Pr’đươi cóh bh’rợ pa dứah đh’réh cr’ăy âng bhơi mực​
Thứ tư, 00:00, 26/10/2016

 

     Ting cơnh y học ty đanh, bhơi mục đớp ba bặ, k’dụa, vêy pr’đươi choom pa dứah bấc rau pr’lúh cr’ăy… Cóh t’ruíh: Manuýh pa dứah đh’réh cr’ăy cóh bhươl cr’noon bêl đâu, nhăn xay truíh tước ooy đhanuôr lâng pr’zớc pr’đươi âng bhơi mực ting cơnh kinh nghiệm ty đanh.

     Bhơi mực dzợ ng’đớc nắc bhơi m’mang gọ, hạn liên thảo vêy đh’nớc khoa học nắc Eclipta alba Hassk âng bhơi cúc Asteraceae. Bhơi mực chắt tíh, chắt váih dal mơ 8cm, bhứah tơợ 5- 15mm. Pô nắc vêy pr’họm bhoóc, axậ dal tơợ 5- 6mm, vêy m’bứi xóc, chắt váih bấc cóh prang k’tiếc k’ruung hêê. Ng’đớc bhơi mực tu xang bêl c’tar vêy đác pr’họm tăm cơnh mực.

    Pazêng rau âng hoá học: M’bứi tinh dầu, tanin, chất a tăng, caroten lâng chất ancaloit ng’đớc cơnh lơơng nắc ecliptin

    Bhơi mực công cơnh vitamin K vêy pr’đươi zâl đhr’năng âng discumarin, zâl đhr’năng hooi aham cóh tử cung. Bhơi mực doọ bhrợ dal huyết áp, doọ bhrợ pậ c’lâng x’xêê, doọ vêy độc.

Ting cơnh y học ty đanh, bhơi mục đớp ba bặ, k’dụa,  bhrợ ch’ngaách a ham, t’pắt hooi aham, pr’đươi nắc liêm crêê ha ch’chiêl, bhrợ ch’ngaách a chắc a zân, bhrợ tăm xóc, zâl đhr’năng glúh aham bêl lướt pr’noong, đươi đoọng pa dứah cr’ăy ch’chiêl, hooi aham cóh luônh loom ( hooi aham cóh p’lung, lướt pr’noong glúh aham, zâl cr’ăy a ngắt, rong kinh), k’ăy luônh, k’ăy loom, êếh dzung têy a chắc azân tu bhrêy, bhíh, ha tụ, k’cơợt… Cóh đhanuôr buôn đươi bhơi mực đoọng tắp pị pay đác đoọng ộm zâl đhr’năng hooi aham bêl rong kinh, trí k’ăy aham, bhrêy crêê hooi aham. Ting n’nắc nắc dzợ đươi đoọng pa dứah cr’ăy k’hươn, k’ăy a ngắt, k’ăy mr’loọng, muy t’ngay ng’đươi tơợ 6- 12g ng’zêệ lâng đác cắh cậ bhrợ cơnh cr’liêng đoọng ộm. Vêy ng’đươi nắc đoọng pa dứah cr’ăy tri cóh n’căr, bhrợ z’nươu chắt xóc ( zêệ ộm cắh cậ ngâm lâng n’xiêng k’bhông nắc ng’xụt), c’bhum xóc.

                        

    Nâu cơy, z’nươu n’nâu nắc vêy ta đươi cóh bh’rợ pa dứah cr’ăy k’hir xuất huyết, ung thư lâng bấc rau pr’lúh cr’ăy n’lơơng.

    Viện Dược liệu ơy pa chắp ch’mêết lêy pr’đươi t’păt aham hooi lâng độc âng bhơi mực lâng lêy bhơi mực nắc choom zâl đhr’năng dicumarin (z’nươu zâl đhr’năng coọc), t’păt hooi aham cóh tử cung. Bhơi mực doọ bhrợ t’pậ x’xêê, doọ pa xiêr huyết áp, hân đhơ cơnh đêếc nắc choom bhrợ đhr’năng bha da acoon.

    Bhơi mực nắc dzợ vêy ta đươi đoọng pa dứah đhr’réh cr’ăy ting cơnh kinh nghiệm ty đanh cóh muy bơr rau z’nươu:

   - Cr’ăy a ngắt lâng hooi aham móh: Đươi bhơi mực mị đoong lâng axậ tắp pị pay đác ng’ộm.

   - Lướt pr’noong glúh aham: Bhơi mực địa cóh t’piing ngói sạch đoọng u goóh, tặp pa nhoonh. Muy chu đươi mơ 8 g lâng đác ch’na.

    - Lướt đhó glúh aham: Bhơi mực, mã đề mị bơr n’nắc pay ma mơ, tắp pị pay đác, muy t’ngay ộm 3 chom bêl ha ul cha. Cắh cậ zêệ pr’chớh lâng bhơi mực mơ 100g lâng 3 c’lát a hự.

     - Trí glúh aham: Muy cr’puốt bhơi mực đớc dzợ riáh, tắp pa nhoonh, lúc ooy muy choom a lắc ha lêệng, nắc ộm, ting n’nắc nắc ng’đớc cóh ngoài.

     - Hooi aham cóh p’lung- hành lá tràng: bhơi mực 50g, bạch cập 25g, p’lêê táo ga mắc 4 p’nong, cam thảo 15g zêệ ộm, muy t’ngay ộm muy chom k’tứi, pác bơr chu ộm.

    - Băng bhrêy k’tứi hooi aham: Muy cr’puột bhơi mực sạch c’tát cắh cậ tắp pa nhoonh đớc ooy băng bhrêy.

                        

    - Pa dứah đhr’năng xọc pluúc: bhơi mực ng’pay mơ cr’noọ ng’đươi, rao pa sạch, zêệ pa coọc xang n’nắc toong đác a hự, đác c’roọt mơ đhêệng, zêệ pa coọc muy chu cớ. Đớc ooy tọ, bêl đươi nắc vắc pay mơ tơợ 1- 2 zr’híc k’tứi, clai lâng đác zêệ tr’đoóc cắh cậ lúc m’bứi a lắc đoọng ộm. muy t’ngay 2 chu, pr’đươi n’nâu liêm crêê ha ch’chiêl, liêm crêê ha aham.

     Cắh cậ: bhơi mực tơợ 1- 2kg, lúc lâng đác pị pay đác coọc lâng lúc ooy bột trinh tử ơy vêy ta bhrợ đớc cơnh đâu: nữ trinh tử tơợ 300- 1.000g ngâm cóh a lắc cóh muy t’ngay, pay lơi n’căr, pa điing tắp pa nhoonh. Lúc đác c’roót, chr’piêl pa nhoonh. Muy chu ộm 10g. muy t’ngay ộm 3 chu lâng a lắc ơy ta bhrợ đớp puýh. Z’nươu n’nâu liêm ch’chiêl, tăm xóc, doọ k’ăy hoọng.

    - Pa dứah đhr’năng di mộng tinh (tu ch’chiêl u puýh): Bhơi mực ar pa goóh, tắp pa nhoonh. Ộm muy t’ngay 8g lâng đác a vị, cắh cậ zêệ bhơi mực ộm cóh muy t’ngay mơ 30g.

- Rong kinh: ha dang doọ lấh ngân, pay bhơi mực t’mêê tắp pa nhoonh, pị pay đác ộm cắh câk bhơi mực ơy goóh zêệ đác ộm. Ha dang glúh bấc aham, nắc lúc đh’rứah lâng trắc bá diệp cắh cậ t’nơơm huết dụ…

    - P’niên crêê ha tụ n’tác: Bhơi mực t’mêê mơ 4g, axậ hẹ t’mêê 2g tắp pa nhoonh, pay đác lúc lâng đác c’roót xụt ooy n’tác mơ 2 tiếng đồng hồ 1 chu.

    - Pa dứah đhr’năng hooi aham móh, k’tá glúh aham tơợ p’lung, nắc đươi bhơi mực mơ 30g, axậ sen 15g, trắc bá diệp 10g, zêệ tr’đoóc lâng đác lâng pác ộm 3 chu cóh muy t’ngay.

    - Luônh crêê ha tụ hooi aham, đươi bhơi mực 30g, bhơi bấc 30g zêệ tr’đoóc lâng đác, đớc ộm          

                        

    - T’bil lơi đhr’năng k’bao a chắc a zân, m’bứi aham, đhur c’rơ, cha cắh yêm, oọm oóch: Bhơi mực 100g, bhơi mần trầu 100g, a hự goóh 50g, nắc xrắt pa nhoonh, pa điing, đớc ooy k’tiếc, n’tóh ooy 3 chom đác k’bhông, zêệ dzợ tr’đoóc, ộm muy t’ngay 2 chu.

- Pa dứah đhr’năng đhó glúh aham: bhơi mực mơ 30g, t’nơơm mã đề 30g. Rao pa sạch, tắp pa nhoonh, pị pay đác ộm, ting n’nắc nắc dzợ pa dứah đhr’năng k’hir, k’oóh, k’ăy mr’loọng.

   - Pa dứah đhr’năng hooi aham cóh tử cung: bhơi mực 15g, axậ trắc bá diệp 15g. Zêệ ộm cóh 7 t’ngay.

    Lấh ooy bh’rợ bhrợ ch’ngaách a chắc a zân, pa liêm ch’chiêl, pr’đươi t’pắt hooi aham âng bhơi mực nắc ơy vêy ta pa chắp ch’mêết lêy cóh bh’rợ pa dứah cr’ăy k’hir xuất huyết lâng cóh đong thí nghiệm, xay moon pr’đươi t’pắt hooi aham. Tu cơnh đêếc, nắc zư đớc rau liêm chr’nắp âng bhơi mực cóh bh’rợ pa dứah cr’ăy k’hir xuất huyết, tu hooi aham nắc muy cóh bơr rau tu bhrợ chêết bil cóh pr’lúh cr’ăy n’nâu./.

 

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY CỎ MỰC

( Theo Sức khỏe và Đời sống)

 

      Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, các tác dụng chữa được nhiều bệnh. Tiết mục Thầy thuốc buôn làng hôm nay, xin giới thiệu cùng bà con và các bạn công dụng chữa bệnh của cây cỏ mực theo kinh nghiệm dân gian.

      Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae. Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 - 8cm, rộng 5 - 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 - 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

       Cỏ mực cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Cỏ mực không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc.

      Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, có tác dụng mát huyết,cầm máu, bổ thận âm, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa… Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. ngày dùng 6 - 12g dước dạng thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

     Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

    Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai.

    Cỏ mực còn được dung chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian trong một số bài thuốc:

    Thổ huyết và chảy máu cam: dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

    Tiêu ra máu: cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

    Tiểu ra máu: cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.

    Trĩ ra máu: một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

    Chảy máu dạ dày - hành tá tràng: cỏ mực 50g, bạch cập 25g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

    Vết đứt chém nhỏ chảy máu: một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

    Chữa râu tóc bạc sớm: cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1 - 2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.

    Hoặc: cỏ mực 1 - 2kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300 - 1.000g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối.

    Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30g.

     Rong kinh: nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

    Trẻ tưa lưỡi: cỏ mực tươi 4g, lá hẹ tươi 2g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

    Trị chảy máu cam, nôn ra máu từ dạ dày, thì dùng cỏ mực 30g, lá sen 15g, trắc bá diệp 10g, đun sôi với nước và chia ra uống làm 3 lần trong ngày.

    Bị loét ống tiêu hóa chảy máu, dùng cỏ mực 30g, cỏ bấc 30g đun sôi uống.

   Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém sức, ăn không ngon, gầy yếu: cỏ mực 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.

    Chữa đái ra máu: cỏ mực 30g, cả cây mã đề 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (hoặc say bằng máy sinh tố), còn chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: cỏ mực 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.

    Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cứu tổng kết qua lâm sàng bệnh sốt xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết, vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC