Pa choom đoọng cha groong pr’lúh cr’ay đạo ôn pa hư ha roo
Thứ năm, 00:00, 21/04/2016

Pr’lúh cr’ay đạo ôn nắc pr’lúh cr’ay cr’pân, bhrợ pa hư cóh zấp cr’chăl dưr pậ lâng đhị apêê cơnh ha la, n’toọng, c’nuung, tơơm, cr’liêng. Cr’ay bhrợ răng chêệt cóh cr’chăl ha roo tơơm ma coon lâng bhrợ pa hư cóh c’nuung. Cr’ay vêy choom  bhrợ pa hư tước k’noọ 80% bh’nơơn ha dang cắh cha groong lâng zêl liêm lâng đơớh. Đoọng năl zêl lâng cha groong lâng pa xiêr đợ mơ dzợ choom râu bil hư âng pr’lúh cr’ay đạo ôn bhrợ t’váih, c’nặt t’rúih “ Jưn jứah xay moon ng’cơnh choom bhrợ cha” t’ngay đâu, pa choom đoọng đha nuôr xơợng bhrợ muy bơr c’lâng bh’rợ zêl lâng cha groong pr’lúh cr’ay đạo ôn pa hư cóh ha roo cơnh đâu:

 Apêê c’lâng bh’rợ zêl lâng cha groong pr’lúh cr’ay đạo ôn pa hư ha roo

Pr’lúh cr’ay đạo ôn buôn dưr váih bhrợ pa hư da doóc cóh apêê đhăm chóh ha roo cóh hân noo ha ọt ha pruốt nắc bha lâng. Đoọng năl zêl lâng cha groong pr’lúh cr’ay liêm choom, Chi cục zư lêy tơơm chr’nóh Phú Yên xay trúih ooy pr’lúh cr’ay đạo ôn lâng ng’cơnh zêl lâng cha groong pr’lúh cr’ay.

1.  C’léh cr’ay:

Cr’ay bhrợ pa hư cóh tơơm ha roo n’đhơ cơnh đêếc pa bhlâng nắc cóh ha la, c’nuung, n’tật.

- Cóh ha la ha roo: léh cr’ay tr’nơợp nắc đợ tụ k’tứi pr’hoọm t’viêng bhr’luúc. Léh cr’ay n’nâu dưr ga mắc r’dợ, húch mị n’đắh, cóh m’pâng nắc vêy pr’hoọm bhr’luúc, cóh toor nắc bhrôông, c’nặt đăn lâng mô k’rơ vêy pr’hoọm bhrôông rơớc. Bêl cr’ay ngân apêê léh tụ cr’ay p’têệt têệt bhrợ ha la răng, đhị crêê cr’ay ngân nắc choom tr’đêếh răng zeng, xrắh ríah lâng ha roo cắh mặ dưr váih cớ.

- Cóh n’tật: léh cr’ay pr’hoọm bhrôông ga ving n’tật bhrợ n’tật răng, xêu. Apêê n’tật đăn tơơm crêế bhrợ ha tơơm crêê c’lâm ha đêếh.

- C’nuung, đăn c’nuung: Léh cr’ay tr’nơợp nắc muy tụ k’tứi pr’hoỌm tăm c’nặt đăn n’tật tơơm ha la, r’dợ tụ n’nâu dưr pậ c’nuung xêu, c’nuung ha roo xắh.

- Cóh cr’liêng: léh cr’ay cắh vêy choom c’năl, vêy pr’hoọm bhr’luúc. Tụ tăm ặt cóh n’nóh ha roo lâng công vêy bêl nắc ặt cóh cr’liêng. Cr’liêng m’ma crêê pr’lúh nắc pr’đơợ đoọng pa trơơi pr’lúh cr’ay hân noo n’lơơng.

2. Hâu tu:

Pr’lúh cr’ăy nắc tu muy râu tri bhrợ tváih. Tri dưr váih đhị apêê t’nơơm chr’nóh, ha roo cruốh, bhơi k’tang. Pr’lúh cr’ay buôn dưr váih moọt bêl ha dum. Bh’rợ bhrợ cr’ay tr’xăl nắc ting ooy m’ma lâng zr’lụ đhăm k’tiếc. Cóh pr’đơợ dzếp dzong dal nắc đợ pr’lúh cr’ay dưr váih bấc pa bhlâng.

Cr’chăl bhrợ pa hư: Bêl lum pr’đơợ liêm ooy nhiệt độ, nắc tri buôn moọt ặt cóh tơơm, tri bhrợ pa glúh muy bơr râu độc tố vêy pr’đươi nắc k’đị k’đhơợng k’pị râu dưr âng ha roo. Tri đạo ôn dưr váih vêy cơnh a ngoọn tri, pr’lúh cr’ay cóh n’jăng lâng cr’liêng m’ma crêê ỏ’lúh. Lấh mơ n’nắc, tri dzợ ặt cóh tơơm bha lâng dưr pấh prang c’moo. Cóh pr’đơợ goóh nắc pr’lúh cr’ay n’nâu choom mặ ma mông lấh 1 c’moo, a ngoọn tri ma mông k’noọ 3 c’moo n’đhơ cóh pr’đơợ dzếp dzong nắc tri n’nâu cắh mặ ma mông tước hân noo t’tun.

3. Pr’đơợ dưr váih lâng pa dưr.

Pr’lúh cr’ay dưr váih bấc nắc cóh hân noo ha ọt ha pruốt, nắc tu nhiệt độ t’ngay ha dum cắh mr’cơnh, plêêng đh’ngụ, vêy boo k’pri, đh’lúc nhưr ta luôn cóh bấc t’ngay nắc đoo pr’đơợ pa bhlâng liêm ha pr’lúh cr’ay đạo ôn ha la trơơi boọ, pa dưr lâng bhrợ pa hư ha lêêng. CÓh pr’đơợ xơớt goÓh, râu dzếp dzong đệ cắh cậ cóh pr’đơợ lụ, clung, đác cắh choom hooi; Đợ zr’lụ k’tiếc t’mêê dưr cr’đoóh, k’tiếc  cắh choom zư đớc đác, goóh gooi lâng đợ dzung ruộng vêy clang k’tiếc đêệp pa bhlâng liêm glặp đoọng ha tri pr’lúh cr’ay pa dưr bhrợ pa hư.

Phân bón pa bhlâng liêm chr’nắp lâng cr’ay đạo ôn, ruộng bón la lấh bấc đạm nắc buôn crêê pr’lúh cr’ay ngân lấh. Đươi dua đam A monium sunfat ( SA) la lấh bấc, la lấh z’lưa cắh câl bón moọt bêl nhiệt độ đệ lnag tơơm dzợ nhum zêng bhrợ pa dưr pr’lúh cr’ay. Phân lân  nắc doó lấh crêê tước bh’rợ cr’ay pr’lúh âng tơơm ha roo. Ruộng bón cắh zấp kali buôn brhợ pr’lúh cr’ay ngân lấh. Ruộng bón t’mơ zấp N-P-K buôn crêê pr’lúh cr’ay doó lấh ngân.

 Đợ m’ma crêê pr’lúh cr’ay cắh muy nắc đhị bêl pr’lúh cr’ay dưr váih tr’nơợp nắc dzợ pr’đơợ đoọng ha  cr’ay trơơi boọ buôn dưr váih pr’lúh đhị đhăm clung ruộng. Ruộng chóh têêr nắc bhrợ ha đợ dzếp dzong cóh ruộng dưr bấc tu cơnh đêếc bhrợ pa hư ngân lấh. chóh ting t’nooi chr’ngai 6-8 kg/sào 500 mét vuông buôn bhrợ đoọng ha cr’ay đạo ôn k’đháp dưr bhrợ pa hư.

4. C’lâng bh’rợ zêl cha groong.

Cr’ay đạo ôn nắc râu cr’ay ngân, buôn pa dưr đơớh cóh đhăm bhứah. Tu cơnh đêếc đoọng zêl cha groong râu liêm choom nắc choom ch’mêệt lêy xay moon ghít apêê pr’đơợ crêê tước râu pa dưr âng cr’ay. Đươi dua c’lâng bh’rợ cha groong za zum đoọng zêl lâng cha groong đạo ôn vêy đơơng âng râu liêm choom, cóh đêếc nắc pa bhlâng p’ghít:

- Dziíc doóh pa liêm đợ n’jăng lâng bhơi k’tang buôn vêy pr’lúh cr’ay cóh ruộng; chóh bêệt apêê m’ma mặ zêl lâng cr’ay đạo ôn cóh  zr’lụ buôn dưr váih cr’ay lâng bhrợ cr’ay ngân; ch’mêệt lêy cr’liêng ma lâng xay bhrợ m’ma cóh nhiệt độ 54C ( 3 k’joọc, 2 chriết) cóh 10 phút. Mật độ chóh xái xoọc mơ đhêêng lâng ting t’nooi. Bón phân cơnh lâng tỷ lệ t’mơ bhlưa êế bh’năn lâng N:P:K, bón k’rong bấc tr’nơợp, hắt t’tun. Bêl crêê pr’lúh cr’ay đạo ôn cắh đoọng ruộng goóh xơớt, cắh bón phân đạm, cắh vước záp râu phân bón ha la lâng z’nươu đoọng đơớh dưr pậ.

- Cơnh  lâng cr’ay đạo ôn, choom ch’mêệt lêy ghít liêm cr’chăl ha roo xruốh. Ruộng đạo ôn ha roo âi choom zư pa dứah, ruộng hắt bấc crêê cr’ay đạo ôn bh’dzang moọt xruôh zêng choom vước z’nươu, xang n’nắc cơnh lâng ruộng crêê ngân, dzợ léh cr’ay nắc 7-10 t’ngay xang n’nắc choom vước z’nươu muy chu cớ. Ha dang pr’đơợ liêm buôn plêêng k’tiếc bhrợ ha cr’ay đạo ôn c’nuung ha roo dưr k’rơ nắc choom vước z nươu cha groong đoọng ha pêê ruộng chóh vước m’ma crêê cr’ay l’lăm bêl ha roo xruốh 5-7 t’ngay. Đươi apêê z’nươu tiêng đoọng vước zêl lâng cha groong cơnh: Filia, Beam, Fuan, Trizole, Fuzin, Amistarr Top, Fujione… cơnh lâng mơ bấc hắt lâng nồng độ ting cơnh pa choom cóh chai z’nươu. P’ghít cr’đhơợng xa nay 4 crêê bêl vước: crêê z’nươu, crêê bêl, crêê mơ bấc hắt lâng crêê cơnh./.

Hướng dẫn phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

Bệnh đạo ôn là bệnh nguy hiểm, gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây như lá, cổ lá, cổ bông, cổ gié, hạt. Bệnh gây cháy lụi ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và gây hại trên bông. Bệnh có thể gây hại tới gần 80% năng suất nếu không phòng trừ tốt và kịp thời. Để chủ động phòng trừ và hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra, tiết mục “Cùng nhau bàn cách làm ăn” hôm nay, thông tin  hướng dẫn bà con nông dân nên thực hiện một số biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa như sau:

 Các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

Bệnh đạo ôn thường phát sinh gây hại rải rác trên các trà lúa trong vụ đông xuân là chính. Để chủ động phòng trừ bệnh có hiệu quả, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên giới thiệu về bệnh đạo ôn và cách phòng trừ bệnh.

1. TRIỆU CHỨNG

Bệnh hại ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân.

- Trên lá lúa: vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt. Về sau vết bệnh lớn dần có hình thoi, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu, ở giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy, nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy rụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục

- Trên đốt thân: vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.

- Cổ bông, cổ gié: vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen đoạn cổ giáp tai lá về sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.

- Trên hạt :vết bệnh không định hình, có màu nâu xám. Nấm đen ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh sang vụ khác.

2. NGUYÊN NHÂN

Bệnh do một loại nấm gây ra. Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng, lúa chét, cỏ dại. Bào tử thường phát sinh vào ban đêm. Tính gây bệnh thay đổi tùy theo giống và vùng địa lý. Trong điều kiện ẩm độ cao số bào tử mọc ra rất nhiều.

Quá trình gây hại: khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ nấm sẽ xâm nhập vào cây, nấm tiết ra một số độc tố có tác dụng kìm hãm hô hấp và phân hủy, kìm hãm sự sinh trưởng của cây lúa. Nấm đạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấm, bào tử trong rơm rạ và hạt giống bị bệnh. Ngoài ra nấm còn tồn tại trên ký chủ phụ sinh trưởng phát triển quanh năm. Trong điều kiện khô ráo bào tử có thể sống hơn một năm, sợi nấm sống gần 3 năm nhưng trong điều kiện ẩm ướt chúng không sống sót qua vụ sau.

3. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN

Bệnh thường phát sinh chủ yếu trong vụ Đông Xuân, do nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, trời âm u, có mưa phùn, sương mù liên tục trong nhiều ngày là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá lây lan, phát triển và gây hại nặng. Trong điều kiện khô hạn, ẩm độ đất thấp hoặc ở điều kiện ngập úng kéo dài cây lúa dễ bị nhiễm bệnh. Những chân ruộng nhiều mùn, trũng, khó thoát nước; những vùng đất mới vỡ hoang, đất nhẹ giữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nông rất phù hợp cho nấm bệnh phát triển gây hại.

Phân bón đặc biệt quan trọng với bệnh đạo ôn, ruộng bón thừa đạm thường bị bệnh nặng hơn. Sử dụng đạm Amonium sunfat (SA) quá nhiều, quá muộn hoặc bón vào lúc nhiệt độ không khí thấp và cây còn non đều làm tăng tỉ lệ bệnh. Phân lân ảnh hưởng ít đến mức độ nhiễm bệnh của cây. Ruộng bón thiếu kali sẽ làm bệnh tăng nặng hơn. Ruộng bón cân đối đủ N-P-K thường bị bệnh nhẹ hơn.

Những giống nhiễm bệnh không những là điểm bệnh phát sinh ban đầu mà còn là điều kiện cho bệnh lây lan dễ dàng thành dịch trên đồng ruộng. Ruộng sạ dày làm ẩm độ trong ruộng tăng cao nên bệnh gây hại nặng hơn. Sạ hàng hay sạ thưa 6-8 kg/sào 500 m2 sẽ làm cho bênh đạo ôn khó phát sinh gây hại.

4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bệnh đạo ôn là loại bệnh gây hại nghiêm trọng, dễ phát triển nhanh trên diện rộng. Vì vậy để phòng trừ hiệu quả phải điều tra theo dõi phân tích các điều kiện liên quan tới sự phát sinh của bệnh. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ bệnh đạo ôn sẽ mang lại hiệu quả cao, trong đó đặc biệt lưu ý:

- Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại mang mầm bệnh trên đồng ruộng; gieo cấy các giống kháng hoặc chống chịu với bệnh đạo ôn ttrong vùng thường xảy ra bệnh và mức gây hại cao; kiểm tra hạt giống và xử lý giống ở nhiệt độ 54 C (3 sôi, 2 lạnh) trong 10 phút. Mật độ gieo sạ vừa phải và sạ hàng. Bón phân với tỉ lệ cân đối giữa phân chuồng và N:P:K, bón tập trung nặng đầu, nhẹ cuối. Khi bị bệnh đạo ôn không để ruộng khô hạn, không bón phân đạm, không phun các loại phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng.

- Đối với bệnh đạo ôn, cần theo dõi chặt chẽ thời gian lúa vào trỗ. Ruộng đạo ôn lúa đã chữa trị khỏi, ruộng ít nhiều bị bệnh đạo ôn bước vào trỗ đều phải phun thuốc, sau đó đối với ruộng bị nặng, còn vết bệnh thì 7 - 10 ngày sau phải phun thuốc lại một lần nữa. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho đạo ôn cổ bông phát triển gây hại cần phun phòng cho các ruộng gieo sạ giống nhiễm trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày. Dùng các thuốc đặc hiệu để phun trừ bệnh như: Filia, Beam, Fuan, Trizole, Fuzin, Amistar top, Fujione…. với liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên chai thuốc. Chú ý tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách./.


Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC