Cung cơnh bấc pr’loọng đhanuôr cóh chr’val Mà CoÓih, pr’loọng đông a’ngắh Hốih Pươi cóh vel Pa Zal, chr’val Mà CoÓih dưr zi lấh đha’rứt tu vêy chóh prớ a riêu. Bêl ahay, zên bơơn bhrợ âng pr’loọng đông nắc mưy g’nưm ooy 2, 3 ha rêê chóh a’rong lâng a’bhoo nắc pr’ắt tr’mung ặt ta bhứch. Hân đhơ cơnh đêếc, bêl chóh prớ, zâp c’moo a’ngắh nắc vêy pa’xoọng 20-30 ực đồng. pr’ắt tr’mung pr’loọng đông z’zăng lấh mơ, vêy mặ câl ti vi, xe máy. A’ngắh Hốih Pươi đoọng năl, ting lêy lâng đợ râu prớ lơơng, prớ a riêu vêy đha hưm yêm, a’hạ mơ đhiệp, nắc râu t’nơơm chr’nóh đệ t’ngay đấh choom bơơn bhrợ: “Tơợ bêl chóh prớ pa câl đoọng ooy Hợp tác xã acu doọ dzợ k’rang bhiệc pa câl. Vêy râu cha, râu đợc, pr’loọng đông doọ dzợ lấh zr’nắh k’đhạp cơnh bêl ahay. Ooy đâu ha dang pr’loọng n’đoo chóh bấc nắc zâp c’moo cung pa chô 40-50 ực đồng, ting lêy ooy zên pa câl prớ ting hân noo. Chóh prớ pa chô lãu bấc 5 chu lâng chóh ha’roo. Râu prớ nâu nắc mưy chóh cóh zr’lụ k’tiếc tăm lâng bón phân bấc chu nắc t’nơơm vêy váih zâp chất dinh dưỡng đoọng váih bấc p’lêê”.
Râu chr’nắp lấh mơ nắc prớ a riêu mưy chóh cóh zr’lụ k’tiếc Mà CoÓih, ha dang âng đơơng chóh đhị lơơng, t’nơơm cung dưr váih liêm hân đhơ cơnh đêếc prớ nắc pậ lấh lâng cắh vêy râu đha hưm lalay. Nâu đoo nắc mưy râu liêm chr’nắp đoọng đhanuôr chr’val Mà Cooih bhrợ padưr thương hiệu đoọng ha t’nơơm prớ. Ting cơnh t’coóh Trần Quốc Trí, Gíam đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Mà Cooih, bêl ahay t’nơơm prớ a riêu dưr váih cóh da ding bha đưn. Ooy bấc chu lướt ha rêê, đhanuôr bơơn lêy prớ pêếh đơơng chô cha, xơợng đha hưm yêm nắc chấc lêy bhiệc bhrợ t’bhứah lâng pa câl ting k’tứi la lêếh. C’moo 2015, tu vêy râu zooi zúp âng Phòng Kinh tế hạ tầng chr’hoong Đông Giang, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih bơơn bhrợ padưr. Đhanuôr bhrợ têng prớ bơơn zooi zúp zên, phân bón lâng ươm m’ma. Tơợ tơợp c’moo tước đâu, Hợp tác xã pa glúh pa câl k’dâng 2.000 hộp prớ. Xang 3 c’moo âng đơơng thị trường, prớ a riêu ơy vêy mặt đhị zâp tỉnh, thành phố cóh prang k’tiếc k’ruung, bấc bhlâng nắc cóh tỉnh Thừa Thiên-Huế, thành phố Hồ Chí Minh lâng Đà Nẵng. t’coóh Trần Quốc Trí, Gíam đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà CoÓih đoọng năl: “Prớ a riêu chr’nắp bhlâng, tu chr’hoong cung ơy năl gít nâu đoo nắc t’nơơm bha lâng âng vel đông chr’val Mà Coóih. Lâng Hợp tác xã nâu đoo nắc đhị pa câl chr’nắp bhlâng. Xoọc đâu hợp tác xã ơy bhrợ padưr bơơn mưy bhươn ươm. Nắc bhrợ padưr váih n’juông chr’nắp tơợ bêl bơơn bhrợ tước pa câl đoọng ha đhanuôr”.
Bấc c’moo chô ooy đâu, UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam vêy bấc cơ chế zooi zúp, khuyến khích đhanuôr chóh t’nơơm prớ a riêu đoọng padưr thu nhập. Tơợ 14 pr’loọng tước đâu đợ apêê cóh hợp tác xã chóh prớ ting cr’noọ bh’rợ dzoọc tước 25 pr’loọng, pazêng k’tiếc chóh prớ a riêu dzoọc lấh 10 hécta. Xoọc đâu, hợp tác xã pazưm câl pay bấc đoọng âng đơơng ooy apêê đươi dua, nắc đhanuôr cóh đâu k’rêệm loom đắh bhiệc pa câl. Đoọng liêm buôn ha manứih đươi dua, Hợp tác xã bhrợ têng prớ đợc cóh tọ thuỷ tinh k’tứi đợc k’dâng 250g pa câl lâng zên 40 r’bhâu đồng đhị mưy tọ. T’coóh Phan Hữu Thành, Phó trưởng phòng Nông nghiệp chr’hoong Đông Giang đoọng năl, k’noọ tước đâu, chr’hoong nắc zooi zúp, p’too pr’zương đhanuôr bhrợ t’bhứah k’tiếc chóh prớ a riêu lâng năl gít nâu đoo nắc râu t’niươm bha lâng, chr’nắp, t’bil ha ul pa’xiêr đha’rứt cóh vel đông: “Lâng c’lâng bh’rợ âng chr’hoong đắh bhrợ têng ngành nắc bhrợ t’bhứah k’tiếc chóh prớ a riêu. Ha dợ lâng chr’val Mà CoÓih nắc t’bhứah 20 hécta. Xang nặc bhrợ t’bhứah tước ooy vel Cà Đao, chr’val Cà Dăng. Tu pr’đơợ plêệng k’tiếc tr’cơnh, cung pazưm pa dưr pa xớc prớ a riêu m’ma cung cơnh cóh Mà CoÓih. Lâng cung t’moót ooy xa’nay bh’rợ zâp chr’val mưy bh’nơơn pr’đươi âng tỉnh. Tước c’moo 2020 nắc mưy bh’nơơn OCOP lâng cung nặc mưy n’juông chr’nắp bh’nơơn pr’đươi”.
Bh’nơơn pr’đươi cắh zâp âng đơơng ooy thị trường, tu cơnh đâu, UBND chr’hoong Đông Giang xoọc lêy cha’mêết zooi zúp pa’xoọng ha Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih, đắh pr’đơợ pr’đươi cung cơnh zâp pr’đươi pr’dua zooi zúp pa’xoọng bhươn ươm, tọ thuỷ tinh, pr’đươi pr’dua đợc bhoóh prớ... đoọng âng đơơng ooy thị trường pa’xoọng bấc bh’nơơn pr’đươi chr’nắp liêm./.
Phát triển ớt A Riêu thành cây chủ lực, xóa đói giảm nghèo
PV Phương Cúc
Từ một loại cây họ ớt mọc hoang trong rừng, giờ đây ớt A riêu ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam được nhiều người biết đến và trở thành sản phẩm đặc trưng, chủ lực về phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ trồng ớt Ariêu mà nhiều hộ dân Cơ Tu đã vươn lên thoát nghèo.
Cũng như nhiều hộ ở xã Mà Cooih, gia đình bà Hốih Pươi, thôn Pa zal, xã Mà Cooih thoát nghèo nhờ trồng ớt Ariêu. Trước đây, thu nhập của gia đình bà chủ yếu phụ thuộc vào mấy sào sắn và bắp nên cuộc sống thiếu trước, hụt sau. Nhưng từ khi trồng ớt, mỗi năm bà có thêm 20 đến 30 triệu đồng. Kinh tế gia đình khấm khá hơn trước, có thể mua được ti vi, xe máy. Bà Hốih Pươi cho biết, so với những loại ớt truyền thống khác, ớt Ariêu có hương vị rất riêng thơm mùi thảo mộc, độ cay nồng vừa phải, là loại cây ngắn ngày nhanh cho thu hoạch:
“Từ khi trồng ớt bán cho Hợp tác xã tôi không phải lo về đầu ra nữa. Có của ăn, của để, gia đình đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Ở đây nếu hộ nào trồng nhiều thì mỗi năm cũng lời được 40 đến 50 triệu, tùy thuộc vào giá ớt theo mùa. Trồng ớt lãi gấp 5 lần trồng lúa. Loại ớt này chỉ trồng ở vùng đất đen và bón phân nhiều lần thì cây mới đủ chất dinh dưỡng cho ra nhiều quả”.
Điều đặc biệt là ớt A Riêu chỉ trồng được ở vùng đất Mà Cooih, nếu đem đi nơi khác, cây vẫn phát triển bình thường nhưng trái ớt sẽ to hơn và không có hương vị đặc trưng. Đó là một lợi thế để người dân xã Mà Cooih xây dựng thương hiệu cho cây ớt. Theo ông Trần Quốc Trí, Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih, ngày trước cây ớt Ariêu mọc hoang trên đồi núi. Qua nhiều lần đi rẫy, người dân thấy ớt hái về ăn, thấy mùi ớt thơm, ngon nên tìm cách nhân giống về trồng và bán theo kiểu nhỏ, lẻ. Năm 2015, nhờ sự giúp đỡ của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đông Giang, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih được thành lập. Bà con sản xuất ớt được hỗ trợ vốn, phân bón và ươm giống. Từ đầu năm đến nay, Hợp tác xã xuất bán khoảng 2.000 hộp ớt thành phẩm. Sau 3 năm đưa ra thị trường, ớt A Riêu đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhiều nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ông Trần Quốc Trí Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih, cho biết:“Cây ớt A riêu rất quan trọng, vì huyện cũng đã xác định đây là cây chủ lực của địa phương xã Mà Cooih. Đối với Hợp tác xã đây là mảng kinh doanh quan trọng nhất. Hiện tại Hợp tác xã đã xây dựng được một vườn ươm. Tức là xây dựng ra một chuỗi giá trị từ đầu vào là vườn ươm đến đầu ra sản phẩm cho bà con”.
Nhiều năm trở lại đây, UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân trồng cây ớt Ariêu để nâng cao thu nhập. Từ số 14 hộ thành viên, đến nay, số thành viên của Hợp tác xã trồng ớt theo tiêu chuẩn lên đến 25 hộ, tổng diện tích ớt Ariêu lên đến 10 héc ta. Hiện, Hợp tác xã tập trung thu mua số lượng lớn để cung cấp cho người tiêu dùng nên bà con nơi đây khá yên tâm về đầu ra. Để tiện cho người tiêu dùng, Hợp tác xã sản xuất ớt thành phẩm trong lọ thủy tinh nhỏ đựng khoảng 250g bán với giá 40 nghìn đồng/lọ. Ông Phan Hữu Thành, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đông Giang cho biết, sắp tới, huyện sẽ hỗ trợ, khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng ớt Ariêu và xác định loại cây này là cây chủ lực, đặc trưng và xóa đói giảm nghèo của địa phương:“Đối với định hướng của huyện trong quy hoạch ngành là sẽ mở rộng diện tích ớt A Riêu. Riêng đối với xã Mà Cooih sẽ mở rộng 20ha. Sau đó sẽ mở xuống vùng thôn Cà Đao, xã Cà Dang. Vì điều kiện địa chất, khí hậu tương đồng, cũng tập trung phát triển cây ớt A Riêu giống y xã mà Cooih. Và cũng đưa vào trong chương trình “mỗi xã một sản phẩm” của tỉnh. Đến năm 2020 đây sẽ là một sản phẩm OCOP và cũng là một chuỗi giá trị sản phẩm”.
Sản lượng không đủ cung cấp ra thị trường, vì vậy UBND huyện Đông Giang đang tính toán hỗ trợ thêm cho Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih, về cơ sở vật chất cũng như các thiết bị như hỗ trợ thêm vườn ươm, lọ thủy tinh, nguyên vật liệu để muối ớt... để đưa ra thị trường thêm nhiều sản phẩm đa dạng./.
Viết bình luận