Manứih t’coóh bhrợ têng cha k’van tơợ bh’rợ bhrợ têng bhươn
Thứ năm, 00:00, 22/11/2018
Đhị c’moo ắt mamung cắh ha mơ đenh dzợ, t’coóh Phan Quang Tám, cóh vel Phong Thử, chr’val Điện Thọ, chr’hoong Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nắc dzợ t’bhlâng ắt pazưm lâng bhrợ cha k’van tơợ bhiệc bhrợ têng bhươn. Bh’rợ chóh t’nơƠm cha p’lêê liêm sạch, bhrợ đợ p’lêê têêm ngăn âng đơơng ooy thị trường, pazưm lâng chóh pô âng t’coóh bơơn bấc cha nặc manứih, tổ chức chô pấh lêy, tr’pác pa choom kinh nghiệm.

 

Bêl ahay nắc ơy ta luôn pa bhrợ ooy bh’rợ bhrợ poong, c’lâng nắc bêl t’coóh t’ha, t’coóh Phan Quang Tám dưr chô ắt lêy bhrợ têng cha k’van đhị k’tiếc bhươn cóh vel Phong Thử, chr’val Điện Thọ, chr’hoong Điện Bàn. Lâng zr’lụ k’tiếc bhươn bhứah 5.000 mét vuông, t’coóh nắc tơợp lêy chóh zâp râu m’ma chr’nóh đắh miền Nam, lêy ta moóh pa choom bhiệc p’têết đoong, p’têết pazưm pô, padưr liêm dal chất lượng m’ma chr’nóh lâng âng đơơng m’ma đhị đêếc. Lâng đhanuôr cóh vel đông, lêy t’coóh Tám lâng xọc xăl dal tước chr’lang, đợc cha ta dal, zâp t’ngay t’bhlâng lêy ặt p’têết pazưm đoong t’nơơm, bấc ngai moon t’coóh nắc T’coóh nghệ nhân bhrợ bhươn. T’coóh Tám k’chăng lâng moon: Apêê da der nắc ha dợ moon cơnh đêếc.

T’coóh Tám moon, mưy chu bơơn lướt lêy đhị zâp bh’rợ bhrợ têng bhươn tước, bhrợ c’roọl bh’năn đhị miền Tây, t’coóh nắc vêy cr’noọ lêy cha’mêết lâng lêy pay m’ma liêm glặp, crêê lâng k’tiếc Quảng đoọng đơơng chô chóh padưr. T’coóh Tám cung ơy lêy p’têết pazưm liêm choom m’ma píh t’mêê, lai tơợ 4-5 râu píh bhung Năm Roi, píh Hải Dương, píh Hà Nội..., m’ma nâu nắc zâpp’lêê hi lêệng mơ 5 ký. Cóh bhươn, t’coóh Tám nắc chóh bấc râu t’nơơm cha p’lêê lơơng cơnh 130 t’nơơm pa néh Thái Lan, 600 t’nơơm ổi Lê Đài Loan... bhươn chr’nóh âng t’coóh bơơn bấc apêê lướt lêy moót câl đhị bhươn. Ting lêy zâp c’moo t’coóh pa chô k’dâng 300 ực đồng xang bêl lơi jợ đợ mơ zên pa glúh câl l’lăm. Xoọc đâu, bhiệc padưr pa’xớc âng mạng xã hội, bấc ngai năl tước lâng bêl kiêng câl bấc nắc mưy lêy t’đang điện tước t’coóh nắc t’coóh Tám pa gơi đoọng tước đhị đông. Bấc tổ chức, cha nặc manứih dzợ chấc lêy năl, lêy cha mêết đhị bhươn chr’nóh âng t’coóh đoọng lêy ta moóh pa choom.

Lấh mơ zên bơơn bhrợ đắh bhươn chr’nóh cha p’lêê, t’coóh Phan Quang Tám nắc vêy băn a’xiu cha năm. A’bóc băn a’xiu cha’nặc lâng a’xiu cam, a’xiu chép... cung ơy ta luôn zúp đoọng t’coóh vêy zên pa chô bấc, tu zâp p’nong a’xiu cha năm pa câl 5-10 r’bhâu đồng đhị mưy p’nong, nắc cung đơơng chô bấc zên. Kinh nghiệm nắc t’coóh ơy váih, hân đhơ cơnh đêếc, k’đhạp lấh mơ nắc xoọc đâu đợ g’lúh túh chô bhrợ t’coóh cắh loon đấh năl cơnh bhrợ têng. Đợ c’moo 2008, 2009, túh chô p’jấh, zêng a’bóc băn a’xiu xoọc choom bơơn pa câl ma loong bil, bhrợ bil zên bạc tước k’tỷ đồng, hân đhơ cơnh đêếc, t’coóh nắc cung cắh ha mơ pa đhêy, t’bhlâng bhrợ padưr cớ. Xang nặc, t’coóh Tám k’rong bhrợ 400 cặp a’xiu m’ma căn conh, xang bêl băn 3-5 c’xêê, nắc pay pa câl mơ mưy bhạn a’xiu acoon, t’coóh nắc ơy pay pa chô cớ đợ mơ zên bil bal âng c’moo l’lăm. Hân đhơ cơnh đêếc, tu plêệng k’tiếc dưr váih zâp cơnh, túh bhlong cắh liêm crêê, xang nặc thuỷ điện pa hooi túh, lâng cớ t’coóh đhưr nắc t’coóh cắh dzợ băn a’xiu cha năm đoọng lêy k’rong pazưm bhrợ mưy bhươn chr’nóh.

Xoọc đâu, t’coóh Tám băn a’xiu lấh mơ nắc đoọng bhrợ cha’năm, bhrợ du lịch. Bhươn đông t’coóh Tám dzợ chóh bấc m’ma lan, t’coóh chóh chi ớh cơnh cr’noọ cr’niêng, bhui har. T’coóh Tám dzợ k’noọ lêy bhrợ pa liêm pa zêng đợ bhươn tước, chóh bấc pô lâng t’nơơm cha năm, k’rong lêy bhrợ pa xoọng 2, 3 pợ chi loọn đhị zr’lụ a’bóc đoọng ta mooi pấh lêy chi ớh choom buôn tớt ha béh a’xiu, lêy ặt chi ớh, âm cha. Xoọc đâu t’coóh xoọc lêy chóh 3 râu nho bhoọc, bhrông, bhrộ đoọng bhrợ pa liêm ha bhươn. T’coóh đoọng năl, cóh đâu bấc ngai năl tước nắc doọ dzợ râu chắc moon p’cắh bấc, mưy lêy bhrợ t’nơơm cha p’lêê liêm sạch, bhươn tước laliêm, âng đơơng bh’nơơn liêm sạch đhị đêếc đoọng ta mooi lêy pấh cha, vêy đhị ặt chi ớh pr’hay nắc ta mooi ch’ngai cung lêy tự chô chi ớh./.

 

Lão nông làm giàu từ kinh tế vườn

Theo báo Quảng Nam

Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, lão nông Phan Quang Tám, thôn Phong Thử, xã Điện Thọ, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vẫn miệt mài gắn bó và làm giàu từ vườn. Mô hình trồng cây ăn quả sạch, tạo nguồn trái cây an toàn cung ứng giống ra thị trường, kết hợp trồng hoa của ông được nhiều cá nhân, tổ chức đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm.

  Vốn làm việc trong ngành cầu đường, khi tuổi cao, ông Phan Quang Tám trở về bám trụ và làm giàu từ mảnh vườn ở thôn Phong Thử, xã Điện Thọ, Điện Bàn. Với khu vườn rộng 5.000m2, ông bắt đầu trồng các giống cây ăn quả miền Nam, học hỏi kỹ thuật ghép cành, ghép hoa, nâng chất lượng nguồn giống và cung ứng giống tại chỗ. Với bà con ở quê, nhìn ông Tám với mái tóc dài đến vai, chòm râu để dài, ngày ngày tỉ mẩn chiết cây ghép cành, nhiều người gọi đùa ông là “lão nghệ nhân làm vườn”. Ông Tám cười và nói: “Người ta thương thì đặt vậy thôi”.

Ông Tám chia sẻ, một lần được đi tham quan các mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại ở miền Tây, ông đã có ý định nghiên cứu và lựa chọn giống phù hợp đưa về xứ Quảng để trồng. Ông Tám cũng đã thử lai ghép thành công giống hồng bưởi mới, lai từ 4 - 5 dòng bưởi (bưởi Năm Roi, bưởi Hải Dương, Hà Nội...), giống này có trọng lượng mỗi trái 5kg. Trong vườn, ông Tám trồng được nhiều loại cây ăn quả khác như 130 gốc mít Thái Lan, 600 gốc ổi Lê Đài Loan… Vườn cây trái của ông được thương lái vào tận vườn thu mua. Bình quân mỗi năm ông thu về khoảng 300 triệu đồng đã trừ các chi phí. Hiện nay, sự phát triển của mạng xã hội, nhiều người biết tới và khi muốn mua với số lượng nhiều, chỉ cần điện thoại là ông Tám gửi đến tận nơi. Nhiều tổ chức, cá nhân còn tới tìm hiểu, tham quan vườn trái của ông để học tập.

Ngoài thu nhập từ vườn cây ăn quả, ông Phan Quang Tám còn có thâm niên nghề nuôi cá cảnh. Hồ nuôi cá cảnh với cá cam, cá chép... cũng từng giúp ông có thu nhập cao, bởi mỗi con cá cảnh với giá bán 5 -10 ngàn đồng/con mang lại nguồn lợi lớn. Kinh nghiệm thì ông có sẵn, nhưng khó nhất hiện nay là những cơn lũ về chớp nhoáng khiến ông không kịp trở tay. Những năm 2008, 2009, lũ về đột ngột quá, cả ao cá cảnh đang cho thu nhập trôi sạch, mất trắng gần cả tỷ đồng, nhưng ông vẫn bình thản, quyết tâm gây dựng lại. Sau đó, ông Tám đầu tư 400 cặp cá giống bố mẹ, sau khi nuôi 3 - 5 tháng, xuất bán chừng một vạn cá con, ông đã lấy lại được nguồn thất thoát từ năm trước. Tuy nhiên, do khí hậu thất thường, lũ lụt trái mùa, rồi thủy điện xả lũ thất thường, lại thêm tuổi già nên ông nghỉ nuôi cá cảnh để sức tập trung vun xới cho mảnh vườn.

Hiện nay, ông Tám nuôi cá chủ yếu để tạo cảnh quan, làm du lịch. Vườn nhà ông Tám còn trồng nhiều giống lan, ông trồng chơi để thỏa mãn thú vui là chính. Ông Tám còn dự định cải tạo lại toàn bộ mảnh vườn, trồng nhiều hoa và cây cảnh, đầu tư làm thêm một số chòi tranh quanh các hồ để khách du lịch có thể ngồi câu cá, tổ chức ăn uống, tiệc tùng. Hiện ông Phan Quang Tám đang thử nghiệm trồng 3 loại nho trắng, đỏ, tím trước làm đẹp cho vườn. Ông cho biết, “Ở đây nhiều người biết nên không cần phải quảng bá nhiều, chỉ cần tạo cây ăn quả sạch, có cảnh đẹp, cung ứng thực phẩm sạch tại chỗ để khách thưởng thức, có chỗ ngồi thú vị thì khách xa gần cũng sẽ tự tìm đến thôi”./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC