đươi vêy chóh z’nươu. T’coóh Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đoọng năl, chính quyền vel đong xoọc pa zao đoọng crâng ha đha nuôr vel đong k’đhơợng zư lêy. Nâu đoo nắc cơnh bhrợ liêm choom đoọng zư lêy crâng, pa dưr crâng, bhrợ đoọng ha crâng vêy c’la la lua, p’têệt lâng râu liêm choom âng trách nhiệm âng đha nuôr. T’bhlâng k’đươi Tây Giang vêy bấc cơnh bhrợ bhriêl g’lăng lấh mơ dzợ đoọng zư lêy crâng, pa dưr crâng p’têệt lâng pa dưr kinh tế ha đha nuôr, đoọng pa xiêr đợ pr’loọng đha rựt âng chr’hoong Tây Giang xoọc đâu xiêr đhị đệ bhlâng mơ dzợ mặ. Lấh đhị đêếc, k’đhơợng lâng pa dưr p’xoọng apêê chr’nắp văn hóa n’lơơng, bhrợ têng p’xoọng apêê chr’nắp ooy crâng ca coong xoọc vêy cóh Tây Giang đoọng ng’cơnh choom zấp râu choom pa zum dưr váih muy đhị tr’ang ooy du lịch đoọng t’đang t’pấh tmooi cắh muy cóh cr’loọng k’tiếc nắc k’tiếc k’ruung n’lơơng tước lâng Tây Giang.

Đhr’năng la lua cóh chr’hoong da ding ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng lêy, đươi vêy pa dưr chr’nắp âng apêê t’coóh vel p’têệt lâng bh;rợ zư lêy, zư đớc chr’nắp âng apêê xa nay  đhr’niêng âng đha nuôr nắc crâng doó crêê “ hooi a ham”. Dhị bêl cóh bấc đhị lơơng, crâng r’dợ bil pật zêng, bấc bha lang crâng a bhuy, crâng tu k’ruung crêê  pa hư liêm xil nắc cóh đâu crâng bơơn zư đớc liêm. Bhuốih crâng bơơn bấc lang ma nứih Cơ Tu bhrợ têng zấp c’moo cơnh muy boóp chắp hơnh tơợp c’moo t’mêê./.

 

Người Cơ Tu ở Quảng Nam giữ rừng

                            PV Hoài Nam

        Đã thành thông lệ, cứ vào những ngày đầu năm mới, khi hoa nở khắp rừng, chim hót vang trên đại ngàn, nương rẫy đã phát dọn xong chờ nắng lên đốt, tỉa, đồng bào Cơ Tu ở huyện miền núi cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam làm lễ “tạ ơn rừng”. Với đồng bào nơi đây, núi rừng là nguồn sống, là người bạn đồng hành trong suốt quá trình sinh tồn. Năm nay, lễ hội được tổ chức tại Làng sinh thái Pơ mu ở xã Axan. Nơi đây có khu rừng pơ mu hơn 2.000 cây, tuổi đời từ vài trăm năm đến cả ngàn năm. Trong đó có 725 cây pơ mu đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

        “Con chim trên trời cao cần rừng xanh bát ngát/ Con cá dưới nguồn cần dòng nước trong veo? Con người Cơ Tu cần mẹ rừng che chở/ Cho dân làng ta sinh sôi nảy nở/ Cho mùa màng ta luôn bội thu/ Cho người Cơ Tu khắp muôn nơi mãi mãi trường tồn…”

       Già làng A Lăng Đàn vừa bước sang tuổi “thất thập cổ lai hy”. Ông vẫn giữ được chất giọng sang sảng khi “lĩnh xướng” lời hát hòa cùng điệu tăng tung da dá vang vọng giữa núi rừng Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Giữa không gian bao la của núi rừng, trai gái trong làng quay vòng nhịp nhàng, hòa cùng thanh âm của tiếng cồng chiêng và các loại nhạc cụ truyền thống ngân vang như một lời cầu nguyện mà người Cơ Tu gửi tới đấng thần linh, tổ tiên. Họ tin rằng, Giàng cũng như các vị thần đã cho họ sức mạnh để vượt qua, gắn bó với núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.

        Già làng Clâu Blao ở xã Tr’hy cho biết, đồng bào Cơ Tu từ bao đời nay luôn biết thương yêu núi rừng. Bà con sinh ra từ rừng và khi chết cũng trở về với rừng. Mẹ rừng đã giữ nguồn sống cho đồng bào nên trách nhiệm của mỗi người dân nơi đây là phải biết gìn giữ vốn quý của rừng. Rừng như là vị thần thiêng liêng của làng, của cộng đồng dân tộc. Già làng Clâu Blao nói, bảo vệ rừng là bảo vệ cái chung, cho cả cộng đồng dân tộc chứ không riêng cho người nào:“Từ thời xưa, bà con chúng tôi luôn luôn bảo vệ rừng. Thứ nhất là bảo vệ rừng để làm nhà cửa. Thứ hai là để lấy củi. Thứ 3 là để cho mát, gần cây cối to là nó mát con người, không phá rừng già đầu nguồn”.
        Từ xa xưa, người Cơ Tu ở huyện miền núi cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ “tạ ơn rừng”, tạ ơn núi, sông, suối, cây cối, hoa màu, tạ ơn thần linh, Giàng. Với tâm niệm, có rừng, có Giàng là có con người và muôn loài động thực vật sinh sống. Bất cứ ai lấy thứ gì từ rừng cũng phải xin đấng thần linh, phải họp bàn với dân làng và làm lễ cúng cẩn thận.

       Từ nhiều năm qua, để bảo vệ cánh rừng nguyên sinh, dân bản A Ró, xã Lăng, huyện Tây Giang tự nguyện giao nộp cưa lốc cho công an địa phương quản lý. Theo quy ước của bản, hễ ai muốn lấy gỗ trong rừng làm nhà phải được sự đồng ý của dân làng. Tùy quy mô của từng ngôi nhà mà Hội đồng già làng tính toán, đốn hạ những cây gỗ không ảnh hưởng đến rừng già. Người nào vi phạm sẽ bị làng phạt vạ, nghiêm khắc hơn là cấm vào rừng, cấm khai thác những sản vật của rừng. Anh Bling Ngành ở bản Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bảo rằng, người dân ở đây luôn yêu quý rừng:“Hộ gia đình có máy cưa cũng đã nhận biết về công tác quản lý bảo vệ rừng, tự ý đem và giao nộp cho công an giữ. Cái quý giá nhất của nhân dân ở đây là dựa rừng, vào đó để  bảo vệ”.

        Ông Bhriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, từ năm 2011 đến nay, trên diện tích vùng lõi 450 héc ta vẫn còn nguyên vẹn 725 cây pơ mu được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Hàng trăm cây pơ mu cổ thụ đứng sừng sững giữa phong ba bão tố,  vững chải cùng thời gian. Có những cây được đặt tên như: cây Đình Làng, đường kính gần 4 mét, cao hơn 20 mét, cùng hàng trăm cây pơ mu vài trăm tuổi như cây pơ mu Voi,  Gấu, Rồng, cây Ngũ Hổ, cây Tê Giác, cây Mẹ, cây Trường Sinh... Theo ông Bhriu Liếc, đó là thành quả của quá trình giữ gìn, ghi nhận công lao to lớn của bao thế hệ đồng bào Cơ Tu trên đại ngàn Trường Sơn:“Người Cơ Tu không phải trách nhiệm của cá nhân ai hết cả, đó là cộng đồng. Cho nên bắt đầu từ văn hóa. Hai văn hóa quan trọng nhất ở đây là văn hóa làng và văn hóa và văn hóa giữ rừng. Cho nên giữ được văn hóa làng thì rừng không mất, còn nếu làm mất văn hóa làng thì mất văn hóa rừng, lúc đó thì họ sẽ phá”.

       Không chỉ bảo vệ rừng, đồng bào Cơ Tu nơi đây còn biết phát huy giá trị của rừng để làm giàu. Những mô hình trồng thảo dược như táo mèo, đẳng sâm, ba kích, sa nhân tím, thảo quả… được đồng bào Cơ Tu nhân rộng dưới tán rừng nguyên sinh. Trong vòng 5 năm qua đã có hơn 1.000 héc ta cây dược liệu được trồng dưới tán rừng. Nhiều gia đình ở huyện miền núi cao Tây Giang trở thành triệu phú nhờ trồng dược liệu. Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, chính quyền địa phương đang tiến hành giao rừng cho cộng đồng quản lý. Đây là cách làm thiết thực để xã hội hóa công tác bảo vệ, phát triển rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi với trách nhiệm của người dân.“Tiếp tục đề nghị huyện Tây Giang có những cách làm năng động, sáng tạo hơn nữa để bảo vệ, phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế cho đồng bào, để giảm tỷ lệ nghèo của huyện Tây Giang hiện nay xuống ở mức thấp nhất có thể. Bên cạnh đó, duy trì và phát huy thêm các giá trị văn hóa khác, khai thác thêm các giá trị về thiên nhiên hiện có ở Tây Giang để làm sao tất cả có thể tập hợp lại thành một điểm sáng về du lịch để thu hút du khách không những trong nước và nước ngoài đến với Tây Giang”.

        Thực tế ở huyện miền núi cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy, nhờ phát huy vai trò của các già làng gắn với việc bảo tồn, gìn giữ giá trị của các hương ước, luật tục đồng bào mà rừng không bị “chảy máu”. Trong khi những nơi khác, rừng dần bị xóa sổ, nhiều cánh rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn bị tàn phá tan hoang thì nơi đây rừng được giữ nguyên vẹn. Lễ tạ ơn rừng được bao thế hệ người Cơ Tu tổ chức hằng năm như một lời tri ân đầu năm mới./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC