Pa dưr cr’năn k’roọc đoọng bhrợ pa dưr chr’nắp tr’haanh lệê k’roọc A Lưới
Thứ hai, 00:00, 11/06/2018
Nắc vel đong zr’lụ da ding k’coong lấh 86% đhanuôr nắc ma nuýh acoon cóh, chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế xoọc k’rong bhrợ pa dưr apêê cr’noọ bh’rợ pa dưr kinh tế liêm choom lâng pr’đợơ pleng k’tiếc lâng j’niêng cr’bưn pa bhrợ ta têng âng đhanuôr. Cóh đếêc, Đề án băn k’roọc ting c’lâng n’jứah p’lóh băn cóh ha rêê tệêm ngăn, n’jứah băn cóh đong bơơn ta xay bhrợ cóh bấc c’moo hay bơơn lêy nắc cr’noọ bh’rợ pa dưr bh’nơơn dal bhlầng, zooi đhanuôr da ding k’coong pa dưr kinh tế, ta bil ha ul pa xiêr đha rựt. Đề án nâu nắc pr’đợơ đoọng chr’hoong A Lưới pa dưr cr’năn k’roọc, t’hước tước pa dưr chr’nắp lệê k’roọc A Lưới.

 

       

       Ặt đhị  vel Cần Sâm, chr’val Hồng Thuỷ, chr’hoong A Lưới, a noo Hồ Văn Khoang tr’haanh bhlầng nắc ma nuýh “choom bhlầng” cóh bh’rợ băn k’róoc. Cr’năn k’roọc 8 p’nong âng pr’loọng đong a noo zập đoo p’nong cung l’mặ lâng pậ banh liêm. A noo Hồ Văn Khoang xay moon: pr’loọng đong a noo nắc tợơp băn k’roọc tợơ c’moo 2010, ha dợ băn la léh m’bứi mơ bơr pêê p’nong a năm. C’moo 2013, bêl chr’hoong A Lưới xay bhrợ Đề án băn k’roọc ting cơnh bh’rợ n’jứah p’lóh băn cóh clung ha rêê tệêm ngăn, n’jứah băn cóh c’rọol, pr’loọng đong a noo bơơn vặ zên Ngân hàng Nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc vel bhươl lâng zên lãi t’đui đoọng câl 5 p’nong k’roọc m’ma. Lấh mơ zúp zooi 70% zên lãi câl k’roọc m’ma, chr’hoong A Lưới dzợ zúp zooi đhanuôr băn k’roọc bhrợ têng c’rọol bh’năn, pa choom cơnh băn lâng đoọng m’ma bhơi voi cao sản V1061 đoọng bhrợ bh’năn k’roọc. Đươi băn par crêê cơnh, c’rọol liêm nhâm, áih mát lâng chr’na bh’năn zập zêng nắc cr’năn k’roọc âng a noo Khoang dưr bấc ting c’moo, zập c’moo k’roọc căn rứah tợơ 3 tước 4 p’nong coon. Bh’nơơn đơơng chô đoọng ha pr’loọng đong a noo cung tợơ đếêc nắc ha dưr dal lấh mơ, zập c’moo bơơn tợơ 100 tước 120 ức đồng. “Xọoc đâu bh’rợ băn k’roọc nắc liêm buôn pa bhlầng, tu a hêê vêy đợ chr’na bh’năn zập zêng. C’rọol bơơn ta bhrợ liêm mâng lấh. Đươi ơy vêy kinh nghiệm băn nắc a cu đấh bơơn lêy pr’lúh, bêl k’roọc crêê pr’lúh nắc pa dứah đấh lấh. Crêê cr’chăl 6 c’xêê nắc tiêm za nươu zêl cha groong tụ huyết trùng lâng bhíh buum boóp tr’ploóc chr’coóp 1 chu. Đươi vêy tợơ k’roọc nâu, đươi  vêy đề án nắc bh’nơơn bh’rợ ha dưr dal lấh, doó lấh k’đháp k’ra cơnh lalăm a hay dzợ”.

       Cung cơnh a noo Hồ Văn Khoang, pr’loọng đong a noo Hồ Văn Khếp ặt đhị chr’val Hồng Thuỷ cr’chăl c’moo đăn đâu,pr’ặt tr’mông tệêm ngăn lấh mơ đươi  vêy băn k’roọc. Đọong tệêm ngăn chr’na bh’năn đoọng ha cr’năn k’roọc lấh 10 p’nong, a noo Khếp chóh pa xoọng 8 sào bhơi voi VA06 cóh bhươn đong. Lấh mơ đoọng k’roọc cha, a noo dzợ pa câl đoọng ha pêê pr’loọng đong đăn đếêc đoọng pa dưr dal bh’nơơn bh’rợ ha pr’loọng đong.  Anoo Hồ Văn Khếp xay moon: Lalăm a hay, đhanuôr đhị A Lưới băn k’roóc la léh, băn p’lóh lơi cơnh đếêc, k’roọc ta luôn váih pr’lúh, chệêt tu ha ul cha. Tợơ bêl vêy Đề án băn k’roọc ting c’lâng n’jứah p’lóh băn cóh clung ha rêê tệêm ngăn, n’jứah băn cóh c’rọol, đhanuôr nắc ơy năl bhrợ c’rọol, hân noo ha ọt k’roọc bơơn zư ngăn a chắc, chr’na bh’năn zập zêng. “Băn k’roọc ting cơnh Đề án vêy bấc rau liêm choom lấh mơ tu a đay bơơn vặ zên, bơơn pa choom cơnh khoa học kỹ thuật đoọng băn crêê cơnh. Đọong vêy zập chr’na bh’năn ha k’roọc, pr’loọng đong cu chóh pa xoọng 8 sào bhơi voi VA06 chóh cóh k’tiếc bôl. Hân noo cha noọng nắc đoọng k’roọc cha bhơi t’mêê, lâng đớc m’bứi đoọng cha đhị hân noo ha ọt. Lấh mơ, a cu dzợ đoọng cha pa xoọng bhoóh lâng đớc n’jăng. Tu cơnh đếêc, cr’năn k’roọc âng cu zập bêl doó ta bhúch chr’na”.

       Pa căn Nguyễn Thị Hải Thuý, Phó Phòng Nông nghiệp lâng Pa dưr pa xớc vel bhươl chr’hoong A Lưới đoọng năl, Đề án băn k’rooch cóh bh’rợ bhrợ n’jứah p’lóh băn cóh clung ha rêê tệêm ngăn, n’jứah băn cóh c’rọol ặt cóh Dự án “Đươi dua rau liêm choom âng khoa học kỹ thuật cóh bh’rợ bhrợ pa dưr cr’năn k’roọc vêy bh’nơơn dal đhị chr’hoong A Lưới” bơơn Sở Khoa học lâng Công nghệ tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế k’đhợơng lêy tợơ c’moo 2013. Đọong Đề án bơơn xay bhrợ vêy đơơng chô bh’nơơn, chr’hoong A Lưới lêy bhrợ, chớih pay apêê đơn vị vêy uy tín đoọng pa câl k’roọc m’ma vêy bh’nơơn, lêy bhrợ pa choom, xăl khoa học kỹ thuật đoọng ha pêê pr’loọng đong ting pấh, zúp zooi đhanuôr zên vặ, bhrợ têng c’rọol bh’năn, m’ma bhơi…. Phòng Nông nghịêp cung ta luôn k’đươi dua cán bộ xiêr tước pr’loọng đong đhanuôr đoọng pa too pa choom đhanuôr tiêm za nươu đương zêl cha groong pr’lúh cr’ay, k’rong đớc chr’na bh’năn tệêm ngăn dinh dưỡng đoọng ha cr’năn k’roọc. Xọoc đâu, cóh vel đong chr’hoong A Lưới, đợ k’roọc bơơn tiêm za nươu tợơ 80-90%. Pa căn Nguyễn Thị Hải Thuý đoọng năl: “Đọong bhrợ têng Đề án nâu nắc ngành nông nghiệp bhrợ têng bh’rợ tập huấn bhrợ c’rọol, cơnh k’rang lêy, xang nắc chóh bhơi bhrợ chr’na bh’năn đoọng ha k’roọc.A zi zúp zooi lứch c’rơ đoọng ha đhanuôr, bele đhanuôr kiêng đươi dua zúp zooi zập rau nắc cán bộ k’đhợơng lêy nông nghiệp tước pr’loọng đong đoọng pa too pa choom. Tu cơnh đếêc, cr’năn k’roọc âng chr’hoong A Lưới ha dưr liêm, đợ k’roọc oom oóch m’bứi bhlầng”.

      Tợơ lấh 5 c’moo bhrợ têng Đề án, chr’hoong A Lưới ơy câl chô 1.000 p’nong k’rọoc m’ma đoọng hapêê pr’loọng đong đha nuôr băn. Zập c’moo, cr’năn k’roọc căn rứah tợơ 200-300 p’nong k’roọc coon. Đhr’năng lalua đoọng lêy, m’ma k’roọc rớơc liêm choom bhlầng lâng pr’đợơ băn đhị A Lưới, cr’năn ha dưr liêm lâng rứah zập zêng, lệê yêm. C’moo đâu, đợ pr’loọng đong zước băn k’roọc ting cơnh Đề án bấc lấh t’ping lâng pazêng c’moo lalăm đếêc. Đhơ cơnh đếêc, chr’hoong A Lưới năl ghít, pazêng pr’loọng đong băn k’roọc nắc vêy ma nuýh pa bhrợ, c’rọol bhrợ têng liêm choom lâng vêy clung chóh bhơi đoọng bhrợ bh’năn k’roọc. T’coóh Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong A Lưới đoọng năl: “Chr’hoong ơy sơ kết lâng xay moon đề án băn k’roọc n’jứah p’lóh băn cóh clung ha rêê tệêm ngăn, n’jứah băn cóh c’rọol xoọc tr’nợơp nắc vêy đơơng chô bh’nơơn dal, liêm choom lâng pr’đợơ băn bhrợ âng đhanuôr cung cơnh k’tiếc k’bunh đhị A Lưới. M’ma k’roóc nắc chr’hoong đơơng chô tợơ apêê tỉnh đăh Bắc đoọng liêm choom lâng đhr’năng pleng k’tiếc cha kệêt âng A Lưới. A zi ơy lêy cha mệêt pa ghít đợ pr’loọng băn, ếêh rau bhrợ t’bấc đoọng g’đéch đhr’năng căh pr’đoọng ha đhanuôr lâng bil zên zúp zooi âng chr’hoong”.

       Tợơ Đề án băn k’roọc ting cơnh c’lâng n’jứah p’lóh băn cóh clung ha rêê tệêm ngăn, n’jứah băn cóh c’rọol, chr’hoong A Lưới pa zay tước c’moo 2026, prang chr’hoong vêy mơ 12.000 p’nong k’roọc m’ma, bhrợ pr’đợơ đoọng ha bh’rợ bhrợ pa dưr chr’nắp lệê k’roóc A Lưới./.

 

Phát triển đàn bò để xây dựng thương hiệu thịt bò A Lưới

PV Kim Thu

        Là địa phương vùng cao với hơn 86% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hớp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và đặc tính sản xuất của người dân. Trong đó, Đề án nuôi bò theo hướng bán thâm canh được triển khai trong nhiều năm qua được xem là mô hình phát huy hiệu quả, giúp đồng bào vùng cao phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đề án này là cơ sở để huyện A Lưới phát triển đàn bò, tiến tới xây dựng thương hiệu thịt bò A Lưới.

        Ở thôn Cần Sâm, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, anh Hồ Văn Khoang nổi tiếng là người “mát tay” trong chăn nuôi bò. Đàn bò 8 con của gia đình anh con nào cũng mập mạp và phát triển tốt. Anh Hồ Văn Khoang chia sẻ: gia đình anh bắt đầu nuôi bò từ năm 2010, nhưng chỉ nuôi nhỏ lẻ một vài con. Năm 2013, khi huyện A Lưới triển khai Đề án nuôi bò theo hướng bán thâm canh, gia đình anh được vay nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với lãi suất ưu đãi để mua 5 con bò giống. Ngoài việc hỗ trợ 70% lãi suất mua bò giống, huyện A Lưới còn hỗ trợ người nuôi bò xây dựng chồng trại, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và cung cấp giống cỏ voi cao sản VA06 để làm thức ăn cho bò. Nhờ chăn nuôi đúng quy trình kỹ thuật, chuồng trại khang trang, thoáng mát và nguồn thức ăn đầy đủ nên đàn bò nhà anh Khoang tăng đều hàng năm, mỗi năm bò mẹ sinh sản từ 3 đến 4 bê con. Nguồn thu nhập của gia đình anh cũng từ đó mà tăng lên đáng kể, mỗi năm từ 100 đến 120 triệu đồng. “Hiện tại việc nuôi bò rất thuận lợi vì mình chủ động được nguồn thức ăn. Chuồng trại cũng được làm lại kín hơn, sạch hơn. Vì có kinh nghiệm nên mình phát hiện bệnh nhanh, khi đàn bò mắc bệnh là chữa trị ngay. Đúng chu kỳ 6 tháng 1 lần là mình tiêm phòng tụ huyết trùng và lỡ mồm long móng cho bò. Cùng nhờ con bò, nhờ đề án mà tăng thu nhập, chứ trước đây cuộc sống vất vả lắm”.

       Cũng như anh Hồ Văn Khoang, gia đình anh Hồ Văn Khếp ở xã Hồng Thủy mấy năm gần đây cuộc sống ổn định hơn nhờ chăn nuôi bò. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò hơn 10 con, anh Khếp trồng thêm 8 sào cỏ voi VA06 trong vườn nhà. Ngoài cho bò ăn, anh còn bán cho các hộ lân cận để tăng thu nhập cho gia đình. Anh Hồ Văn Khếp chia sẻ: Trước đây, bà con nông dân ở A Lưới nuôi bò nhỏ lẻ, thả rông, bò thường bị dịch bệnh, chết vì đói, vì lạnh. Từ khi có Đề án nuôi bò theo hướng thâm canh, bà con đã biết làm chuồng trại, mùa đông bò được giữ ấm, thức ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. “Nuôi bò theo Đề án có nhiều cái lợi hơn vì mình được vay vốn, được tập huấn khoa học kỹ thuật để áp dụng vào chăn nuôi. Để chủ động được nguồn thức ăn cho đàn bò, gia đình tôi trồng thêm 8 sào cỏ voi VA06 trồng trên đất đồi. Mùa hè thì mình cho bò ăn cỏ tươi, rồi ủ một phần để dành cho mùa đông. Ngoài ra, tôi cho bò ăn thêm chuối và ủ rơm để dành nữa. Vì vậy, đàn bò của mình không khi nào thiếu thức ăn”.

        Bà Nguyễn Thị Hải Thúy, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới cho biết, Đề án chăn nuôi bò bán thâm canh nằm trong Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng mô hình phát triển đàn bò có chất lượng tại huyện A Lưới” được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện từ năm 2013. Để Đề án được triển khai hiệu quả, huyện A Lưới tiến hành khảo sát, chọn các đơn vị có uy tín để nhập bò giống có chất lượng, tiến hành tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ tham gia, hỗ trợ bà con nguồn vốn, xây dựng chuồng trại, giống cỏ…Phòng Nông nghiệp cũng thường xuyên cử cán bộ về tận hộ, hướng dẫn bà con tiêm phòng dịch bệnh, dự trữ thức ăn đảm bảo dinh dưỡng cho đàn bò. Hiện, trên địa bàn huyện A Lưới, tỷ lệ bò được tiêm phòng đạt từ 80 đến 90%. Bà Nguyễn Thị Hải Thúy cho hay: “Để thực hiện Đề án này thì ngành Nông nghiệp tổ chức tập huấn về làm chuồng, cách chăm sóc, nuôi dưỡng bò, rồi trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Chúng tôi hết sức hỗ trợ cho bà con, khi bà con cần hỗ trợ về một vấn đề gì thì cán bộ phụ trách nông nghiệp đến tận hộ hướng dẫn tận tình. Vì vậy, đàn bò của huyện A Lưới phát triển rất tốt, tỷ lệ bò gầy, ốm chết rất ít”.

Sau hơn 5 năm thực hiện Đề án, huyện A Lưới đã nhập về hơn 1.000 con bò giống cung ứng cho các hộ dân. Mỗi năm, đàn bò mẹ sinh sản thêm từ 200 đến 300 bò con. Thực tế cho thấy, giống bò vàng rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở A Lưới, đàn bò phát triển tốt và sinh sản đều, thịt bò ngon. Năm nay, số lượng hộ dân đăng ký nuôi bò theo Đề án tăng hơn nhiều so với những năm trước. Tuy nhiên, huyện A Lưới xác định, những hộ nuôi bò phải có nhân công lao động, chuồng trại xây dựng đạt chuẩn và có đồng cỏ để làm thức ăn cho bò. Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: “Huyện đã sơ kết và đánh giá đề án nuôi bò bán thâm canh  bước đầu rất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện canh tác của bà con cũng như đất đai ở A Lưới. Giống bò thì huyện nhập từ các tỉnh phía Bắc để phù hợp với điều kiện thời tiết lạnh của A Lưới. Chúng tôi khảo sát rất kỹ để chọn hộ nuôi, chứ không làm tràn lan để tránh rủi ro cho bà con và mất tiền hỗ trợ của huyện”.

Từ Đề án nuôi bò theo hướng bán thâm canh, huyện A Lưới phấn đấu đến năm 2026, toàn huyện có khoảng 12.000 con bò giống, đặt nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thịt bò A Lưới./.

 

         

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC