Pa dưr cr’van đhị đhăm k’tiếc k’đháp
Thứ hai, 00:00, 28/08/2017

 

      Tơợ tỉnh Hòa Bình lướt moọt tước đhăm k’tiếc da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bhrợ cha bêl dzợ pa bhlâng p’niên, đươi vêy zay bhrợ têng, a noo Quách Văn Trung, 35 c’moo, ma nứih Mường ặt cóh vel Kê, chr’val c’noong k’tiếc Hồng vân, chr’hoong A Lưới âi dưr bhrợ pa dưr cr’van tơợ bơr tr’pang têy k’goóh. Cắh muy pa dưr tr’mông tr’mêếh pr’loọng đong nhâm mâng, a noo dzợ lứch loom pa choom đoọng ha bấc pr’loọng đong cóh vel ng’cơnh bhrợ cha, dưr z’lấh đha rựt nhâm mâng.

    Tước vel Kê, chr’val c’noong k’tiếc Hồng Vân, chr’hoong da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế t’moóh tước díc điêl a noó Quách văn Trung lâng a moó Hồ Thị Him zấp ngai công đớc râu chắp hơnh tu râu zay t’bách cóh bh’rợ bhrợ cha pa dưr tr’mông tr’mêếh pr’loọng đong.

     C’moo 2005, đha dhdâm p’niên ma nứih Mường Quách văn Trung đhấc tơợ vel đong Hòa Bình moọt ooy miền Trung bhrợ cha. A noo zước pa bhrợ cóh muy công ty cơ khí, zên lương cắh mơ đợ vêy.  Pr’đoọng tước a noo bơơn lum muy cha nắc  pr’zớc xay trúih ooy đhăm k’tiếc A Lưới lâng a noo t’bhlâng lướt t’bơơn năl đhăm k’tiếc t’mêê n’nâu. A Lưới, muy chr’hoong da ding ca coong đha rựt k’đháp âng tỉnh Thừa Thiên Huế âi k’đhơợng dzung a noo tu muy cha nắc pân đil Pa Cô liêm li mơơr. C’moo 2006, a noo pay k’điêl lâng t’bhlâng tơợp bhrợ cha đhị đhăm k’tiếc bấc bha đưn da ding n’nâu. A noo Quách Văn Trung moon, bêl đấc ooy đâu, đoọng bhrợ muy bh’rợ crêê tước cơ khí pa bhlâng k’đháp, tu đha nuôr cóh đâu cắh âi vêy râu choom crêê tước bh’rợ n’nâu. Díc điêl a noo nắc bhrợ bhươn a tông băn a óc. N’dhơ cơnh đêếc, cơnh lâng pr’đơợ muy chr’val c’noong k’tiếc cơnh Hồng Vân n’nâu đoọng bhrợ muy bhươn a tông b’băn công cắh vêy bh’rợ âng buôn: “Bêl tr’nơợp, díc điêl công k’rang bhlâng. Cóh đâu vêy râu k’đháp nắc bêl a đay băn choom n’đhang pa câl k’đháp. Pa câl cóh thị trấn nắc ting zên thị trường, n’đhang xiêr ooy đâu nắc âl đệ lấh. bêl a hay cóh đâu công bấc ngai băn a óc, tu cơnh đêếc bấc ngai cắh tộ băn dzợ. Cơnh lâng díc điêl zi nắc xay moon bh’rợ b’băn vêy bêl buôn bêl cắh.”

     Cơnh lâng loom t’bhlâng bhrơợng, c’moo 2007 díc điêl a noo nắc vặ zên ngân hàng nông nghiệp chr’hoong 30 ức đồng k’rong câl 7 p’nong a óc đoọng tơợp bhrợ cha. Cắh bơơn pa choom liêm ghít n’đắh băn rơơi, díc điêl a noo Quách Văn Trung nắc ma chơớc pa choom zấp đhị, cóh sách báo, internet đoọng ha dưr dal z’hai băn. ặt pa chắp âi ặ năl cơnh băn zư n’đhang bêl tr’nơợp a óc căn rứah, díc điêl a noo cắh năl cơnh bhrợ têng. Kinh nghiệm cắh âi vêy, c’năl cắh âi zấp, díc điêl a noo  ta lơi bấc chu. A noo Trung moon, a đay c’lâm đhị ooy nắc dưr dzoọng đhị đêếc. Dáp tước nâu câi, díc điêl a noo âi ặt brhợ băn zư a óc k’noọ 10 c’moo lâng âi bơơn k’rong đớc đợ z’hai zư x’mir lêy a óc ng’cơnh đoọng pa xiêr râu bil bal. Ting a noo Trung, cóh b’băn chr’nắp bhlâng nắc bh’rợ chơớih pay m’ma lâng zư xmir lêy: “Râu muy chơớih pay a óc căn hoọng tíh, luônh doó u đhung, đút liêm mong. Pa bhlâng nắc chr’coóp âng a óc doó u đơợ lứch tr’pang. Chr’nắp bhlâng nắc đoọng ting conh tr’nơợp. ha dang vêy muy p’nong m’ma liêm, âi ặ u bhặ, n’đhang cắh vêy acoon n’đoo công mr’cơnh. Choom rúh n’nâu váih u bhặ, n’đhang rúh t’tun nắc pặt luôn. Kiêng a óc căn bhặ bấc nắc choom zư x’mỉ rlêy liêm, cha ộm crêê, tiêm phòng zấp. moon pa zum nắc k’dhdơợng nhâm c’rơ âng a căn a óc bêl k’noọ pa ting conh. Xang muy cr’chăl zấp c’rơ nắc vêy choom u bhặ cớ.”

     Cơnh lâng c’lâng bh’rợ pay đệ băn đanh, k’rong tr’xin đợ pr’đợơ lâng c’năl bhrợ t’bhứah bhươn a tông, tước nâu câi cr’năn a óc âng díc điêl a noo xoọc vêy 160 p’nong a óc lêệ, 26 p’nong a óc căn lâng p’xoọng 10 p’nong c’roóc. Lấh n’nắc, díc điêl a noo dzợ pếch a bóc băn a xiu cơnh lâng đhăm bhứah k’noọ 1 hécta, bhrợ p’xoọng 10 hecta keo. Xang bêl pay lơi đợ zên đươi dua, zấp c’moo díc điêl a noo bơơn pa chô tơợ 300-350 ức đồng. Đươi vêy râu pa chô yêm têêm z’zăng bấc, pr’loọng đong a noo công âi chroót lứch zên ngân hàng, bơơn chóh bhrợ đong ga mắc liêm lâng câl đươi zấp râu ha pr’loọng đong.

     Cắh muy p’zay bhrợ pa dưr tr’mông tr’mêếh pr’loọng đong, a noo dzợ p’zay ting pấh apêê bh’rợ âng vel đong. A noo buôn trúih xay đoọng ng’cơnh bhrợ cha ha pêê n’lơơng cóh chr’val. Muy cóh bấc ngai bơơn díc điêl a noo Quách Văn Trung pa choom đoọng, a noo Hồ Văn Hoàng, ma nứih pa Cô, vel Kê, chr’val Hồng Vân xay moon: “Díc điêl a noo Trung lâng a moó Him cắh muy choom bhrợ cha, nắc ặt ma mông lâng đha nuôr cóh đâu công pa bhlâng liêm. Kiêng băn a óc nắc t’moóh tước a nhi, kiêng băn a tứch a đha công tước t’moóh đhị a nhi đoo. Đươi cơnh đêếc nắc pr’ặt tr’mông zi veye coon ta clơ. A cu t’bhlâng p’zay bhrợ cha cơnh a noo Trung.”

A noo Quách văn Trung muy cha nắc tr’haanh ooy đha đhâm c’mâr acoon cóh da ding ca coong liêm choom n’đắh c’lâng pr’chắp, pân pa chắp pân bhrợ, pa dưr tr’mông tr’mêếh vel đong, chroi đoọng bhrợ pa dưr vel đong ting t’ngay ting ca bhố ngăn./.

 

Làm giàu trên vùng đất khó

( A lăng Lợi)

     Từ tỉnh Hòa Bình bôn ba vào tận vùng núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế lập nghiệp khi còn rất trẻ, nhờ cần cù, chịu khó, anh Quách Văn Trung, 35 tuổi, dân tộc Mường ở thôn Kê, xã biên giới Hồng Vân, huyện A Lưới đã vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình vững vàng, anh còn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nhiều hộ trong thôn cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

     Đến Thôn Kê, xã biên giới Hồng Vân, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi đến vợ chồng anh Quách Văn Trung và chị Hồ Thị Him ai cũng dành sự quý mến và khâm phục vì  sự cần cù, chịu khó trong phát triển kinh tế gia đình.

    Năm 2005, chàng trai trẻ dân tộc Mường Quách Văn Trung rời quê hương Hòa Bình vào miền Trung lập nghiệp. Anh xin vào làm việc trong một công ty cơ khí, tiền lương không được bao nhiêu. Cơ duyên đến với anh khi gặp được một người bạn giới thiệu về vùng đất A Lưới và anh quyết tâm đi tìm hiểu vùng đất mới này. A Lưới, một huyện miền núi nghèo khó của tỉnh Thừa Thiên Huế đã giữ chân anh lại bởi một cô gái Pa Cô xinh đẹp. Năm 2006, anh lấy vợ và quyết tâm khởi nghiệp trên mảnh đất đồi núi này. Anh Quách Văn Trung tâm sự, khi lên đây, để mở một nghề liên quan đến cơ khí rất khó, bởi bà con nơi đây chưa có hoạt động gì liên quan đến lĩnh vực này. Hai vợ chồng anh quyết định mở trang trại nuôi heo. Tuy nhiên, với đặc thù một xã biên giới như Hồng Vân này để làm một trang trai chăn nuôi cũng không phải chuyện dễ:  “Mới đầu hai vợ chồng cũng lo lắng lắm. Ở đây có cái khó là khi mình nuôi được rồi khi mình xuất bán gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là giá heo trên thị trấn theo giá cả thị trường nhưng xuống đây họ mua rẻ hơn rất nhiều. Trước đây, ở đây cũng nhiều người nuôi heo, chính vì thế mà họ không còn mặn mà nữa. Nhưng đối với gia đình thì xác định nghề chăn nuôi có lúc thuận lúc không.”

     Với bản tính mạnh mẽ và ý chí quyết tâm, năm 2007 vợ chồng anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng nông nghiệp huyện 30 triệu đầu tư mua 7 con heo thịt để khởi nghiệp. Không được đào tạo bài bản về kỹ thuật chăn nuôi heo, vợ chồng anh  Quách Văn Trung phải đi học hỏi trực tiếp tại các trang trại trong và ngoài huyện, học tập qua sách báo, internet và người quen để nâng cao tay nghề. Cứ nghĩ đã biết kỹ thuật nhưng khi lần đầu heo mẹ sinh con, vợ chồng anh rất bối rối và loay hoay với các tình huống thực tế. Kinh nghiệm chưa có, kiến thức chưa đầy đủ, vợ chồng anh thất bại nhiều lần. Anh Trung chia sẻ, mình vấp chỗ nào thì vực dậy khắc phục ngay chỗ đó. Tính đến nay, vợ chồng anh gắn bó với công việc chăm sóc heo đã gần chục năm và đã tích lũy được kỹ năng chăm sóc heo thế nào để hạn chế thiệt hại. Theo anh Trung, trong chăn nuôi quan trọng nhất là khâu chọn giống và chăm sóc: “Thứ nhất phải chọn heo nái lưng phải thẳng, bụng không võng, mông má tốt. Đặc biệt là móng của heo không được đi cả bàn. Quan trọng nhất là phối một con giống lúc bước đầu tiên.  Nếu có một con giống đẹp rồi, mình phối đậu rồi, nhưng không phải con nào cũng giống con nào. Có thể lứa này sinh được lứa đầu nhưng không có nghĩa là lứa sau cũng sinh được nếu không chăm sóc tốt có khi là tịt luôn. Muốn heo nái sinh đẻ tốt thì cần chăm sóc tốt, ăn uống tốt, tiêm phòng  đầy đủ. Nói chung đảm bảo sức khỏe con mẹ sau khi tách con ra. Sau một thời gian khi con mẹ có đủ sức khỏe mình mới phối lại.”

     Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tích lũy dần để có vốn và kinh nghiệm mở rộng phát triển trang trại, đến nay đàn heo của vợ chồng anh hiện có 160 con heo thịt, 26 con heo nái và nuôi thêm 10 con bò.  Ngoài ra vợ chồng anh còn đào thêm ao cá với diện tích mặt nước gần hécta, làm thêm 10 hecta rừng keo. Sau khi trừ hết chi phí, thu nhập bình quân từ chăn nuôi heo, bò, cá và keo của vợ chồng anh từ 300 -350 triệu đồng/năm. Nhờ có nguồn thu nhập ổn định gia đình anh cũng đã trả hết nợ, xây dựng được ngôi nhà khang trang và mua sắm đầy đủ các tiện nghi cho gia đình.

     Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình anh còn rất năng nỗ, nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể ở địa phương. Anh luôn cởi mở và sẵn sàng chia sẻ cách làm ăn với những hộ nông dân khác trong xã. Một trong những người được vợ chồng anh Quách Văn Trung hướng dẫn, giúp đỡ phát triển kinh tế gia đình, anh Hồ Văn Hoàng, dân tộc Pa Cô, thôn Kê, xã Hồng Vân bộc bạch: “Vợ chồng anh Trung và chị Him không những làm kinh tế giỏi mà sống với bà con ở đây rất tốt. Muốn nuôi heo đến hỏi anh chị, muốn nuôi heo, gà, vịt cũng đến anh chị hỏi cách nuôi và chăm sóc. Nhờ thế mà cuộc sống gia đình tôi có phần nào cải thiện. Tôi sẽ cố gắng phấn đấu làm kinh tế như anh Trung.”

    Anh Quách Văn Trung một điển hình về thanh niên dân tộc miền núi tiến bộ trong tư duy, mạnh dạn bứt phá trong phát triển kinh tế, góp sức xây dựng gia đình,  thôn bản ngày càng no ấm./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC