Pr’đhang bh’rợ cr’độ n’nóh c’bơớch zooi pân đil z’lấh đha rựt
Thứ tư, 00:00, 14/10/2015

Cơnh lâng cr’noọ cr’niêng t’bil ha ul, pa xiêr đha rựt, bấc c’moo ha nua, zấp cấp hội pân đil đhị bấc tỉnh, thành phố âi vêy cơnh bhrợ pr’hay đoọng bhrợ t’váih pr’đơợ zooi đoọng ha hội viên pa dưr kinh tế. cóh đêếc, vêy bấc hội pân đil cóh vel bhươl âi k’rong k’tom, pác bhrợ đợ n’nóh x’xriing  pay pa câl t’bơơn zên đoọng câl c’roóc căn đoọng ha pân đil đha rựt. Nâu đoo nắ pr’đhang bh’rợ cắh muy chô đơơng râu liêm choom n’đắh pr’ặt tr’mông, nhâm mâng nắc dzợ vêy chr’nắp n’đắh liêm loom đhộ bhứah, chroi đoọng zư lêy môi trường dhị vel đong, bơơn đha nuôr hơnh déh, xay moon dal.

Pr’loọng đong a moó Triệu Thị Gia ặt cóh chr’val Hương Vỹ, Yên Thế, bấc c’moo ta luôn ặt cóh đhr’năng đhir a vir  âng ha ul đha rựt. k’díc a moó đơớh bil, muy c’la đoo p’zay băn par 3 p’nong ca coon cha học, thu nhập âng pr’loọng đong nắc muy ặt g’nưm ooy 3 sào ruộng tu cơnh đêếc zấp t’ngay a moó nắ p’zay k’rang ting g’lúh cha cha ha pêê ca coon. Đhị pr’ặt tr’mông cơnh đêếc, c’moo 2012, a moó Gia bơơn Hội pân cher đoọng c’roóc căn đoọng pa dưr tr’mông tr’mêếh pr’loọng đong. A moó lâng apêê ca coon k’rong p’zay zư x’mir lêy c’roóc nắc âi rứah rúh tr’nơợp, pa câl c’roóc a coon bơơn 15 ức đồng. Tơợ zên tr’nơợp n’nâu, a moó Gia nắc cớ k’rong pay câl a óc  chô băn pa zum đh’rứah lâng a tứchlâng chóh p’xoọng muy bơr râu tơơm cha p’lêê đhị bhươn đong. Đươi  vêy cơnh đêếc,  r’dợ yêm têêm pr’ặt tr’mông, dưr z’lấh đha rựt bơơn 2 c’moo đâu. A moó Triệu Thị Gia đoọng năl:

C’xêê 10/2012 nắc acu bơơn cher đoọng c’roóc, tước c’xêê3/2013 nắc c’roóc âi rưah. Pr’loọng đong cu đớp c’roóc chô băn lêy pa bhlâng u buôn, doó vêy k’đháp râu rí… Đươi vêy  pr’đơợ pa dưr tơ0ợ c’roóc a coon n’nâu, acu k’rong pa dưr kinh tế pr’loọng đong, apêê a chau học hành. Cơnh lâng râu t’bhlâng âng c’la cu lâng apeê ca coon nắc pr’loọng đong cu âi yêm têêm pr’ặt tr’mông, pa dưr kinh tế công nhâm mâng lấh.

 A moó Triệu Thị Gia nắc muy cóh bấc ngai bơơn Hội pân đil chr’val Hương Vỹ cher đoọng c’roóc căn câl tơợ zên pay âng pr’đhang bh’rợ cr’độ n’nóh c’bơơch. nắc muy chr’val da ding ca coong, đha nuôr chr’val Hương Vỹ ma mông bấc nắc lâng bh’rợ ha rêê đhuốch, pr’ặt tr’mông dzợ lum zr’năhs k’đháp. bấc ngai cắh âi vêy c’năl zư đơcs vệ sinh môi trường. n’noh x’xriing buôn vất lơi cóh c’choor đong, bha lang ruộng, ha dợ bh’rợ c’bơơcs, k’rong k’tom n’nóh x’xriing đoọng pa câl pay zên nắc râu cắh ngai pa chắp tước. Hội pân đil chr’val p’zay chơơcs lêy, chơớih pay pr’đhang bh’rợ pa bhrợ liêm glặp đoọng n’jứah zư lêy môi trường, n’jứah zooi đoọng hội viên z’lấh đha rựt. pr’đhang cr’độ n’nóh c’bơơch dưr váih cóh pr’đơợ cơnh đêếc. C’xêê tr’nơợp, pazêng cán bộ Hội pân đil chr’val Hương Vỹ đơơng âng cr’độ n’nóh tước đong văn hóa k’rong k’tom, pa câl phế liệu. Đợ zên k’rong tơợ k’rong n’nóh ting t’ngay ting bấc, Hội quyết định câl c’roóc căn đoọng ha pân đil đha rựt. xoọc đâu, bh’rợ k’rong k’tom n’nóh đoọng c’bơơch zooi pân đil đha rự âi dưr váih ta luôn âng zấp pr’loọng đong hội viên. A ngăh Nguyễn Thị Phượng, Chi hội trưởng Chi hội pân đil vel Hồ Tiến, chr’val Hương Vỹ đoọng năl:

Nâu câi dưr váih râu bh’rự ta luôn ặ. Đong ngai công vêy 2 cr’độ n’nóh, âi muy cr’độ zấp tuần đơơng âng lướt k’tập lơi, ha dợ muy cr’độ nắc  bêl lêy u bing nắc đơơng pa câl. Pr’đhang bh’rợ n’nâu vêy bấc râu chr’nắp n’jứah zooi đoọng đợ a đhi a moó pa dưr kinh tế n’jứah êy zên lum lêy a dhi a moó bêl jéh ca cay, xang n’nắc mơ dzợ u xưa nắc apêê a moó công bơơn chô đơơng đoọng câl bhơi r’véh zấp t’ngay.

tơợ c’moo 2011 tước nâu câi, đợ zên c’bơơch bơơn tơợ bh’rợ k’rong k’tom, pa câl n’nóh cóh chr’val Hương Vỹ âi tơpcs lấh 400 ức đồng. Hội pân đil âi đươi đợ zên n’nâu đoọng câl 11 p’nong c’roóc đoọng 9 pân đil đha rựt lâng 2 p’niên k’tứi lum pr’ặt tr’mông zr’năhs k’đháp. Đợ zên mơ dzợ nắc bơơn đươi dua zooi đoọng đợ pr’loọng đong pân đil đha rựt vêy pr’đơợ đoọng pa dưr kinh tế. A ngăh Ngô Thị Liên- Chủ tịch Hội pân đil chr’val Vỹ yêm loom n’đắh bh’nơơn âi bơơn.

Cóh bấc c’moo n’nắc, azi âi bhrợ pa dưr pr’đhang bh’rợ đoọng zooi pân đil z’lấh đha rựt, nâu ch’nếêh, zên, ha roo,… n’đhơ cơnh đêếc đợ râu đêếc pay đoọng nắc công lứch, cắh chô đơơng râu rí. Tu cơnh đêếc acu xay moon lâng Ban chấp hành bhrợ têng cơnh đâu năc buôn lấh. tu c’roóc nắc muy cha k’tang ộm đác chriết doó bil bal râu rí bấc. tước nâu câi acu đoọng nắc pr’đhang c’roóc âng zi la lua liêm choom.

Cher đoọng c’roóc m’ma đoọng ha pân đil nắc bh’rợ chr’nắp la lua, chroi đoọng zooi, p’too a đhi a moó lum pr’ặt tr’mông zrnăhs k’đháp dưr z’lấh đha rựt, pa bhlâng nắc pr’đơợ đoọng bơơn bhrợ t’váih tơợ râu cắh bhr’nêy tước. nâu đoo công nắc râu rơơm kiêng đoọng bhrợ t\bhứah vêy bấc lấh hội viên pân đil z’lấh đha rựt, bhrợ pa dưr pr’loọng đong yêm têêm cóh cr’chăl ha y./.


MÔ HÌNH:“TÚI RÁC TIẾT KIỆM” GIÚP PHỤ NỮ THOÁT NGHÈO

 

Với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, các cấp hội phụ nữ tại nhiều tỉnh, thành phố đã có cách làm hay để tạo nguồn vốn hỗ trợ cho hội viên phát triển kinh tế. Trong đó, có những hội phụ nữ cơ sở đã thu gom, phân loại rác thải bán lấy tiền để mua bò sinh sản tặng cho phụ nữ nghèo. Đây là mô hình không những đem lại hiệu quả kinh tế, bền vững mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần bảo vệ môi trường tại địa phương, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Lê Thơm, PV Đài TNVN ghi nhận hiệu quả mô hình túi rác tiết kiệm tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

  Gia đình chị Triệu Thị Gia ở xã Hương Vỹ, huyện Yên Thế, nhiều năm luôn ở trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Chồng mất sớm, một mình chị phải nuôi ba con ăn học, thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng nên hàng ngày chị phải chạy ăn từng bữa cho các con. Trước hoàn cảnh đó, năm 2012, chị Gia được Hội phụ nữ xã tặng bò sinh sản để phát triển kinh tế hộ gia đình. Cả chị và các con dồn chăm sóc con bò đã sinh sản lứa đầu tiên, bán bê con được 15 triệu đồng. Từ nguồn vốn ban đầu này, chị Gia tiếp tục mua lợn về nuôi kết hợp với nuôi gà thả chuồng và trồng thêm một số loại cây ăn quả ngay tại vườn nhà. Nhờ đó, dần ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo được hai năm nay. Chị Triệu Thị Gia cho biết:

   “Tháng 10 năm 2012 thì tôi được tặng bò, đến tháng 3/2013 thì tôi đã có bê con. Gia đình tôi nhận bò về nuôi tôi thấy rất đơn giản, không có vấn đề gì.. Nhờ có nguồn phát triển từ bê đó thì tôi tập trung phát triển kinh tế gia đình, các cháu học hành. Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và các con thì gia đình tôi ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế cũng vững vàng hơn”.

Chị Triệu Thị Gia là một trong số nhiều hội viên được Hội phụ nữ xã Hương Vỹ tặng bò sinh sản mua từ nguồn thu của mô hình “Túi rác tiết kiệm”. Là một xã miền núi, người dân xã Hương Vĩ chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, đời sống còn khó khăn. Nhiều người chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Rác thải, phế liệu thường được vứt ra đầu làng, cánh đồng, còn việc tiết kiệm, thu gom rác, phế liệu để bán lấy tiền là điều không tưởng. Hội phụ nữ xã trăn trở tìm kiếm, lựa chọn mô hình hoạt động phù hợp để vừa bảo vệ môi trường, vừa giúp hội viên thoát nghèo. Mô hình “Túi rác tiết kiệm" ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Tháng đầu tiên, toàn thể cán bộ Hội phụ nữ xã Hương Vỹ mang túi rác có thể tái chế được tới Nhà văn hóa tập trung thu gom, bán phế liệu. Số tiền thu gom từ rác ngày càng lớn, Hội quyết định mua bò sinh sản tặng phụ nữ nghèo. Hiện nay, việc thu gom rác thải để tiết kiệm giúp phụ nữ nghèo đã trở thành thói quen, nề nếp của mỗi gia đình hội viên. Bà Nguyễn Thị Phượng, Chi hội trưởng chi Hội phụ nữ thôn Hồ Tiến, xã Hương Vỹ cho biết:

   “Bây giờ thành cái nề nếp rồi, nhà chị nào cũng có hai túi rác thải, cứ một túi hàng tuần mình đem đi tiêu hủy, còn một túi thì bao giờ đầy thì đem đến bán. Mô hình này nó có nhiều ý nghĩa vừa là giúp đỡ được những chị em phát triển kinh tế, vừa là có tiền thăm hỏi chị em khi ốm đau rồi đóng góp còn dư thì các chị vẫn được đem về để mua rau hàng ngày”.

Từ năm 2011 đến nay, số tiền tiết kiệm được từ việc thu gom, bán rác thải ở xã Hương Vỹ đã lên tới hơn 400 triệu đồng. Hội phụ nữ đã dùng số tiền này để mua 11 con bò tặng 9 phụ nữ nghèo và 2 trẻ em hoàn cảnh khó khăn. Số tiền còn lại được dùng để hỗ trợ những hộ gia đình phụ nữ nghèo có vốn để phát triển kinh tế. Bà Ngô Thị Liên - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Hương Vỹ hài lòng về những kết quả đã làm được:

   “Trong những năm đó chúng tôi đã xây dựng nhiều mô hình để giúp phụ nữ thoát nghèo, nào thì cho gạo, tiền, giúp thóc… nhưng tất cả những thứ đấy cho rồi họ cũng tiêu hết, không mang lại hiệu quả gì. Chính vì vậy tôi bàn với ban chấp hành làm theo cách này thì dễ hơn. Bởi vì bò chỉ ăn cỏ và uống nước lã nên không phải đầu tư về kinh tế. Đến bây giờ tôi cho là mô hình bò của chúng tôi thực sự có hiệu quả”.

Trao tặng bò giống cho phụ nữ nghèo là việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần giúp đỡ, động viên chị em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, nhất là nguồn vốn ấy lại được tạo nên từ những thứ tưởng chừng không có giá trị là rác thải. Đây cũng là một trong những mô hình được Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đánh giá cao và mong muốn nhân rộng để có nhiều hơn nữa hội viên phụ nữ thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc trong thời gian tới./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC