Prá xay đắh bhiệc chóh bhrợ t’nơơm ba kích
Thứ bảy, 00:00, 02/07/2016
Nâu đoo cung nặc râu tơơm t’bil ha ul pa’xiêr đha’rứt đoọng ha coon cóh cóh đâu. ooy t’ruíh Jưn jứah xay moon cơnh choom bhrợ cha tuần nâu, ahêê tr’lư3m lâng t’coóh Briu Pố cóh chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl gít lấh mơ ooy đắh bhiệc chóh lâng zư lêy t’nơơm ba kích

 

                                                  Thực hiện: A Viết Sĩ

Khách mời: Ông Briu Pố-thôn A Rớh-xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

------

     Cây ba kích là cây dược liệu mang đến nhiều lợi ích cho bà con đồng bào Cơtu ở miền núi Quảng Nam. Đây cũng là cây xoá đói giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số nơi đây. Chúng ta cùng gặp gỡ với ông Briu Pố ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam để biết rõ hơn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích.

    PV: Xin chào ông! Hiện nay ông đang làm kinh tế vườn với cây trồng chủ lực là ba kích. Vậy loại cây này đến nay ông đã trồng được bao lâu rồi?

    Ông Briu Pố: Cây ba kích này tôi đã trồng cách đây cũng hơn 10 năm rồi. Hồi đó có tiến sĩ Ngô Trại-Viện dược liệu học của Việt Nam về đây và gặp tôi, lúc đó là cuối năm 2005 đầu 2006. Chúng tôi đi tìm kiếm khắp quanh làng có những loại cây dược liệu nào có thể chữa bệnh được.

   PV: Vậy giống cây ba kích này mình lấy ở đâu và kỹ thuật trồng thể nào, thưa ông?

   Ông Briu Pố: Giống này từ khi tiến sĩ Ngô Trại phát hiện và nói đến công dụng của nó, quán xá đâu đâu cũng nghe và biết được rồi kêu gọi bà con đi lấy trên rừng, chứ chưa ai có ý định đem về trồng. Tôi với gia đình tôi thấy được lợi ích của cây ba kích này nên cũng lên rừng tìm kiếm và mang củ về bán ở các quán. Cuối năm 2006 đầu 2007 tôi để ý xem và nghĩ rằng cây này có thể đem về trồng gần nhà được. Vì thấy loại cây này na ná như cây khoai lang, rồi 2 vợ chồng quyết định trồng thử cây dược liệu này. Công dụng của cây ba kích thì rất nhiều, củ đem bán còn cành thì cắt lại, cắt khoảng chừng 50-60cm, cột lại 2 bên đầu rồi đem trồng, trồng y như trồng khoai lang vậy.

    PV: Bước đầu ông trồng đựơc khoảng bao nhiêu và ông cảm thấy gặp phải những khó khăn thế nào, thưa ông?

    Ông Briu Pố: Hồi đầu mới trồng nói chúng cũng không có gì khó khăn cả. Cây giống hồi đó cũng nhiều. Trồng ba kích y như trồng khoai lang vậy, vợ chồng tôi trồng thử 200-300 cây. Sau 3-4 tháng lên thăm thì thấy có nhiều cây sống được và phát triển tốt. Khi thấy được hơn 2/3 cây sống thì chúng tôi tin chắc là loại cây này sẽ trồng được

    PV: Thưa ông! Từ khi bắt đầu trồng đến khi nảy mầm và thu hoạch thì việc chăm sóc, bón phân như thế nào?

   Ông Briu Pố: Nói chung trồng cây gì cũng đều có những thuận lợi và khó khăn riêng của nó. Nhưng theo tôi, riêng trồng cây ba kích này thi rất là dễ. Đây là một loại cây khoẻ, dễ trồng và có thể cạnh tranh được với các loại cây khác. Mà cũng chẳng bón phân hoá học gì, chỉ cần làm cỏ xung quanh, lấy cây mục đắp lên, toàn phân sạch cả. Thế này là cây sẽ phát triển rất nhanh.

                           

   PV: Ông đã thu hoạch được nhiều chưa? Và nguồn thu đem về từ loại cây ba kích này thế nào, thưa ông?

   Ông Briu Pố: Nói chung gia đình tôi nếu không nhờ vào việc trồng ba kích này thì có lẽ đến bây giờ cũng chưa thể xoá đói giảm nghèo được. Khách tìm đến mua ở khắp nơi rất nhiều, nhưng chúng tôi không kịp thu hoạch rồi bán cho khách. Họ tìm đến vườn trồng và mua với giá 500 ngàn đồng 1 ký. Phải nói là nếu không có cây ba kích này thì gia đình tôi vẫn chưa thể thoát nghèo được, và cũng chẳng biết làm gì nữa.

   PV: Vậy ngoài việc trồng cây ba kích để phát triển kinh tế gia đình, ông có giúp đỡ và hướng dẫn bà con mình cách trồng ba kích này không, thưa ông?

   Ông Briu Pố: (Cười) Lúc đầu khí thấy gia đình tôi trồng ba kích này ai cũng cười và nói gia đình tôi bị điên rồi. Sau đó, khi thấy gia đình tôi thu hoạch và bán được nhiều tiền, bà con thấy được cái lợi nên tìm đến nhà, tận vườn xin giống về trồng. Tôi cũng nhiệt tình hướng dẫn cho bà con về cách trồng và chăm sóc. Có lẽ hồi đó nếu không có gia đình tôi trồng và chăm sóc thi đến nay ba kích ở Tây Giang này chắc đã không còn.

   PV: Trong quá trình trồng và chăm sóc cây ba kích, chính quyền huyện, xã có khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật cho gia đình mình không thưa ông?

   Ông Briu Pố: Sau khi tôi trồng thì khoảng vài năm sau bên xã, huyện cũng nghe và biết được. Rồi Huyện ra nghị quyết, kêu gọi gia đình nào cũng nên trồng loại cây ba kích này. Huyện khuyến khích nếu gia đình nào trồng được 1ha trở lên ba kích này thì huyện sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng, và gia đình tôi là người được nhận số tiền đó. Khuyến khích các gia đình nên theo gia đình tôi trồng và phát triển cây ba kích này.

                        

   PV: Hiện tại trên đất rẫy của ông trông khoảng bao nhiêu hécta? Và ông có ý định sẽ mở rộng, phát triển thêm nữa không, thưa ông?

   Ông Briu Pố: Hiện giờ tôi đã trồng được 1,3 hécta. Theo tôi thì hiền tại đang rất cần giống, và mong muốn nhà nước ươm giống cây này thật nhiều rồi cung cấp cho ba con trồng. Để rồi bà con có giống đem về trồng trên rừng, vừa giữ rừng mà vừa mang lại lợi ích cho địa phương, cho cộng đồng. Gia đình tôi vẫn cố gắng mở rộng thêm nữa.

   PV: Ba kích trồng khoảng thời gian bao lâu là có thể thu hoạch được? Riêng năm nay gia đình đã thu hoạch được bao nhiêu, thưa ông?

   Ông Briu Pố: Cây ba kích này so với keo, cao su thì thu hoạch rất nhanh, khoảng chừng 3 năm sau khi trồng là có thể thu hoạch được rồi. Còn nếu mà cần quá thi khoáng 2 năm được rồi. Nhưng mà tốt nhất là nên đợi khoảng 3 năm. Thu hoạch đến đâu trồng lại đến đó, như vậy là mình cứ thu hoạch quanh năm thôi.

   PV: Vậy sau mỗi đợt thu hoạch rồi trồng lại thì việc chăm sóc thế nào? Cây có hay bị bệnh không?

   Ông Briu Pố: Sau khi thu hoạch thì trồng lại chỗ đó, cũng không phải chăm sóc gì nhiều, cũng không hay bị bệnh nữa. Nếu trời nắng nóng thì cần tưới nước cho cây ngày 1 đến 2 lần.

   PV: Là một người có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây ba kích, ông có những lời khuyên nào cho bà con nơi đây về việc trồng loại cây dược liệu này?

   Ông Briu Pố: Về việc này tôi đã nói rất nhiều. Kể cả những lúc họp thôn, gặp gỡ bà con họ hàng, hay những lúc ngồi nhâm nhia rượu tôi cũng nói. Theo tôi trên huyện cần có khẩu hiệu “Người người trồng ba kích, nhà nhà trồng ba kích”. Vì loại cây dược liệu này có công dụng rất tốt chữa bệnh, mang lại lợi ích rất nhiều, bà con cần tích cực trồng và chăm sóc loại cây ba kích này.

   PV: Vâng, xin cảm ơn ông y./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC