Pa dưr tr’mung tr’méh cóh đhăm k’tiếc lơi a bhuy
Thứ tư, 00:00, 10/05/2017

             Lalăm a hay, ma nuýh Cơ Tu đhị chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam nắc muy chóh đong lâng pa bhrợ đhị zr’lụ k’tiếc bôl da ding. Ha dợ zr’lụ k’tiếc clung truíh k’ruung Pho, n’đhơ k’tiếc liêm ha dợ đhanuôr cắh ngai bhrợ têng. Tu cơnh đhanuôr moon, nâu đoo nắc zr’lụ k’tiếc ma mốp, bêl chiến tranh a hay apêê chệêt lâng crêê ta lơi a chắc cóh đâu bấc ơl, đhị đâu đui cơnh zr’lụ ping xal la ngúa la bam. Đhơ cơnh đếêc, a noo A Lăng Luân nắc moon, nâu đoo nắc zr’lụ k’tiếc liêm choom đoọng chóh bhrợ chr’nóh chr’bệêt, pa dưr pr’ặt tr’mông. Đươi tợơ đếêc, pr’loọng đong a noo nâu kêi nắc ơy vêy muy pr’ặt tr’mông tệêm ngăn cóh zr’lụ k’tiếc “a bhuy” nâu.

 

        Tước chr’val Sông Kôn, t’moóh a noo A Lăng Luân đhị vel Bút Nga, zập ngai đhị đâu zêng cung năl. Tu đươi vêy a noo nắc đhanuôr cóh vel Bút Nga doó chếêc k’pân râu rị bêl ặt mamông đhị zr’lụ k’tiếc truíh k’ruung Pho.

        Pa zay z’lấh k’đháp đha rựt, a noo Luân xay lâng ma nuýh đong nắc chóh đong ặt lâng prướh bhrợ k’tiếc đắh tốh k’ruung Phong đoọng cha chóh  ba bệêt lâng băn bh’năn. Xợơng cơnh đếêc, ma nuýh đong cắh đoọng, tu apêê moon, bêl a hay đhị đâu chiến tranh bhrợ bấc ơl ma nuýh chệêt bil, nắc đoo đhăm k’tiếc mốp vêy bấc a bhuy, cắh choom bhrợ têng cha, buôn váih ca ay jéh. Zr’lụ nâu nắc đăn lâng vel Bút Tưa, đhị bêl a hay pazêng apêê cóh vel dưr xó mứt tu apêê moon,a bhuy coóp lứch ma nuýh cóh vel. N’đhơ cơnh đếêc, lâng râu pr’chắp mâng loom, nắc a đoo prướh bhrợ, chóh pớ ặt. Xọoc tr’nợơp, a noo chóh bhơi ra véh đoọng vêy râu cha, pr’dzăm, lêy vêy âng chô bh’nơơn, a noo ta bhứah đhăm bhrợ đoọng chóh a bhoo, chóh ha roo lâng chóh keo. Muy c’moo bhrợ têng đhị zr’lụ k’tiếc t’mêê, díc điêl a noo Luân nắc ơy vêy âng chô bh’nơơn z’zăng, vêy zên câl bơr p’nong k’roọc m’ma chô băn. Pazêng c’moo t’tun đếêc, bhiệc băn bh’năn liêm choom, cr’năn k’roọc âng a noo nắc cung ting bấc chợơ r’dợ 8-10 p’nong. Lâng c’lâng bh’rợ pay ếp băn đanh, k’rong k’tom đoọng vêy zên bhrợ têng cha. C’moo 2001, a noo A Lăng Luân chóh bhrợ đong ắt liêm mâng chr’nắp lấh 200 ức đồng, vặ pa xoọng 30 ức đồng tợơ Ngân hàng chính sách chr’hoong Đông Giang k’rong chóh bhrợ keo. Tước nâu kêi, pr’loọng đong a noo Luân nắc ơy vêy cóh têy lấh 10ha keo tước c’moo pa câl, k’nặ 3ha quế, sao đen lâng bấc k’tiếc lơơng đoọng ha đhanuôr chóh bhrợ đong ặt lâng vặ bhrợ têng cha. Zập c’moo, pr’loọng đong a noo Luân vêy âng chô bh’nơơn k’ha riêng ức đồng. Đươi vêy bh’nơơn bh’rợ tệêm ngăn, pr’loọng đong a noo cung ơy chroót lứch zên nợ lâng câl săm zập râu cóh đong đác. A noo A Lăng Luân đoọng năl, lalăm a hay đươi vêy pa zay bhrợ têng cha cóh k’tiếc apêê moon zêng  a bhuy nâu, nâu kêi nắc vêy k’tiếc đoọng bhrợ têng cha, vêy zên k’rang đoọng ha pêê ca coon cha học đại học.

        “Lalăm a hay, đhơ đhơ ngai cung ắt cóh bôl dal, cắh ngai pân ặt cóh clung, k’tiếc liêm. Apêê moon đhị đâu zêng a bhuy, ng’ặt nắc buôn ca ay ca naanh, căh choom bhrợ têng cha. Ha dợ a cu pa chặp xợơng, đhị đâu k’tiếc liêm buôn, chóh bệêt liêm, điện ang vêy, câl xe lướt ra véch liêm buôn lấh. Đhị đâu cắh ngai bhrợ nắc a cu bhrợ têng lalăm. Xang đếêc, cu cắh dzợ bhrợ ha rêê, muy chóh keo hớơ ạ, tu bh’nơơn keo dal lấh. Acu pa zay bhrợ têng, pa dưr pr’ặt tr’mông, tr’thi lâng apêê đoọng z’lấh đha rựt đanh mâng.”

        Cắh muy pa ghít bhrợ pa dưr tr’mung tr’méh pr’loọng đong, a noo Luân nắc dzợ pa zay, lứch loom ting pấh apêê bh’rợ đoàn thể đhị vel đong. Đấh loon cher đoọng k’ra bhầu mét vuông k’tiếc đong đay đoọng bhrợ têng c’lâng vel bhươl t’mêê, chóh bhrợ trường học. A noo A lăng Tranh, ắt đhị vel Bút Tưa, chr’val Sông Kôn, ma nuýh bơơn a noo Luân đoọng k’tiếc lâng zooi đoọng bha nên đong ặt đoọng năl:

        “A noo Luân đoọng cu đhăm k’tiếc đoọng chóh bhrợ đong ặt lâng zooi m’ma chóh. Prang zr’lụ azi xoọc ặt mamông nâu nắc zêng k’tiếc âng a noo Luân đoọng. Đhơ đhơ ngai cung hâng a đoo, doó chếêc tr’vay tr’lin lâng pân lơơng, ặt tớt ta níh, đoàn kết lâng pân lơơng.”

        T’coóh A Lăng Út, Chủ tịch Hội Nông dân chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang đoọng năl, a noo Luân nắc ma nuýh vêy loom pa zay z’lấh k’đháp đha rựt, pa dưr pr’ặt tr’mông. Tợơ tr’pang têy ga goóh, a noo nắc pa zay pa dưr pặt tr’mông đhị đhăm k’tiếc âng vel đong. Bêl ơy vêy bh’nơơn z’zăng nắc anoo đấh zúp zooi, xay moon cơnh bhrợ têng cha đoọng ha pêê đhanuôr lơơng lâng zập ngai cung chắp nhêr a đoo.

        “Acu lêy a noo Luân nắc gương điển hình bhlầng cóh đâu. Mị a nhi díc điêl vêy c’lâng bhrợ têng cha. Choom bhrợ pa dưr đhăm k’tiếc cắh ngai pân bhrợ têng cha váih nắc muy vel ha dưr cơnh t’ngay đâu. Mị a nhi díc điêl tự prướh bhrợ, chóh bệêt lâng băn bh’năn xang nắc vêy zêl câl săm pr’đươi cóh đong. Lấh mơ, dzợ ting pấh apêê bh’rợ đhị vel đong, chroi k’rong, cher đoọng bấc đhăm k’tiếc đoọng bhrợ têng vel bhươl t’mêê, zúp zooi đhanuôr. Bấc đhanuôr ting pa choom  bhrợ tợơ a đoo.”

        Lâng pazêng bh’nơơn ơy bơơn, a moo A Lăng Luân bơơn Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam cher đoọng bằng khen “Ơy vêy bh’nơơn liêm choom cóh bh’rợ chắp kiêng k’tiếc k’ruung 2010-2015”, giấy khen “Đhanuôr bhrợ têng cha choom” âng zập cấp cóh bấc c’moo. Nâu đoo nắc pr’đợơ đoọng a noo Luân pa zay lấh mơ dzợ cóh ha y chroo./.

Phát triển kinh tế trên vùng đất “ma”

                                                               (Vơ nich Oang)

 

          Trước đây, người Cơ Tu ở xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam chỉ dựng nhà và canh tác chủ yếu ở vùng đất đồi. Còn vùng đất nà ven sông Pho, mặc dù phù sa rộng lớn nhưng bà con không ai đụng đến. Bởi bà con cho rằng, đó là vùng đất xấu, chiến tranh xưa tàn phá khốc liệt, nhiều người đã bỏ mạng nơi đây, nó như nghĩa địa hoang vắng. Tuy nhiên, anh A Lăng Luân lại cho rằng đó là vùng đất màu mỡ để khai hoang trồng trọt, phá triển kinh tế. Tại vùng đất mọi người cho là xấu, anh Luân cùng vợ phát dọn, cày cuốc để trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ vậy, gia đình anh nay có một cơ ngơi ổn định tại vùng đất “ma” này.

          Đến xã Sông Kôn hỏi anh A Lăng Luân ở thôn Bút Nga, mọi người ở đây ai cũng biết. Bởi nhờ anh mà bà con Cơ Tu trong làng Bút Nga không còn cảm giác sợ sệt khi sống và canh tác ở vùng đất ngày xưa bị chiến tranh tàn phá.

          Quyết tâm thoát cảnh đói nghèo, anh Luân bàn với gia đình sẽ dựng nhà ở và khai hoang vùng đất phía bên kia sông Pho để trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, gia đình anh can ngăn, bởi họ cho rằng, ngày xưa nơi đây chiến tranh gây nhiều sự chết chóc, là vùng đất xấu có nhiều ma, làm ăn không ra. Và đây cũng là vùng sát với thôn Bút Tưa nơi mà người dân từng bỏ làng đi vì cho rằng ma xấu cướp đi sinh mạng của dân làng. Mặc dù vậy, với bản tính mạnh mẽ, anh quyết định khai hoang, dựng nhà ở tạm bợ, đơn sơ. Ban đầu, anh trồng hoa màu để phục vụ gia đình, thấy hiệu quả cao anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng bắp, trồng lúa và trồng keo. Trong một năm canh tác ở vùng đất mới, vợ chồng anh Luân đã có thu nhập, có tiền mua một cặp bò về nuôi. Những năm tiếp theo, việc chăn nuôi thuận lợi, đàn bò của anh cũng tăng dần 8-10 con. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tích luỹ dần để có vốn và kinh nghiệm phát triển. Năm 2001, anh A Lăng Luân xây nhà ở kiên cố trị giá hơn 200 triệu, vay thêm 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đông Giang đầu tư trồng keo. Đến nay, gia đình anh Luân đã có trong tay hơn 10ha keo đến tuổi khai thác, gần 3ha quế, sao đen và nhiều miếng đất khác cho bà con dựng nhà ở, mượn canh tác. Hàng năm, gia đình anh Luân có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ kinh tế rừng. Nhờ có nguồn thu nhập ổn định, gia đình anh cũng đã trả hết nợ và mua sắm đầy đủ các tiện nghi cho gia đình. Anh A Lăng Luân cho biết, ngày xưa nhờ có quyết tâm khai hoang vùng đất “ma” này, giờ mới có đất để phát triển kinh tế, mới lo đựơc các con học đại học.

         “ Trước đây, ai cũng ở trên đồi cao, không ai dám ở vùng đất thấp này. Họ bảo ở đây toàn ma, ở sẽ bị đau ôm, làm ăn không ra. Nhưng tôi nghĩ, ở dưới này đất đai bằng phẳng, màu mỡ, trồng trọt dễ hơn, điện đóm có, mua xe đi lại tiện hơn. Ở đây không ai chịu làm ruộng, tôi làm trước. Sau đó tôi không làm nương rẫy nữa, chuyển hẳn trồng keo, vì hiệu quả cao hơn. Tôi cố gắng làm, phát triển kinh tế, thi đua với họ để thoát nghèo bền vững.”

          Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh Luân còn năng nổ, nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể ở địa phương. Sẵn sàng hiến cả nghìn mét vuông đất canh tác để làm đường nông thôn mới, xây trường học. Ngoài ra, anh còn giúp nhiều bà con Cơ Tu ở đây về cây giống, vốn làm ăn. Anh A Lăng Tranh, ở thôn Bút Nga, xã Sông Kôn người được anh Luân cho đất và hỗ trợ tiền xây nền nhà cho biết:

           “Anh Luân cho nhà tôi miếng đất làm nhà và hỗ trợ cây giống. Cả khu vực chúng tôi đang sống đây, toàn đất của anh Luân cho hết. Ai cũng mến, bởi anh sống chan hoa, đoàn kết, không làm mất lòng ai.”

           Ông Alăng Út, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Kôn, huyện Đông Giang cho biết, anh Luân là người có ý chí vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế. Từ hai bàn tay trắng, anh quyết tâm phát triển kinh tế tại mảnh đất quê hương. Khi đạt được thành quả, anh cũng giúp đỡ, luôn cởi mở và sẵn sàng chia sẻ cách làm ăn với những hộ nông dân khác trong vùng, được mọi người quý mến.

           “Tôi thấy anh Luân là gương điển hình nhất ở đây. Hai vợ chồng có kế hoạch trong phát triển kinh tế. Biến vùng đất không ai dám ở thành ngôi làng phát triển như ngày hôm nay. Hai vợ chồng tự khai hoang, trồng trọt chăn nuôi rồi có tiền mua sắm trong nhà đầy đủ. Ngoài ra, còn tham gia tốt các phong trào ở địa phương, đóng góp, hiến rất nhiều đất để làm đường nông thôn mới, hỗ trợ bà con. Nhiều bà con học làm theo cách sản xuất của vợ chồng anh.”

            Với những thành quả đạt được, anh Alăng Luân được Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào yêu nước 2010-2015”, giấy khen “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” của các cấp trong nhiều năm liền. Đây sẽ là động lực để anh Luân tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong tương lai, giúp đỡ bà con cải thiện cuộc sống./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC