Tr’xăl hân noo năc cr’chăl pazêng râu virus, vi khuẩn bhrợ t’vaih pr’luh cr’ăy dưr vaih k’rơ lâng trơơi boọ ooy bấc ngai. P’niên k’tứi c’rơ zâl pr’luh cr’ăy căh lâh năc buôn pa bhlâng crêê pr’luh cr’ăy. Pazêng râu pr’luh cr’ăy buôn vaih coh p’niên bêl tr’xăl hân noo ha dang căh đơơh ng’pa dưah năc buôn bhrợ ha cr’ăy ngân lâh mơ. Tu cơnh đêêc, apêê k’conh k’căn năc lêy ghít ooy pazêng pr’luh cr’ăy n’nâu công cơnh bh’rợ zâl cha groong pr’luh cr’ăy đoọng k’coon ta đhi đay.
Pazêng râu pr’luh cr’ăy buôn vaih coh p’niên k’tứi bêl tr’xăl hân noo
Cr’ăy đh’mâl cr’ooh: P’niên k’tứi buôn bhlâng vaih cr’ăy đh’mâl cr’ooh. Bêl crêê cr’ăy đh’mâl cr’ooh coh p’niên k’tứi buôn n’leh vaih đhr’năng cơnh đâu: k’ooh, k’ăy mr’loọng, k’bao achăc azân, đêệng moh, k’ăy acọ, c’ta…
Đoọng cha groong cr’ăy đh’mâl cr’ooh coh p’niên, k’conh k’căn năc đoọng k’coon tiêm vacxin cr’ăy đh’mâl cr’ooh hân noo coh zập c’moo. Lâh n’năc, k’conh k’căn đoọng p’niên cha chr’na đha năh zập dinh dưỡng, cha chêện, ộm đác ơy zêệ k’joóc, p’xoọng Vitamin C,…
K’ăy c’lâng pr’hơơm: Coh cr’chăl tr’xăl hân noo, pazêng râu virus buôn pa bhlâng u vaih k’rơ năc cr’ăy c’lâng pr’hơơm căh cậ k’ăy xooh coh p’niên. Crêê vi trùng coh c’lâng pr’hơơm năc buôn bhrợ ha p’niên k’hiir ngân, k’ăy acọ, c’ta, k’ooh, p’hơơm k’đhap, k’bao achăc azân, căh kiêng cha cha… Ha dang căh đơơh ng’pa dưah, cr’ăy năc choom dưr ngân lâh mơ. Apêê k’conh k’căn lêy ghít ooy cr’ăy n’nâu lâng đơơh đơơng k’coon ta đhi tước ooy cơ sở Y tế pa dưah đơơh loon.
K’hiir n’leh tặ lâng k’hiir ploh aham: Tu bhrợ t’vaih k’hiir n’leh tặ năc tu virus Rubela căh cậ virus cr’ăy aduúc bhrợ t’vaih. Cr’ăy n’nâu trơơi coh c’lâng pr’hơơm. Pazêng cơnh n’leh vaih âng pr’luh cr’ăy năc k’ăy acọ, k’ăy luônh, k’bao achăc azân, k’hiir ngân, vaih tặ… K’hiir n’leh vaih tặ doọ lâh cr’pân ha dang căh đơơh ng’pa dưah năc bhrợ râu căh liêm ooy c’rơ âng acoon p’niên. Đoọng g’đéch ha k’hiir n’keh vaih tặ, k’conh k’căn năc tiêm ha p’niên zơ nươu zâl cha groong cr’ăy Rubela lâng Aduuc.
Lâng cr’ăy k’hiir ploh aham năc buôn u vaih coh zập cr’chăl coh zập c’moo. Hân đhơ cơnh đêêc, bêl tr’xăl hân noo năc cr’chăl pr’luh cr’ăy dưr vaih k’rơ bhlâng tu k’gơu chêêh vaih bấc. Bêl crêê k’hiir ploh aham, p’niên buôn crêê k’hiir ngân pa bhlâng tơợ 2 - 4 t’ngay đh’rưah lâng k’ăy acọ, têy dzuung chrộ, kiêng c’ta… Lâh n’năc, năc ploh aham coh n’căr, coh boóp…
K’hiir pluh aham năc cr’ăy u vaih coh p’niên bêl tr’xăl hân noo, cr’ăy n’nâu pa bhlâng cr’pân tu buôn bhrợ t’vaih cr’ăy ngân lâh mơ. Tu cơnh đêêc, bêl p’niên crêê pr’luh cr’ăy n’nâu, apêê k’conh k’căn đơơh đơơng p’niên tước ooy bệnh viện đoọng khám lêy. Lâh n’năc vêy bh’rợ zâl cha groong pr’luh cr’ăy đoọng ha p’niên cơnh: dzông mùng bêl bếch, piih dooh, l’thai, ch’ngáach đong xang, c’chêệt cr’vóc cr’véc…
Cr’ăy pa zruôh: Pa zruôh căh cậ crêê vi khuẩn coh luônh năc cr’ăy u vaih k’rơ pa bhlâng coh p’niên k’tứi coh cr’chăl tr’xăl hân noo. Bêl crêê cr’ăy pa zruôh p’niên k’tứi buôn lướt pr’noong bấc chu, đa đác bấc. Ting n’năc n’leh vaih k’ăy luônh, c’ta, k’hiir… bhrợ râu căh liêm crêê ooy c’rơ âng p’niên k’tứi.
Cr’ăy viêm abục Nhật Bản: Nâu đoo năc cr’ăy pa bhlâng căh liêm crêê ooy p’niên k’tứi. Bấc p’niên năc n’leh vaih cr’ăy ngân pa bhlâng căh cậ năc chêệt bil tu crêê viêm abục Nhật Bản. Cr’ăy n’nâu buôn n’leh năc k’hiir ngân, c’ta, căh lâh nân năl… Apêê k’conh k’căn căh choom lu lơ năc đơơh đơơng p’niên tước ooy bệnh viện pa dưah đoọng g’đéch dưr vaih cr’ăy ngân lâh mơ. Đoọng cha groong pr’luh cr’ăy, apêê k’conh k’căn năc tiêm zơ nươu zâl cha groong cr’ăy viêm abục Nhật Bản.
Cr’ăy bhih coh têy, dzung, boóp: Râu n’leh vaih buôn bhlâng ng’năl âng pr’luh cr’ăy năc đợ pr’đôm đa đác coh n’căr, boóp crêê ha tụ… Pr’luh cr’ăy bhih têy dzuung boóp doọ k’đhap ng’pa dưah. Hân đhơ cơnh đêêc, ha dang đớc pr’luh cr’ăy dưr ngân năc buôn bhrợ t’vaih cr’ăy cơnh lơơng cơnh pa hơơm k’đhap, k’ăy xoóh,… choom bhrợ t’vaih đhr’năng chêệt bil. Tu cơnh đêêc, ha dang p’niên n’leh vaih cr’ăy, apêê k’conh k’căn đơơh đơơng p’niên lướt khám đoọng pa dưah đơơh loon, pa xiêr râu n’leh vaih cr’ăy ngân lâh mơ. Apêê k’conh k’căn pa sạch ha p’niên k’tứi, pa bhlâng, căh choom đoọng p’niên k’tứi ắt lâng manuyh xoọc crêê pr’luh cr’ăy.
Cr’ăy ta buur: Pr’luh cr’ăy ta buur năc choom u vaih coh bấc ruuh p’niên, coh đêêc bấc bhlâng năc coh ruuh p’niên tơợ 2 - 10 c’moo. Râu n’leh vaih âng pr’luh cr’ăy năc k’hiir, k’ăy x’xêê, lêệ la, k’ăy acọ, căh kiêng cha cha lâng n’leh pr’đôm bhrôông k’dâng 24 giờ vaih cr’ăy. Xang n’năc u vaih cơnh pr’đôm đa đác coh a’căr lâng vaih coh prang achăc azân. Doọ lâh ngân, pr’luh cr’ăy u dưah xang tơợ 5 - 10 t’ngay. Hân đhơ cơnh đêêc, muy bơr cơnh lơơng năc dưr vaih k’ăy xooh, vaih pr’đôm đa đác bấc lâh mơ… vêy cơnh choom bhrợ chêệt bil.
Đoọng zâl cha groong lâng pa xiêr đhr’năng p’niên crêê pr’luh cr’ăy coh cr’chăl tr’xăl hân noo, apêê k’conh k’căn năc lêy ghít: Bêl plêệng k’tiếc tr’xăl hân noo, apêê k’conh k’căn năc đoọng p’niên xấp xa nấp crêê lâng đhr’năng âng hân noo, môi trường; đoọng p’niên k’tứi cha cha k’bhộ lâng bấc cơnh chr’na đha năh sạch liêm, zooi pa dưr c’rơ zâl cha groong pr’luh cr’ăy đoọng ha p’niên; tiêm chủng vác xin zập liêm, crêê t’ngay c’xêê đoọng ha p’niên. Lâh n’năc, apêê k’conh k’căn đoọng p’niên cha ơh, chr’lêê, xó mút, p’gớt achăc azân đoọng pa dưr c’rơ./.
BỆNH GIAO MÙA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
Giao mùa là thời điểm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh và lan rộng trong cộng đồng. Trẻ em có sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Các bệnh giao mùa ở trẻ nếu không được theo dõi và điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, phụ huynh cần chú ý đến các loại bệnh này cũng như cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.
Các bệnh giao mùa ở trẻ không thể xem thường
* Cảm cúm: Trẻ em rất dễ bị cảm cúm khi giao mùa. Khi bị cảm cúm trẻ thường có một số triệu chứng như: ho, đau họng, nhức mỏi, nghẹt mũi, đau đầu nôn ói...
Để phòng ngừa cảm cúm cho trẻ, phụ huynh có thể cho con tiêm vacxin cúm mùa hàng năm. Ngoài ra, ba mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ, ăn chính, uống sôi, bổ sung Vitamin C,...
* Viêm đường hô hấp: Thời điểm giao mùa, các loại virus dễ dàng tấn công gây nên bệnh viêm phế quản hoặc viêm phổi ở trẻ. Nhiễm trùng đường hô hấp có thể khiến trẻ bị sốt cao, đau đầu, nôn ói, ho, khó thở, mệt mỏi, chán ăn,... Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ cần chú ý đến bệnh lý này và đưa dến cơ sở Y tế để điều trị kịp thời.
* Sốt phát ban và sốt xuất huyết: Nguyên nhân gây nên sốt phát ban là virus Rubella hoặc virus sởi. Bệnh lây qua đường hô hấp. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, sốt cao, phát ban,... Sốt phát ban không quá nguy hiểm nhưng nếu điều trị muộn sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Để phòng tránh sốt phát ban, phụ huynh cần cho trẻ tiêm phòng Rubella và Sởi.
Đối với bệnh sốt xuất huyết thì có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, giao mùa là thời điểm bệnh bùng phát mạnh nhất do muỗi sinh sản nhiều. Khi bị sốt xuất huyết, trẻ có triệu chứng sốt cao liên tục từ 2 - 4 ngày kèm theo đau đầu, chân tay lạnh, buồn nôn,... Ngoài ra, có thể xuất huyết dưới da, niêm mạc miệng,...
Sốt xuất huyết là bệnh giao mùa ở trẻ khá nguy hiểm bởi những biến chứng có thể xảy ra. Do đó, khi trẻ nhiễm bệnh, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Ngoài ra cần có biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: mắc màn khi ngủ, vệ sinh nhà cửa môi trường sạch sẽ, diệt lăng quăng, bọ gậy,...
* Bệnh tiêu chảy: Tiêu chảy hay nhiễm trùng đường tiêu hóa là bệnh giao mùa xảy ra phổ biến ở trẻ. Khi bị bệnh tiêu chảy trẻ thường đi ngoài nhiều lần, phân có nhiều nước. Kèm theo đó các triệu chứng như đau bụng, nôn, sốt, mất nước.... ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
* Bệnh viêm não Nhật Bản: Đây là bệnh lý rất nguy hiểm đối với trẻ em. Không ít trẻ đã bị di chứng nặng nề hoặc bị tử vong do bị viêm não Nhật Bản. Bệnh này có triệu chứng như sốt cao, buồn nôn, rối loạn nhận thức,.... Ba mẹ không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng. Để phòng bệnh, ba mẹ cần trẻ tiêm phòng viêm não Nhật Bản.
* Bệnh tay chân miệng: Dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh là những nốt phỏng nước trên da, niêm mạc miệng bị loét,... Bệnh tay chân miệng không khó điều trị. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng có thể gây nên các biến chứng như khó thở, viêm phổi,... nguy hiểm cho tính mạng. Bởi vậy, nếu trẻ có dấu hiệu bị bệnh, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe sớm nhằm điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng. Ba mẹ cần chú ý luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt, tránh để trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh.
* Bệnh thủy đậu: Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó phổ biến là ở trẻ em từ 2 - 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt, đau cơ, đau đầu, chán ăn và xuất hiện những nốt tròn đỏ trong khoảng 24 giờ. Tiếp đó chúng tiến triển thành mụn nước nổi ở da đầu và thân mình. Bình thường, bệnh có thể khỏi sau 5 - 10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể gặp biến chứng như viêm phổi, bội nhiễm mụn nước,... gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng ngừa và hạn chế bệnh giao mùa ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý: Khi thời tiết chuyển mùa, bà mẹ cần chú ý mặc đồ cho trẻ phù hợp với thời tiết, môi trường; cho bé ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm sạch, an toàn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng; tiêm chủng vacxin đầy đủ, đúng lịch cho bé. Ngoài ra, ba mẹ nên khuyến khích trẻ vận động để tăng cường sức khỏe./.
Viết bình luận