CƠNH K’RANG LÊY P’NIÊN CRÊÊ CR’AY A DUUC ĐHỊ ĐONG
Thứ ba, 16:57, 21/05/2024 Theo Báo Dân tộc & Miền núi Theo Báo Dân tộc & Miền núi
Cr’ay a duuc nắc pr’luh choom trơơi boọ đăh c’lâng pr’hơơm, buôn lưm đhị p’niên k’tứi. Bhiệc đoọng năl c’leh lâng năl cơnh pa dưah nắc zooi cha mêệt lêy đhr’năng cr’ay liêm buôn lâh mơ, p’niên đâh dưah ca ay.

 

 

Đhr’năng n’leh

Bêl crêê boọ cr’ay, p’niên boọ pr’luh a duuc nắc cr’ay ặt coh a chắc tơợ 7 – 21 t’ngay (buôn nắc 10 t’ngay).

Cr’châl tơợp vaih: Tơợ 2 – 4 t’ngay lâng đhr’năng leh k’hir ngân, ca ay mr’loọng lâng bhrôông mắt, leh cr’liêng Koplik n’bhoọc coh bọop.

Cr’chăl vaih pr’luh: Đanh tơợ 2 – 5 t’ngay, buôn nắc tơợ bêl k’hir ngân 3 – 4 t’ngay, ma nuyh ca ay nắc tơợ gluh ban, leh coh họong k’târ, tuôr, vaih coh mang, mặt, r’dợ ploh bịng a chắc, dzung têy, bêl vaih ban bịng a chắc nắc a chắc đhur.

Cr’chăl k’nặ dưah: Ban doọ lâh bhrôông xăl pr’hoọm bh’luuc, tr’lọo n’căr lâng bil r’dợ. Ha dang leh đhr’năng cr’ay nắc buôn tự dưah. Choom vaih k’ooh đanh 1 – 2 tuần tơợ ơy dưah ban.

Leh đhr’năng cr’ay a duuc nắc k’hir, ca ay mr’loọng doọ ngân, ban vaih cung m’bứi. Leh đhr’năng nâu căh ngai pa ghit nắc buôn trơơi bọọ ha dợ căh ngai năl. Đhơ cơnh đêêc, ma nuyh ca ay cung choom vaih k’hir ta luôn, vaih ban, dzung têy eh, g’lêêh k’bao a chắc a zân, buôn ca ay xooh ngân.

Cơnh cha groong cr’ay a duuc

Bhiệc cha groong cr’ay a duuc chr’năp pa bhlầng đoọng pa xiêr đhr’năng vaih cr’ay. Cơnh cha groong cr’ay a duuc nắc liêm choom bhlầng ahêê tiêm vắc xin cha groong cr’ay. Pa ghit tiêm vắc xin cha groong cr’ay zập, crêê lịch ting cơnh pa choom âng cán bộ y tế đhị zập cơ sở tiêm chủng, pa bhlầng năc cơnh lâng p’niên dưp 5 c’moo.

Đươi dua zập cơnh cha groong za zưm năc por bọop bêl tước zr’lụ bấc manuyh căh cợ lưm ma nuyh ca ay.

Rao têy ta luôn lâng xà phòng pa bhlầng nắc bêl k’rang zư p’niên.

Pih đong xang tang c’riing liêm aih. Zập t’ngay âm đác đoọng zập.

Pa xoọng zập rau vêy bấc vitamin A cơnh cà rốt, zập rau bhơi rơ veh lâng zập rau p’lêê p’coo vêy pr’hoọm rơơc.

Pa dưah cr’ay a duuc đoọng ha p’niên coh đong

Xoọc đâu, pr’luh a duuc căh ơy vêy za nươu n’tiêng đoọng pa dưah, apêê bh’rợ đoọng pa dưah nắc zêng lêy tơợ đhr’năng n’leh âng cr’ay, đh’rưah paliêm cơnh âm cha lâng têệm ngăn zư a chăc a rang liêm sạch. Aconh căn choom pa dưah a duuc đoọng p’niên lâng apêê bh’rợ cơnh đâu:

Ha dang p’niên k’hir lâh 38.50C nắc đoọng âm za nươu pa xiêr k’hir cơnh lâng k’bhuh za nươu acetaminophen, ibuprofen căh cợ naproxen sodium. Đhơ cơnh đêêc, aconh căn nắc t’mooh bác sĩ ooy rau za nươu pa xiêr ca ay lâng cơnh âm crêê cơnh ha p’niên.

Oọ đoọng p’niên lưm pazêng p’niên lơơng đoọng pa xiêr đhr’năng trơơi pr’luh cr’ay.

Pa sạch a chắc a zân p’niên coh zập t’ngay. Muy coh pazêng c’leh âng cr’ay a duuc nắc ca ay k’târ, mắt lâng bọop. Tu cơnh đêêc, ahêê pa sạch bọop k’niêng, rao mắt oọ boọ khuẩn. Đh’rưah lâng đêêc nắc ahêê họom rao đoọng ha p’niên lâng đác ngăn, xà phòng lâng dzut lâng khan nhuum.

Pih crih đong xang, tang c’riing đoọng aih l’thai.

Pac g’luh cha bấc chu lâng zập rau ch’na oọ choom pa xưng luônh ha dợ vêy zập chất dinh dưỡng ha p’niên. Pa ghit lêy, ch’na ha p’niên nắc bơơn zệê chệên lâng tệêm ngăn vệ sinh.

Năc đoọng p’niên âm bấc đác căh cợ đác p’lêê p’coo đoọng pa xoọng đợ đác coh a chắc tu crêê cr’ay. Ha dang lêy lalâh t’bhuch đác nắc câl đoọng âm dung dịch pa xoọng đác (Oresol) doọ đươi bác sĩ k’dua. Apêê dung dịch nâu vêy đác lâng bhooh ting đợ ta đoọng liêm choom ha chất điện giải ha chắc hêê.

Pa xoọng zập rau vitamin lâng khoáng chất ha p’niên, pa bhlầng nắc vitamin A. Rau đâu nắc pa xiêr đhr’năng leh apêê c’leh crêê tước mắt âng p’niên cơnh bhih mắt vaih tước k’bang.

Coh đhr’năng k’rang zư, pa dưah đhị đong, aconh căn nắc cha mêệt pa ghit đhr’năng dưr vaih cr’ay âng p’niên. Ha dang leh đhr’năng âng cr’ay căh xiêr ting ngân lâh mơ căh cợ p’niên k’hir ngân đanh, đhur a chắc, năc aconh căn đâh đơơng tước bệnh viện đoọng pa dưah đâh loon./.

CÁCH CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM BỊ BỆNH SỞI TẠI NHÀ

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh.

Triệu chứng

Khi mắc bệnh, trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày (trung bình 10 ngày).

Giai đoạn khởi phát: Từ 2- 4 ngày với các biểu hiện sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

Giai đoạn toàn phát: Kéo dài từ 2- 5 ngày, thường sau khi sốt cao 3- 4 ngày, người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì tan biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ, dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân; khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

Giai đoạn phục hồi: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vẩy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh thường tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1- 2 tuần sau khi hết ban.

Biểu hiện mắc bệnh sởi có thể chỉ có sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ, phát ban ít. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.

Cách phòng tránh bệnh sởi

Việc phòng ngừa bệnh sởi rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng, đặc biệt là đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ.

Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Uống đầy đủ nước mỗi ngày.

Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.

Điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ tại nhà

Hiện nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp điều trị hiện có đều hướng đến điều trị các triệu chứng, đồng thời, điều chỉnh chế độ sinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bố mẹ có thể điều trị bệnh sởi cho trẻ tại nhà bằng các biện pháp sau:

Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, thuốc hạ sốt có thể giúp giảm các tình trạng trên là hạ sốt nhóm acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen sodium. Tuy nhiên, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau với liều lượng phù hợp và cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với những đứa trẻ khác nhằm hạn chế bệnh lây lan, bùng phát thành dịch, khó kiểm soát.

Vệ sinh thân thể cho trẻ hằng ngày. Một trong các triệu chứng của bệnh sởi là gây viêm tại mắt và miệng. Chính vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng, nhỏ rửa mắt để tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, bạn nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, xà phòng và lau người bằng khăn mềm.

Dọn dẹp, giữ vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.

Chia bữa ăn hằng ngày thành các bữa nhỏ với các loại thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Lưu ý, thức ăn cho trẻ cần phải được nấu chín kỹ và đảm bảo vệ sinh.

Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước trái cây để bổ sung lượng nước trong cơ thể bị mất do bệnh. Nếu cần, bạn có thể mua các dung dịch bù nước (Oresol) mà không cần toa bác sĩ. Các dung dịch này chứa nước và muối theo tỷ lệ cụ thể để bổ sung chất điện giải cần thiết cho cơ thể.

Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ, đặc biệt là vitamin A. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến mắt của trẻ như loét giác mạc, mù mắt.

Trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện và diễn biến bệnh của trẻ. Nếu các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu giảm nhẹ, ngày càng nặng hơn hay trẻ sốt cao kéo dài, hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị tích cực ngay lập tức./.

Nguồn ảnh: Internet

Theo Báo Dân tộc & Miền núi

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC