Chô ooy vel Thọ Lộc 2, chr’val Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định nắc azi bơơn c’la c’roọl bh’năn Lê Xuân Quang bhui har xay moon đoọng đhị zr’lụ băn bhrợ hiện đại, lưn lơớp lâng 1.500 acoon a’ọc băn gia công đoọng ha công ty cổ phần b’băn C.P. 10 c’moo hanua, râu p’têết pazưm doanh nghiệp nâu nắc ơy zúp đoọng t’coóh Quang choom choom dzoọng nhâm đhị râu dưr váih cắh têêm ngăn âng thị trường.
T’coóh Lê Xuân Quang cóh vel Thọ Lộc 2, chr’val Nhơn Thọ, thị An Nhơn, tỉnh Bình Đinh hay k’noọ cớ: C’moo 2005, ađay nắc lêy pay thuê đhị zr’lụ k’tiếc mốp bênh, goóh gooi đăn bha’đưn dading,ớăt ch’ngai đhị đhăm k’tiếc đhanuôr ắt, bhứah k’noọ 1ha đhị vel Thọ Lộc 2 đoọng bhrợ c’roọl bh’năn băn a’ọc lêệ, k’roóc r’rứah, a’tứch a’đha. Xang bấc g’lúh bhrợ têng cắh liêm choom, tu cắh ơy vêy kinh nghiệm, ađoo nắc bơơn công ty C.P xay moon đoọng đắh bhiệc băn bhrợ gia công. Ting cơnh hợp đồng, zâp c’moo nắc vêy pachô ha công ty nâu mơ 3.000 p’nong a’ọc lâng công ty nắc vêy zooi zúp đoọng c’roọl bh’năn, ch’na đh’nắh, kỹ thuật zư lêy, zanươu zêl cha’groong pr’lúh cr’ay lâng lấh mơ nắc pa’câl pay bh’nơơn pr’đươi.
Lấh mơ k’rong bhrợ đắh pr’đơợ pr’đươi, t’coóh Quang nắc thuê manứih pabhrợ, pachoom lâng k’đhơợng zư apêê, lêy zư paliêm, zêl cha’groong pr’lúh cr’ay ha ọc crêê cơnh xa’nay bh’rợ. công ty C.P nắc lêy trách nhiệm âng đơơng pazêng đợ acoon m’ma, ch’na đh’nắh, zanươu thú y lâng âng đơơng kỹ sư chô moon pachoom đoọng ha pêê pabhrợ đhị c’roọl bh’năn. Tu vêy bhrợ têng liêm nhâm nắc cr’chăl hanua, c’roọl bh’năn âng t’coóh Quang doọ ha bêl vêy dưr váih pr’lúh cr’ay. Zên pachô zâp c’moo xang bêl lơi jợ zên điện, đác, lâng chroót đoọng ha pêê pabhrợ, nắc dzợ vêy pachô tước k’tỷ đồng. cr’chăl nâu, tơợ bhiệc băn k’ha riêng p’nong a’tứch, k’roóc lai, 1ha t’nơơm keo lai, zâp c’moo t’coóh pachô cung mơ 100 ực đồng.
T’coóh Quang moon, bhiệc băn bhrợ gia công nắc đoo c’lâng bh’rợ k’rong bhrợ têng tr’xin, hân đhơ cơnh đêếc nắc nhâm mâng bhlâng. Lêy bil mơ 2, 3 c’moo nắc vêy mặ chroót pachô zêng đợ zên vốn lâng lãi tr’nơợp đoọng bhrợ padưr c’roọl bh’năn, hân đhơ cơnh đêếc, zên bơơn bhrợ tơợ b’băn gia công zăng têêm ngăn, c’la cu cung cắh vêy chấc k’noọ k’rang ooy đắh thị trường dzợ.
T’coóh Quang lêy pay bh’rợ băn gia công tu nâu đoo nắc bhiệc bhrợ cha vêy cơnh p’têết pazưm liêm choom âng đhanuôr lâng doanh nghiệp. đhanuôr nắc trách nhiệm k’rong bhrợ c’roọl bh’năn, c’rơ g’lêếh zư lêy, hadợ doanh nghiệp nắc lêy gr’hoót moon câl pay zêng đợ bh’nơơn bhrợ têng, k’rong đoọng pazêng đợ m’ma, ch’na đh’nắh, zooi zúp kỹ thuật thú y… t’coóh Quang đoọng năl cớ: đoọng bhrợ kinh tế c’roọl bh’năn, bhiệc chr’nắp nắc bh’nơơn pr’đươi bhrợ têng nắc lêy bơơn chấc đhị pa’câl têêm ngăn, vêy gr’hoót moon câl pay zêng đợ bh’nơơn bh’rợ đoọng oó dưr váih bhiệc băn bhrợ bấc ha dợ pa’câl cắh ha mơ zên.
Ting cơnh t’coóh Phan Hữu Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân chr’val Nhơn Thọ, xoọc đâu vel Thọ Lộc 2 vêy bấc pr’loọng đông k’rong bhrợ padưr pa’xớc c’roọl bh’năn đoọng băn bhrợ a’tứch, a’ọc đoọng ha công ty cổ phần b’băn C.P, vêy pr’loọng pachô zâp c’moo lấh 1 tỷ đồng. t’coóh Quang nắc manứih l’lăm lâng nắc 1 ooy đợ pr’loọng đông bhrợ têng cha choom cóh vel bhươl nâu.
Hân đhơ liêm choom tơợ zâp đắh c’roọl bh’năn zăng bấc, nắc bhiệc bhrợ t’bhứah bh’rợ nâu dzợ lưm bấc zr’nắh k’đhạp tu cắh zâp zên k’rong bhrợ. Đoọng bhrợ padưr c’roọl bh’năn ting cơnh bhrợ têng âng doanh nghiệp, c’la c’roọl bh’năn nâu nắc lêy pa’glúh bhrợ k’dâng 2, 3 tỷ đồng, nắc đợ zêng cắh vêy m’bứi. tu cơnh đâu, ting cơnh t’coóh Quang, đoọng p’têết pazưm âng đơơng liêm choom đenh đươnh ha pêê b’băn nắc c’la manứih băn bhrợ lêy k’rong bhrợ, liêm ta’níh bhrợ têng xa’nay bh’rợ băn bhrợ âng công ty moon pa’glúh, đươi dua liêm choom ch’na đh’nắh, pr’đươi zêl cha’groong pr’lúh cr’ay. Vêy cơnh đâu nắc vêy choom băn bhrợ, dưr váih c’lâng padưr pa’xớc kinh tế nhâm mâng, lâng nắc pr’đơợ băn padưr pậ bhứah cóh vel đông tỉnh./.
Phát triển kinh tế nhờ biết liên kết
Về thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định chúng tôi được ông chủ trang trại Lê Xuân Quang hồ hởi giới thiệu khu chăn nuôi hiện đại, khép kín với 1.500 con heo chăn nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Mười năm qua, sự liên kết với doanh nghiệp này đã giúp ông Quang có thể “đứng vững” trước những cơn biến động giá của thị trường.
Ông Lê Xuân Quang ở thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định nhớ lại: “Năm 2005, tôi chọn thuê khu đất cằn cỗi nằm cạnh đồi núi, cách xa khu dân cư, rộng gần 1 ha ở thôn Thọ Lộc 2 để làm trang trại chăn nuôi heo thịt, bò sinh sản, vịt đẻ và gà thịt. Sau nhiều phen thất bại, vì chưa có kinh nghiệm, tôi đã được công ty C.P giới thiệu, tư vấn và đặt vấn đề liên kết chăn nuôi gia công. Tôi liều lĩnh vay mượn tiền để xây dựng chuồng trại nuôi heo trên nền diện tích hơn gần 1 ha đúng thiết kế kỹ thuật công ty đưa ra. Theo hợp đồng, mỗi năm tôi cung cấp cho công ty này 3.000 con heo thịt và công ty sẽ hỗ trợ cho trang trại thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, thuốc phòng, trừ bệnh và đặc biệt là bao tiêu đầu ra sản phẩm”.
Ngoài đầu tư cơ sở vật chất, ông Quang đã thuê nhân công, đào tạo và quản lý họ thực hiện chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho heo theo đúng quy trình chuẩn. Công ty C.P chịu trách nhiệm cung ứng toàn bộ con giống, thức ăn, thuốc thú y và đưa kỹ sư về hướng dẫn lao động tại trang trại. Nhờ quy trình chặt chẽ nên suốt thời gian qua, trang trại của ông Quang chưa bao giờ xảy ra dịch bệnh lớn. Doanh thu hàng năm sau khi trừ chi phí điện, nước và trả lương cho nhân công, lợi nhuận thu được vẫn đạt đến con số tiền tỷ. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ việc nuôi hàng trăm con gà, chục con bò lai, 1 ha trồng cây keo lai, mỗi năm ông thu không dưới 100 triệu đồng.
Ông Quang chia sẻ: “Chăn nuôi gia công là hình thức đầu tư sản xuất chậm mà chắc. Phải mất vài ba năm tôi mới trả hết được số vốn và lãi ban đầu để xây dựng chuồng trại, nhưng đến nay, thu nhập từ chăn nuôi gia công khá ổn định, bản thân tôi cũng không phải suy nghĩ, lo lắng về thị trường nữa”.
Ông Quang chọn mô hình chăn nuôi gia công vì đây là cách làm ăn có sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Nông dân chịu trách nhiệm đầu tư cơ sở chuồng trại, công chăm sóc; còn doanh nghiệp cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra, đầu tư toàn bộ con giống, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật thú y… “Để làm kinh tế trang trại, vấn đề quan trọng là sản phẩm làm ra phải tìm được nơi tiêu thụ ổn định, có ký kết bao tiêu sản phẩm nhằm tránh điệp khúc được mùa mất giá hoặc mất mùa được giá – ông Quang cho biết thêm.
Theo ông Phan Hữu Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Thọ, hiện thôn Thọ Lộc 2 có nhiều hộ gia đình đầu tư phát triển trang trại để chăn nuôi gia công gà, heo cho Công ty cổ phần chăn nuôi CP, có hộ thu lãi hàng năm trên 1 tỷ đồng. Ông Quang là người tiên phong và là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương”.
Mặc dù hiệu quả của các trang trại chăn nuôi gia công tương đối cao nhưng việc nhân rộng mô hình này còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư ban đầu. Để xây dựng chuồng trại theo thiết kế của doanh nghiệp, chủ trang trại phải bỏ ra khoảng vài tỷ đồng - một số tiền không nhỏ vượt ngoài khả năng tích lũy và vay mượn của nhiều người. Vì vậy, theo ông Quang, để liên kết này mang lại lợi nhuận lâu dài cho người chăn nuôi thì bản thân chủ trang trại phải mạnh dạn đầu tư, nghiêm túc thực hiện quy trình chăn nuôi do công ty đề ra, sử dụng hiệu quả thức ăn, vật tư được cung cấp và hạn chế tối đa dịch bệnh… Chỉ có như vậy thì chăn nuôi gia công mới trở thành hướng phát triển kinh tế vững chắc, đồng thời là động lực thúc đẩy chăn nuôi quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh./.
Viết bình luận