Pa têết đh’rứah cóh bh’rợ b’băn – c’lâng lướt t’mêê âng đhanuôr bhrợ ha rêê đhuốch Quảng Nam
Thứ sáu, 00:00, 14/09/2018
Cóh cr’chăl đăn đâu, tỉnh Quảng Nam bhrợ têng bấc bh’rợ pa têết đh’rứah cóh bh’rợ b’băn. Pazêng pr’loọng đong b’băn đh’rứah bhrợ têng, câl đươi bh’nơơn bh’rợ. Nâu đoo nắc c’lâng lướt t’mêê zúp zooi đhanuôr pa dưr dal đợ rau chr’nắp âng bh’nơơn bh’rợ nhâm mâng.

 

Cr’noon Hoà Bình, chr’val Tam Thái, chr’hoong Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam nắc muy cóh pazêng vel đong pa dưr kinh tế b’băn liêm choom pa bhlâng. Xoọc đâu, cr’noon Hoà Bình bhrợ têng muy c’bhúh pa têết bhrợ đh’rứah cóh bh’rợ b’băn lâng 32 pr’loọng đong ting bhrợ têng, đợ zên bơơn pay pa chô cóh zập c’moo công z’zăng nhâm mâng. T’coóh Lê Trung Khoảng nắc manuyh cóh c’bhúh n’nâu xay moon: Bêl căh ơy ting bhrợ têng cóh c’bhúh n’nâu, t’coóh Khoảng lum bấc rau zr’nắh k’đháp, pa bhlâng a tứch buôn crêê pr’lúh. Xang bêl bơơn mót ooy c’bhúh apêê pr’loọng đong đh’rứah bhrợ têng, tr’zúp tr’zooi cóh bhrợ têng, zúp zooi cóh bh’rợ ký hợp đồng câl bh’năn, z’nươu thú y lâng đoọng m’ma, ting n’nắc nắc bhrợ pa têết pa câl bh’nơơn bh’rợ. Tu cơnh đêếc, bh’rợ b’băn liêm choom pa bhlâng. Xoọc đâu, c’bhúh bhrợ têng đh’rứah âng cr’noon nắc ơy pa têết lâng apêê chêếc câl cóh muy bơr vel đong đoọng pa câl bh’nơơn bh’rợ, tu cơnh đêếc pr’loọng đong t’coóh Lê Trung Khoảng doọ k’rang ooy zr’lụ pa câl: “Cr’noọ âng c’bhúh nắc pa têết đh’rứah tr’zúp tr’zooi đh’rứah, tr’nơớp nắc ooy kỹ thuật lâng xay moon ooy thị trường, chr’nắp đoọng zập ngai cóh c’bhúh n’năl đoọng apêê đoo tước câl nắc doọ k’đị ooy chr’nắp. Ooy bh’năn nắc pazêng pr’loọng đong b’băn đoỌng cha n’cam hân đoo liêm choom lấh, zên câl doọ lấh bấc, chô đơơng rau liêm choom bấc lấh mơ nắc xay moon đh’rứah đoọng n’năl cơnh đươi dua liêm choom cóh bh’rợ b’băn bấc lấh mơ”.

Tơợ bh’rợ b’băn la léh ma muúch, vêy đợ rau zúp zooi âng chính quyền thành phố Tam Kỳ, tước nâu cơy Hợp tác xã băn a tứch p’lóh cóh bhươn Mười Tín đhị chr’val Tam Thăng, nắc dưr váih zr’lụ đoọng a tứch sạch ha prang thành phố. Hợp tác xã n’nâu lâng 10 pr’loọng đong ting bhrợ têng lâng đợ bấc âng zr’lụ băn nắc 10 hecta, băn k’dâng 40 r’bhâu a tứch. T’coóh Bùi Việt Tín, Giám đốc Hợp tác xã băn a tứch Mười Tín xay moon, manuýh băn bha lâng nắc đợ apêê xã viên âng hợp tác xã, vêy pr’đơợ tr’zúp zooi, nắc vêy ta pa choom cóh bh’rợ pa bhrợ nhâm mâng lâng nắc vêy ta zúp zooi cóh bh’rợ pa câl. Xoọc đâu, siêu thị Co.op Mart Tam Kỳ ơy ký hợp đồng pay câl a tứch âng Hợp tác xã. Chr’nắp âng lêệ a tứch bấc lấh mơ lâng thị trường, nắc dzợ vêy ta đươi dua bấc, đợ zên bơơn pay pa chô âng manuýh b’băn công bấc: “Ng’moon zazum nắc thu nhập âng đhanuôr nhâm mâng. Moon zazum đhi noo cóh Hợp tác xã tước nâu cơy manuýh băn a tứch nắc pa liêm pa crêê pr’ắt tr’mông liêm choom bhlâng. Cơnh acu n’nâu t’coóh đhur, băn a tứch nắc zập c’moo công bơơn pay pa chô mơ bơr pêê ha riêng, nắc lêy công choom bhlâng. T’piing lâng pa bhrợ bh’rợ n’lơơng nắc acu lêy công doọ lấh zr’nắh k’đháp”.

Bh’rợ b’băn ting cơnh bh’rợ pa têết đh’rứah bhrợ ha manuýh b’băn doọ đươi dua bấc zên đoọng bhrợ têng, chrooi đoọng bhrợ nhâm mâng chr’nắp, doọ lấh crêê pr’lúh lâng pa dưr k’rơ bh’rợ b’băn. Ting cơnh t’coóh Nguyễn Minh Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cóh c’moo 2018, tơợ zên âng Trung ương bhrợ têng cr’noọ bh’rợ âng k’tiếc k’ruung bhrợ têng bhươl cr’noon t’mêê, ngành nông nghiệp thành phố Tam Kỳ xoọc bhrợ têng cr’noọ bh’rợ zúp zooi apêê hợp tác xã, zr’lụ b’băn lâng pr’loọng đong bhrợ têng lâng pa dưr bh’rợ pa têết bhrợ đh’rứah cóh bh’rợ b;băn lâng câl đươi bh’nơơn bh’rợ. Pazêng bh’rợ pa têết bhrợ đh’rứah cóh bh’rợ b’băn nắc thành phố Tam Kỳ t’hước nắc lêệ a tứch, lêệ a óc, a chông ta băn. Thành phố ơy ký kết lâng Công ty TNHH Thương mại lâng tr’câl tr’bhlêy lâng k’tiếc k’ruung n’lơơng Việt Thắng (đhị chr’hoong Duy Xuyên) pa têết bhrợ têng lâng câl đươi bh’nơơn bh’rợ b’băn cóh zr’lụ. T’coóh Nguyễn Minh Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam prá: “Cóh bh’rợ bhrợ pa dưr muy bơr rau bh’nơơn bh’rợ chr’nắp, azi nắc công t’bhlâng bhrợ k’rơ ooy bh’rợ zúp zooi xay moon băn bhrợ, cóh đêếc vêy xa nay xay moon lâng apêê sở, ban ngành âng tỉnh zúp zooi. Azi xay moon bhrợ têng ting pa têết đh’rứah nắc t’bhlâng bhrợ pa dưr chr’nắp âng bh’nơơn bh’rợ. Lâng cóh ha y nắc azi t’bhlâng xay bhrợ bh’rợ n’nâu”.

Nắc ng’choom moon, pa têết bhrợ đh’rứah cóh bh’rợ b’băn nắc c’rơ đoọng pa dưr kinh tế bhươl cr’noon, ting n’nắc ooy đanh đươnh nắc dzợ pr’đơợ đoọng ha ngành b’băn âng tỉnh Quảng Nam dưr váih nhâm mâng lấh mơ, bhrợ đoọng ha đhanuôr bơơn pa dưr dal thu nhập./.

 

Liên kết trong chăn nuôi –

 hướng đi mới của nông dân Quảng Nam

                                        PV Phương Cúc

Thời gian gần đây, tỉnh Quảng Nam xây dựng nhiều mô hình liên kết trong chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi liên kết nhau sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đây là hướng đi mới giúp người nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. 

Thôn Hòa Bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương phát triển kinh tế gia trại rất hiệu quả. Hiện nay, thôn Hòa Bình thành lập một tổ liên kết chăn nuôi với 32 hộ tham gia, thu nhập hàng năm khá ổn định. Ông Lê Trung Khoảng là thành viên trong tổ này cho biết: Trước khi tham gia tổ liên kết, ông Khoảng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là gà dễ bị bệnh. Sau khi vào Tổ, các hộ cùng liên kết với nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, hỗ trợ nhau trong việc ký hợp đồng mua thức ăn, thuốc thú y và cung cấp con giống đồng thời làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm. Chính vì thế, việc chăn nuôi cũng hiệu quả hơn. Hiện, Tổ hợp tác của thôn đã liên kết với các thương lái ở một số địa phương tiêu thụ sản phẩm, nên gia đình ông Lê Trung Khoảng không phải lo về đầu ra: “Mục đích của nhóm liên kết là giúp đỡ nhau thứ nhất là về kỹ thuật và thông tin nhau về thị trường, giá cả để mọi người trong nhóm biết để tư thương họ không thể chèn ép. Về cám đầu tư cho con vật ăn thì khi các hộ chăn nuôi cho ăn mà thấy cám loại nào tiện ích hơn, giá thành nhẹ nhàng hơn, đem lại hiệu quả hơn thì thông tin cho nhau để biết sử dụng làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn”.

Từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, được sự hỗ trợ của chính quyền thành phố Tam Kỳ, đến nay Hợp tác xã chăn nuôi gà ta thả vườn Mười Tín ở xã Tam Thăng, đã trở thành nơi cung cấp gà sạch cho cả thành phố. Hợp tác xã này với 10 hộ tham gia có quy mô trang trại là 10 ha, nuôi khoảng 40.000 con gà. Ông Bùi Việt Tín, Giám đốc Hợp tác chăn nuôi gà ta Mười Tín cho biết, người chăn nuôi chính là các xã viên của hợp tác xã, có điều kiện hỗ trợ nhau, được định hướng trong sản xuất bền vững và được hỗ trợ trong khâu tiêu thụ. Hiện, siêu thị Co.op Mart Tam Kỳ đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm gà của Hợp tác xã. Giá thịt gà cao hơn thịt gà ngoài thị trường, nhưng vẫn tiêu thụ mạnh, thu nhập của người chăn nuôi tăng cao: “Nói chung thì thu nhập của nông dân ổn định. Nói chung anh em trong Hợp tác xã đến nay những người nuôi gà thì thấy trang trải cuộc sống cũng thỏa mái. Như tôi đây già rồi, nuôi gà thì mỗi năm cũng kiếm được vài trăm, mà thấy cũng nhẹ nhàng. So với lao động việc khác thì tôi thấy cũng không có gì vất vả”.

Việc chăn nuôi theo mô hình liên kết giúp người chăn nuôi giảm chi phí đầu vào, góp phần bình ổn giá, hạn chế dịch bệnh và kích cầu trong chăn nuôi. Theo ông Nguyễn Minh Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trong năm 2018, từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp thành phố Tam Kỳ đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hợp tác xã, trang trại và hộ gia đình xây dựng và phát triển liên kết chăn nuôi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Những mô hình liên kết chăn nuôi mà thành phố Tam Kỳ hướng đến là thịt gà, thịt lợn, tôm nuôi. Thành phố đã ký kết với Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Việt Thắng (chi nhánh tại huyện Duy Xuyên) liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn. Ông Nguyễn Minh Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Trong việc xây dựng một số thương hiệu sản phẩm, thì chúng tôi rất chú trọng kể cả về hỗ trợ tư vấn, kể cả đặt vấn đề với các sở, ban ngành của tỉnh hỗ trợ. Ngoài ra còn có cơ chế, chính sách cũng như kinh phí hỗ trợ. Chúng tôi xác định rằng tổ chức sản xuất theo chuỗi thì cố gắng phấn xây dựng thương hiệu sản phẩm luôn. Và sắp tới thì chúng tôi sẽ tiếp tục câu chuyện này”.

Có thể nói rằng, liên kết trong chăn nuôi là động lực để phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời về lâu dài nó còn là nền tảng cho ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Nam phát triển bền vững, giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC