Bơơn năl c’leh trầm cảm coh p’niên k’tứi
Thứ tư, 10:59, 13/04/2022
Cr’chăl đăn đâu, âi dưr vaih muy bơr tu bhiêc pniên xa dơơr lêêng tu k’đhap coh hoc hành lâng pr’ăt tr’mông. Ting cơnh xay moon âng PGS.TS. Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103 năc apêê ngai âng lêêng n’nâu bâc năc tu apêê a chau crêê trầm cảm.

 

Trầm cảm coh p’niên k’tứi vêy c’leh bâc cơnh. Apêê ca ay năc vêy hăt bhlâng 5 c’leh coh 9 c’leh cơnh: pal rơơc; căh kiêng bhrợ râu rí; căh choom bêch; ga lêêh k’bao; ta u pr’ngâu; căh kiêng cha cha, oom ooch; bhrợ zâp râu k’zih k’têng; buôn vahavil; vêy cr’nọo kiêng lêêng.

Apêê c’leh n’têh buôn đanh hăt bhlâng 2 tuần, cr’đơơng ghit bhlâng tươc pr’đơợ học tập lâng ăt ma mông âng p’niên k’tứi. Apêê c’leh n’nâu căh vêy năc bh’rợ âng đươi dua ma túy căh câ bhrêy tăh coh a cọ.

Apêê c’leh buôn lum:

-Pa rơơc: Năc moh măt apêê p’niên k’tứi buôn pr’ngâu, moh măt căh bhui har, apêê c’leh x’xêu xiêr, vêy cơnh năc bil lưch. Đhr’năng n’nâu ănc tu p’niên căh bhui har. Muy bơr p’niên moon năc căh dzợ kiêng râu rí, apêê a đhi buôn ăt đhị râu k’rang k’uôl.

Cr’ay trầm cảm dzợ choom c’leh đhị moh măt lâng bh’rợ âng p’niên. Muy bơr p’niên dzợ vêy c’leh k’đhap coh a chăc, ca ay a cọ, ca ay achăc azân, ca ay n’toot a hang… bâc p’niên năc vêy đhr’năng craih, buôn bhol, za zrăh n’đhơ bh’rợ căh crêê loom k’tứi…

Pal rơơc buôn dưr vaih đhị bh’rợ nhool lâng bhol z’zrăh

- Căh dzợ kiêng bhrợ pa zêng bh’rợ tr’nêng. Zâp râu bh’rợ âng đoo kiêng bêl ahay zêng cr’đơơng tươc bâc. Pa đhang moon muy cha năc p’niên bele a hay pa bhlâng kiêng cha ơh bóng năc nâu câi căh dzợ kiêng. A đoo zêng bil cr’noọ cr’niêng cha ơh dhd’rưah lâng pr’zơc căh câ apêê bh’rợ tr’nêng coh trường.

C’leh buôn bơơn lêy bâc coh trầm cảm pa zêng:

- Căh kiêng cha cha, cha cha m’bứi căh câ oom ooch: Râu môp boop buôn bhrợ ha p’niên ooch, bâc p’niên căh vêy kiêng cha cha, vêy ngai năc mă ja jâng. Tu cơnh đêêc, p’niên crêê cr’ay buôn đơơh ooch. Bêl lươt khám, pnien buôn moon a đay căh kiêng cha cha, căh xơợng ha ul n’đhơ căh cha râu rí. Muy bơr p’niên năc cha cha la lâh bâc lâng l’mă bhlâng.

- Căh choom bêch: Căh choom bêch năc râu buôn lum bhlâng coh p’niên trầm cảm. P’niên căh choom bêch bâc bơơn lêy đhị c’leh căh đơơh choom bêch lâng buôn r’nghe. Tu cơnh đêêc, cr’chăl bêch âng p’niên đhêêng lâh 2 tiếng zâp t’ngay. N’đhơ cơnh đêêc, muy bơr p’niên năc bêch la lâh bâc ( 10-12 giờ căh câ bâc lâh mơ zâp t’ngay).

- P’gơt p’vẹ k’zih cơnh: pa prá ap, tr’xin, căh lâh pa prá. P’niên crêê trầm cảm buôn ăt t’bêch toong t’ngay căh kiêng bhrợ râu rí.

- A chăc a zân ga lêêh k’bao năc râu công buôn lêy coh p’niên trầm cảm. Bh’rợ học tập âng p’niên căh lâh choom. Pa đhang moon, năc muy rao măt lâng c’clêy bêl ra diu công bhrợ ha p’niên xơợng ga lêêh k’bao. C’leh âng ga lêêh k’bao buôn pa căh lâng bh’rợ p’niên căh kiêng cha ơh lâng pr’zơc, lơi học lâng đhêy học ta luôn.

- Buôn xơợng da dô: năc râu buôn lum coh apêê trầm cảm. P’niên xơợng a đay năc ta lơi căh choom bhrợ râu rí. P’niên ta luôn pa chăp a đay năc ma nưih ta lơi bhlâng, bhr’bhôh bhr’pooc.

- Căh choom pa chăp căh câ xay bhrợ râu rí: Nâu đoo năc c’leh pa bhlâng buôn lum. Bâc p’niên moon căh choom pa chăp ooy muy bh’rợ n’hâu. Apêê đoo công căh lâh choom xay moon n’hâu bêl lum bh’rợ n’đhơ doó k’đhap. Đợ apêê râu đâu năc buôn lêy coh bh’rợ hoc tâp âng apêê a đhi căh lâh choom.

Râu căh choom p’ghit âng p’niên năc công pa căh coh bh’rợ buôn cơnh căh măc đoc xang muy pr’hoc, căh mă xơợng lưch đợ muy pr’hat âng p’niên kiêng tơợ a hay, căh mă lêy lưch đợ chương trình tivi âng p’niên kiêng l’lăm a hay.

Buôn vahavil coh p’niên k’tứi. P’niên buôn căh hay a đay t’mêê bhrợ n’hâu  ( căh hay a đay cha n’hâu, bhrợ n’hâu, đơc pr’đươi pr’dua học tâp đhị ooy). Coh bêl đêêc, năc apêê t’ngay n’niên, vel đong, bh’rợ tr’nêng âi dưr vaih coh đanh a hay năc ăt dzợ hay ghit.

- Cr’noọ kiêng chêêt căh câ vêy bh’rợ kiêng lêêng: Pa bhlâng bâc p’niên trầm cảm buôn vêy cr’noọ kiêng chêêt, ngân lâh mơ năc apêê đoo kiêng tự lêêng. Bêl tr’nơơp, k’gêêh k’bao, căh kiêng cha cha, năc buôn chêêt đơơh. R’dợ, p’niên k’noọ chêêt năc vêy doó lâh zr’năh. P’niên buôn vêy bh’rợ pa căh ooy bh’rợ vêy đhr’năng lêêng, pa ghit cơnh đoọng muy bộ sưu tập âng đay kiêng ha pêê n’lơơng.

Coh g’luh khám tr’nơơp, ma nưih pa dưah đh’reh cr’ay xay moon đhr’năng lêêng âng muy bơr ngai trầm cảm lâng quyết định đhị zư pa dưah liêm glăp bhlâng.

Rối loạn trầm cảm năc đoo râu k’dâng xay moon bâc bhlâng coh zâp đoo bh’rợ apêê ma lêêng. Dâng 20% đợ p’niên trầm cảm vêy cr’noọ ma lêêng lâng 8% vêy bh’rợ lêêng.

P’too moon ooy apêê c’leh vêy cr’noọ lâng bh’rợ lêêng coh p’niên k’tứi đhị zâp bh’rợ bơơn chăp lêy. Ma nưih vêy bâc đhr’năng dal choom đơơng âng tươc bệnh viện, zư pa dưah nội trú tu apêê bác sĩ tâm thần p’niên k’tứi. Ha dợ apêê ngai ca ay veye đhr’năng dóo lâh ngân năc choom zư pa dưah ngoại trú./.

 

Nhận biết dấu hiệu trầm cảm ở trẻ

VOV.VN

Thời gian gần đây, đã xảy ra một số vụ trẻ vị thành niên tự sát vì áp lực trong học hành và cuộc sống. Theo nhận định của PGS.TS. Bùi Quang Huy – Chủ nhiệm khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103 thì các trường hợp tự sát này phần lớn do các cháu mắc bệnh trầm cảm.

Trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Bệnh nhân phải có ít nhất 5 triệu chứng trong số 9 triệu chứng như: Khí sắc giảm; Mất hứng thú và sở thích; Mất ngủ; Mệt mỏi mất năng lượng; Buồn chán bi quan; Chán ăn, sút cân; Vận động và suy nghĩ chậm chạp; Chú ý và trí nhớ kém; Có ý định và hành vi tự sát.

Các triệu chứng trên phải kéo dài ít nhất 2 tuần, ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng học tập và quan hệ xã hội của trẻ. Các triệu chứng này không phải là hậu quả của dùng ma túy hoặc chấn thương sọ não.

Các triệu chứng chủ yếu:

-Khí sắc giảm: Khí sắc giảm (khí sắc trầm cảm) là nét mặt của trẻ rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều, thậm chí mất hết nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do trẻ buồn, bi quan, mất hy vọng. Một số trẻ than phiền rằng không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì, các em luôn trong tình trạng lo âu.

Khí sắc trầm cảm có thể được biểu hiện trên nét mặt và trên hành vi của trẻ. Một số trẻ than phiền có các biểu hiện cơ thể như khó chịu trong người, đau đầu, đau vùng thượng vị, đau cơ, khớp... Nhiều trẻ lại có trạng thái tăng kích thích như hay cáu gắt, dễ nổi khùng với một lỗi lầm nhỏ.

Khí sắc giảm có thể xuất hiện dưới dạng hành vi liều lĩnh, sự thù địch và giận dữ:

- Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động: Mất hứng thú hoặc sở thích gần như luôn biểu hiện trong một mức độ nhất định. Trẻ cho rằng mình đã mất hết các sở thích vốn có (con không thích gì bây giờ cả). Tất cả các sở thích trước đây của trẻ đều bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ một đứa trẻ trước đây rất yêu bóng đá thì nay không còn quan tâm gì đến môn thể thao này. Trẻ mất hứng thú với các trò chơi cùng bạn hoặc các hoạt động ở trường.

Triệu chứng phổ biến của trầm cảm gồm:

- Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân: Sự ngon miệng thường bị giảm sút, nhiều trẻ có cảm giác rằng bị ép phải ăn. Trẻ ăn rất ít, thậm chí trong các trường hợp nặng trẻ nhịn ăn hoàn toàn. Vì vậy, trẻ bị bệnh thường sút cân nhanh chóng. Khi khám bệnh, trẻ thường than phiền rằng trẻ bị mất cảm giác ngon miệng, rằng trẻ không thấy đói mặc dù không ăn gì. Một số trẻ em lại ăn quá nhiều và tăng cân.

- Mất ngủ: Mất ngủ ở trẻ trầm cảm khá phổ biến. Trẻ có thể mất ngủ trầm trọng, biểu hiện bằng khó vào giấc ngủ và dễ thức giấc. Vì vậy thời lượng giấc ngủ của trẻ thấp hơn bình thường trên 2 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, một số trẻ em lại ngủ quá nhiều (10-12 giờ hoặc hơn mỗi ngày).

- Vận động tâm thần chậm chạp: Vận động chậm chạp (ví dụ nói chậm, vận động cơ thể chậm), tăng khoảng nghỉ trước khi trả lời, giọng nói nhỏ, số lượng ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí câm. Trẻ em bị trầm cảm có thể nằm lỳ trên giường cả ngày mà không hoạt động gì.

- Giảm sút năng lượng: Năng lượng giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi là rất hay gặp ở trẻ bị trầm cảm. Trẻ có thể than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân cơ thể nào. Hiệu quả học tập của trẻ có thể bị giảm sút. Ví dụ, trẻ than phiền rằng rửa mặt và mặc quần áo buổi sáng cũng làm trẻ kiệt sức và trẻ cần thời gian nhiều hơn bình thường 2 lần. Triệu chứng của mệt mỏi biểu hiện bằng việc trẻ bỏ chơi cùng bạn, bỏ học hoặc nghỉ học thường xuyên.

- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi là rất hay gặp trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Trẻ cho rằng mình là kẻ vô dụng, không làm nên trò trống gì. Trẻ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình. Trẻ có thể tự ti về bản thân (ví dụ: "Con ngu ngốc", "Con chậm phát triển").

- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định: Đây là triệu chứng rất hay gặp. Nhiều trẻ than phiền khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó. Trẻ cũng rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, trẻ thường phải cân nhắc rất nhiều thời gian với những việc thông thường. Các vấn đề về chú ý có thể biểu hiện rõ ràng như khó khăn về học tập hoặc thành tích kém ở trường.

Khó tập trung chú ý của trẻ thể hiện ở những việc đơn giản như không thể đọc xong một bài học, không thể nghe hết một bài hát mà trẻ vốn yêu thích, không thể xem hết một chương trình tivi mà trẻ trước đây vẫn quan tâm.

Rối loạn trí nhớ ở trẻ thường là giảm trí nhớ gần. Trẻ có thể quên mình vừa làm gì (không nhớ mình đã ăn sáng cái gì, không thể nhớ mình đã để đồ dùng học tập học tập ở đâu). Trong khi đó, trí nhớ xa (ngày sinh, quê quán, các sự việc đã xảy ra lâu trong quá khứ...) thì vẫn còn được duy trì tương đối tốt trong một thời gian dài.

- Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Rất nhiều trẻ em bị trầm cảm chủ yếu có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì các cháu có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát. Lúc đầu các cháu nghĩ rằng bệnh nặng thế này (mất ngủ, chán ăn, sút cân, mệt mỏi) thì chết mất. Dần dần, trẻ cho rằng chết đi cho đỡ đau khổ. Trẻ em có thể có thêm các hành vi báo hiệu có khả năng tự tử, chẳng hạn như tặng một bộ sưu tập yêu thích của mình cho người khác.

Trong lần khám đầu tiên, thầy thuốc nên đánh giá nguy cơ tự tử của bệnh nhân trầm cảm và quyết định địa điểm điều trị thích hợp nhất.

Rối loạn trầm cảm là chẩn đoán phổ biến nhất trong tất cả các vụ tự tử. Khoảng 20% số trẻ em trầm cảm có ý định tự sát và 8% có hành vi tự sát.

Giáo dục về các phát hiện ý định và hành vi tự sát ở trẻ em dưới mọi hình thức phải được coi trọng. Bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ cao nên được chuyển đến bệnh viện, điều trị nội trú bởi bác sĩ tâm thần nhi. Còn những bệnh nhân có các yếu tố bảo vệ và nguy cơ thấp (ví dụ, một gia đình gần gũi, ấm áp, hỗ trợ lẫn nhau...) có thể được điều trị ngoại trú./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC