Bêl lêy đoọng khám c’rơ tr’mông tơợ ơy dưah Covid
Thứ tư, 09:27, 30/03/2022
Coh đhr’năng doó bấc ngai leh đhr’năng tơợ ơy dưah Covid, ha dợ cr’chăl ahay, bấc đhr’năng apêê lướt khám lêy tu lalâh k’rang. Cơnh đêêc nắc leh đhr’năng cơnh ooy đoọng tước bệnh viện? Bhrợ têng cơnh ooy đoọng bhiệc khám lêy tơợ ơy dưah Covid-19 oó dưr vaih đhr’năng bấc k’rơ zập ngai cung tước khám, nắc rau căh lâh ta nih?

 

      Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) pazêng t’ngay hay bấc apêê tước khám tơợ ơy dưah Covid. Jưah lâng apêê dzợ vaih đhr’năng cơnh căh choom bêch, ca ay a’cọ, ca ay mr’nịt, ca ay lệê, nhưh a’chắc, k’đhap p’hơơm, ha lệêng đha đhưa… nắc cung vêy bấc ngai lalâh k’rang, tước khám đoọng pa tệêm loom. “Ha dang muy ca ay c’lâng pr’hơơm nắc doó rau rị, ha dợ  vaih gr’hạc t’viêng nắc ơy xiêr tước xooh, leh đhr’năng cơnh đêêc nắc lêy lướt khám tơợ ơy dưah Covid. Acu ơy chêêc lêy tơợ mạng xã hội.”

       “C’la cu tơợ bọo Covid-19 nắc doó leh đhr’năng ngân. Tơợ muy tuần nắc dưah lâng lướt pa bhrợ. Nắc cr’chăl đăn đâu acu đọc bấc xa nay ooy rau dưr vaih tơợ lâh boọ Covid nắc cung xơợng k’rang đoọng ha c’rơ âng đay.”

        Ha dợ đhị Bệnh viện Thanh Nhàn zập t’ngay nắc tước mơ 100 cha nắc khám tơợ ơy dưah Covid-19, ha dợ coh đêêc bấc ngai doó crêê rau rị. Đhị Thành phố HCM, phòng khám tơợ xang Covid, Bệnh viện Đại học Y dược, coh lâh 1 c’xeê ơy tước 4000 cha nắc tước khám. Bệnh viện Nhân dân Gia Đinjh lâng Bệnh viện pa chô  c’rơ lâh 1.000 cha nắc tước khám coh c’xêê 1 lâng c’xêê 2.

      Ting cơnh apêê chuyên gia y tế, tơợ ơy dưah Covid-19 choom dưr vaih cơnh lâng ngai ơy boọ SARS-CoV-2, zêng lâng ngai boọ doó ngân. Hội chứng nâu nắc dưr vaih coh 3 c’xêê lâng leh đhr’năng đanh bhlầng nắc 2 c’xêê, căh choom xay moon cơnh lơơng. Đhơ cơnh đêêc, ting cơnh Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Phượng, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội Khoa Y-Đại học Quốc gia Hà Nội, Bêl ahay nắc Trưởng khoa âng Bệnh viện Xooh Trung ương, êêh rau ngai cung leh đhr’năng ca ay tơợ ơy dưah Covid. Muy bha ar xrặ âng ngành y tế k’tiếc k’ruung Anh đoọng lêy, nắc k’nặ 30% apêê boọ Covid-19 nắc ma nuyh t’ha tơợ ơy dưah dzợ vaih rau căh liêm tước c’rơ, bấc bhlầng nắc apêê đhur c’rơ. Đợ nâu đhị p’niên k’tứi lâng ma nuyh c’rơ doó lâh. “Virus SARS-CoV-2 mọot zêl prang a chắc hêê xọoc cr’chăl ặt vaih cr’ay, đhơ cơnh đêêc coh cr’chăl tơợ tơợ ơy dưah Covid tu crêê tước zập rau coh achắc hêê, nắc tu cơnh đêêc leh đhr’năng cr’ay tơợ ơy dưah Covid cung lưm đhị bấc ooy a chắc hêê. C’leh dưr vaih buôn lêy nắc g’lêêh nhưh a chăc, ha lệêng đha đhưa, k’đhap p’hơơm, k’ooh, vêy ngai nắc căh dzợ choom huynh hau nặ yêm, mốp. Moon za zưm nắc pazêng ngai ơy boọ Covid zêng lướt khám tơợ ơy dưah Covid nắc muy rau ta uôh bhlầng.”

      Cung vêy đhr’năng lu lơ, đhơ ơy dưah Covid-19 ha dợ căh lướt khám căh cợ tước cơ sở y tê k’zih bêl leh pazêng đhr’năng cr’pân, bhrợ cr’ay dưr ngân. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, bêl a hay bhrợ Trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai đoọng năl, tơợ khám lêy bấc apêê p’niên crêê ca ay xooh ngân tu vi khuẩn. Rau đâu nắc tu aconh căn lu lơ, apêê pa chăp nắc p’niên tơợ ơy boọ Covid nắc hắt leh apêê đhr’năng cr’ay lơơng lâng căh pa ghit đhr’năng c’rơ âng p’niên crêê boọ cr’ay lơơng. “Nắc cơnh a cu t’mêê khám đoọng ha muy p’niên đhị Đan Phượng, Hà Nội. Ađoo crêê ca ay xooh ngân, ma nuyh đong ngoọ nắc a đoo ơu dưah Covid-19 xang nắc căh đâh lướt khám, ha dợ g’luh nâu p’niên crêê ca ay xooh tu boọ vi khuẩn. Coh đêêc bấc ngai doó leh rau rị tơợ ơy dưah Covid nắc cung lướt khám, ha dợ cung vêy bấc ngai nắc tu k’pân boọ Covid cớ nắc căh tước khám đhơ vêy leh đhr’năng cơnh ooy. Ting cơnh a cu nắc leh rau đhr’năng la lay coh a chắc nắc tước khám.”

       Coh bha lang k’tiếc tước nâu kêi căh ơy vêy phác đồ chính thức đoọng pa dưah, ra pặ, bha ar xrặ khoa học đăh apêê c’leh cơnh lơơng dưr vaih đhị đanh đươnh. Tu cơnh đêêc, bhiệc khám pa dưah nắc lêy tơợ apêê đhr’năng cr’ay. Cơnh apêê chuyên gia t’mêê moon pa rơớt nắc êêh rau zập ngai boọ Covid -19 zêng lướt khám. Nắc lêy tước bệnh viện bêl leh đhr’năng cr’ay cơnh lơơng lâng zư liêm c’rơ lâng tước khám zập cr’chăl đoọng đâh bơơn lêy đhr’năng cr’ay./.

 

Khi nào cần khám sức khỏe sau khi khỏi bệnh Covid-19?

                 PV Văn Hải-Gia Linh

       Trong khi không quá nhiều người có biểu hiện hậu Covid, nhưng thời gian qua, rất đông trường hợp vẫn đổ xô đi khám do lo lắng thái quá. Vậy khi có những biểu hiện như thế nào thì cần đến bệnh viện? Làm thế nào để việc khám hậu Covid-19 không trở thành trào lưu rầm rộ, không cần thiết?

      Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) những ngày qua tiếp nhận rất nhiều trường hợp đến khám hậu Covid. Bên cạnh những người có triệu chứng dai dẳng như mất ngủ, đau đầu, viêm khớp, đau cơ, mệt mỏi, khó thở, tức ngực… thì cũng có nhiều người lo lắng thái quá, cứ đi khám cho yên tâm.

       “Nếu chỉ viêm đường hô hấp trên thì không có vấn đề gì, nhưng nếu có đờm xanh thì tức là đã xuống phổi, di chứng đó mình chắc chắc phải đi khám hậu Covid. Tôi đã tìm hiểu trên mạng xã hội rồi”  

      “Bản thân tôi trong quá trình bị Covid-19 thì cũng không gặp tình trạng gì quá nghiêm trọng cả. Sau đó hồi phục và đi làm sau một tuần. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi đọc được rất nhiều thông tin về những di chứng hậu Covid-19 nên là cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của bản thân.”

       Còn tại Bệnh viện Thanh Nhàn mỗi ngày tiếp nhận khoảng 100 người đến kiểm tra di chứng Covid-19 nhưng trong đó, không ít người không có tổn thương gì. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám hậu Covid, Bệnh viện Đại học Y dược, trong hơn một tháng tiếp đón tới 4.000 bệnh nhân. Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Phục hồi chức năng đón hơn 1.000 bệnh nhân đến khám trong tháng 1 và tháng 2.

       Theo một số chuyên gia y tế, hậu Covid-19 có thể xảy ra với bất kỳ người nào từng nhiễm SARS- CoV2, ngay cả khi bị bệnh nhẹ. Hội chứng này xảy ra trong vòng 3 tháng và có triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng, không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Phượng, Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội Khoa Y - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Nguyên Trưởng khoa của Bệnh viện Phổi Trung ương, không phải ai cũng bị các triệu chứng hậu Covid. Một tài liệu của ngành y tế nước Anh cho thấy, chỉ có gần 30% bệnh nhân Covid-19 là người lớn sau khi khỏi bệnh vẫn bị những di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, chủ yếu là bệnh nhân hồi sức cấp cứu và người có bệnh nền. Tỷ lệ này ở trẻ em và người khoẻ mạnh rất thấp. “Virus SARS CoV2 tấn công vào tất cả các bộ phận của cơ thể trong giai đoạn cấp tính, tuy nhiên trong giai đoạn hậu COVID do di chứng tổn thương của đa cơ quan, chính vì vậy triệu chứng hậu COVID cũng gặp ở nhiều cơ quan. Triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, tức ngực, khó thở, ho, có trường hợp có dấu hiệu về tâm lý, có trường hợp việc mất mùi vẫn còn nhưng tựu chung lại là triệu chứng hậu COVID vẫn chủ yếu ở hệ hô hấp nhưng không có nghĩa là tất cả những người mắc COVID đều phải đi khám hội chứng hậu COVID như vậy rất lãng phí.”

      Cũng có những trường hợp chủ quan, dù đã khỏi Covid-19 nhưng không đi khám hoặc đến cơ sở y tế muộn khi xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm, khiến bệnh trở nặng. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, qua thăm khám phát hiện 1 số bệnh nhi bị viêm phổi nặng do vi khuẩn. Điều này bắt nguồn từ việc phụ huynh chủ quan khi cho rằng trẻ em sau khi mắc Covid-19 hiếm để lại triệu chứng và không theo sát diễn biến sức khoẻ khi trẻ mắc bệnh khác. “Chẳng hạn tôi vừa khám cho một cháu bé ở Đan Phượng, Hà Nội. Cháu bị viêm phổi nặng, gia đình cứ nghĩ cháu khỏi Covid-19 rồi nên châm đi khám, nhưng lần này cháu viêm  phổi do nhiễm vi khuẩn. Trong khi có những người chẳng có triệu chứng gì cũng đi khám hậu Covid-19, nhưng có những trường hợp do lo sợ tái nhiễm Covid-19 nên không đến bệnh viện khám dù có triệu chứng nặng của các bệnh khác. Theo tôi khi có triệu chứng nên đi khám.”

      Trên thế giới đến nay chưa có phác đồ chính thức điều trị các di chứng Covid. Ngoài ra, với căn bệnh này chưa có nhiều nghiên cứu, phân tích, tài liệu khoa học về các triệu chứng kéo dài. Do vậy, việc khám chữa chủ yếu dựa vào triệu chứng. Như các chuyên gia vừa khuyến cáo thì không phải ai mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh cũng phải đi khám di chứng. Chỉ đến bệnh viện khi có những triệu chứng bất thường và cần duy trì khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện kịp thời bệnh tật./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC