Pr’lúh pr’zruốh cóh a’ọc k’tứi (PED) lâng cơnh zư pa dứah
Thứ năm, 00:00, 13/07/2017

 

      Pr’lúh pr’zruốh cóh a’ọc k’tứi âng muy râu vi rút bhrợ t’váih. Vi rút nâu trơơi đấh pa bhlầng, bhrợ a’ọc đấh dưr chệêt, pa bhlầng nắc a’ọc coon k’tứi dzợ ting ca căn. A’ọc coon tợơ tợơp rứah tước 5 t’ngay crêê cr’ay lâng đhr’năng dưr chệêt tước 100%, a’ọc coon tợơ 7 t’ngay nắc a tếh đhr’năng chệêt nắc tợơ 30-50%, bil bal kinh tế bấc bhlầng đoọng ma nuýh b’băn.

      1-Râu tu dưr váih pr’lúh

     A’ọc crêê pr’lúh pr’zruốh bhrợ dinh dưỡng cóh a chắc xiêr lâng bil đác cóh a chắc. Chr’nắp bhlầng, a’ọc coon buôn pr’zruốh lâng đấh dưr chệêt. Pr’lúh trơơi đấh pa bhlầng tước a’ọc lơơng.

      Pr’lúh buôn dưr váih nắc lâng a’ọc băn đhị c’rọol dzệêp dzong, nha nhự, chriệt lâng a’ọc coon cắh ơy bơơn ta tiêm za nươu sắt, a’ọc căn cắh ơy tiêm zập zêng râu za nươu zêl cha groong pr’lúh.

     Virus bhrợ váih pr’lúh pr’zruốh ặt đanh cóh môi trường lâng cóh ếê đhọ bh’năn, đhơ cơnh đếêc nắc cung đấh dưr chệêt bêl vêy ang p’răng lâng râu chất sát trùng. Tu cơnh đếêc, bhiệc pa liêm c’rọol đoọng liêm sạch nắc đoo c’nặt chr’nắp bhlầng cóh bhiệc zêl cha groong pr’lúh nâu.

      2-Cơnh trơơi bọo

      Pr’lúh pr’zruốh trơơi bọo lâng dưr váih pr’lúh k’rơ bấc đấh pa bhlầng, pr’lúh trơơi tợơ a’ọc cr’ay tước a’ọc c’rơ liêm (đắh c’lâng ếê đhọ..) lâng trơơi đắh pr’đươi âng đơơng, pa bhlầng nắc xe lâng ma nuýh mọot glúh tr’câl tr’bhlêy a’ọc đhị c’rọol bh’năn, đắh c’lâng chr’na, đác âm bọo váih pr’lúh cr’ay.

     Tợơ bêl mọot đắh c’lâng chr’na, virus bhrợ t’váih pr’lúh pr’zruốh đấh pa bhlầng, bhrợ luônh a’ọc k’đặ, glúh a ham, a’ọc cắh choom tiêu hoá chr’na, váih đhr’năng k’tặ lâng pr’zruốh. A’ọc coon crêê cr’ay tu sữa cắh ơy tiêu, tu cơnh đếêc nắc phân lâng dịch k’tặ vêy pr’họom bhr’luúc, rớơc. Tợơ virus ơy mọot lấh 18-24 giờ năc sơy n’léh đhr’năng pr’lúh tr’nợơp cóh a’ọc.

      3-N’léh đhr’năng prlúh cóh trợơp

      A’ọc k’tứi ting ca căn măm m’bứi lấh cắh cợ nắc cắh dzợ măm. A’ọc coon crêê pr’lúh pr’zruốh, ếê cơnh đác, k’heng, pr’họom ếê a’ọc lêy bhr’luúc căh cợ rớơc, ếê bọo cóh ch’đui. A’ọc k’tặ tu sữa cắh choom tiêu, lơi măm ca căn, bil đác cóh a chắc, nắc hêê lêy a’ọc buôn bếch cóh luônh a’ọc căn. Cr’ay pr’lúh trơơi đấh pa bhlầng. Cr’ay dưr váih tu virus nắc âm kháng sinh cắh choom dứah. Cr’ay trơơi đấh, bhrợ bil  bal kinh tế bấc pa bhlầng đoọng ma nuýh băn bh’năn lâng đớc váih pr’lúh cr’ay cóh dứp k’tiếc, đác lâng zr’lụ b’băn.

      4-Zư cha groong pr’lúh cr’ay

      A’ọc căn: Tiêm phòng zập zêng apêê vắc xin (pazêng vắc xin zêl vi rút t’váih pr’zruốh)

      A’ọc coon: Tiêm sắt

      C’rọol băn: zư đoọng ngăn, goó gooi, liêm sạch

      Oó đoọng bil đác cóh a chắc: Đoong a’ọc âm chất điện giải cắh cợ tiêm xoang luônh dung dịch glucoza, đác bhoóh sinh lý, lactat…

      Zư lêy c’lâng luônh đoọng ha ọc lâng bhiệc pa xoọng men tiêu hoá…

       5-Bhrợ têng bhiệc băn bh’nă tệêm ngăn sinh học

       Tệêm ngăn đoọng ặt lalay:

      C’rọol vêy g’roong groong bhlưa cóh nguôi lâng c’loong c’rọol, xe cala a’ọc oó đoọng mọot ooy c’rọol nắc lêy pa đhêy đhị quy định.

    Lêy cha mệêt ma nuýh lâng pr’đươi pr’dua glúh mọot ooy c’rọol, chr’năp bhlầng nắc apêê xe lâng manuýh câl a’ọc, choom âng đơơng pr’lúh cr’ay zập tợơ lơơng tước, nâu đoo nắc râu tu bha lầng bhrợ trơơi bọo pr’lúh.

      Vêy c’rọol băn lalay zr’lụ băn a’ọc t’mêê t’mọot băn lâng zr’lụ pa câl a’ọc.

      Ta luôn vệ sinh, khử trùng, c’rọol băn, môi trường đhiêr đếêcm vêy bọong sát trùng đhị pr’loọng glúh mọot âng c’rọol. Tệêm ngăn c’rọol sạch, vêy c’lâng pa hooi đác ếê đhọ, k’đhợơng lêy liêm choom râu nha nhự cóh bh’năn băn.

      Oó băn bấc râu bh’năn cóh muy c’rọol cắh cợ băn a’ọc rứah lâng a’ọc coom mr’đoo c’rọol.

     Lêy tal pa liêm bhơi k’tang cóh toor c’rọol, k’tuốih c’lâng pa hooi đác, ếê đhọ, tiêu độc sát trùng, k’chệêt râu a coon nạ cắp pa hư…

      Lêy pa ghít: goóh, sạch, ngăn đoọng c’rọol bh’năn

     A’ọc căn cóh cr’chăl đhoong nắc lêy tệêm ngăn zập chất dinh dưỡng đoọng coon cóh luônh, băn crêê cơnh.

      Rơơm đoọng đhanuôr lâng pr’zợc băn bhrợ liêm choom!./.

 

Dịch bệnh tiêu chảy cấp trên lợn con và cách phòng trị

                                                    TS. Hạ Thúy Hạnh PGĐ. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

 

     Dịch bệnh tiêu chảy cấp tính trên lợn do một loại vi rút gây ra. Loại vi rút này lây lan nhanh và gây tỉ lệ chết cao trên lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ. Lợn con từ 0-5 ngày tuổi mắc bệnh tỉ lệ chết 100%, lợn con trên 7 ngày tuổi mắc bệnh tỉ lệ chết 30-50%, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

     1. Nguyên nhân bệnh

     Lợn mắc bệnh tiêu chảy cấp tính làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và gây mất nước. Đặc biệt, lợn con thường bị tiêu chảy cấp tính và chết nhanh. Bệnh lây lan rất nhanh trong đàn.

    Bệnh thường xảy ra với lợn nuôi ở chuồng trại ẩm ướt, lạnh, bẩn, lợn con chưa được tiêm sắt, lợn mẹ chưa được tiêm phòng đầy đủ.

    Virus gây ra bệnh tiêu chảy cấp tính tồn tại lâu trong môi trường và chất thải chăn nuôi nhưng lại dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng và chất sát trùng. Vì vậy, công tác vệ sinh và khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi là khâu rất quan trọng trong phòng chống dịch bệnh này.

     2. Cách lây lan

    Bệnh tiêu chảy cấp tính lây lan và phát dịch nhanh chóng, bệnh lây trực tiếp từ lợn ốm sang lợn khỏe (qua phân, dịch tiết…) và lây lan gián tiếp qua phương tiện vận chuyển, đặc biệt là xe và người ra vào mua bán lợn tại trại, qua thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh.

     Sau khi xâm nhập qua đường tiêu hóa, virus gây bệnh tiêu chảy cấp tính tăng lên nhanh, làm cho ruột mỏng dần, xuất huyết, lợn không tiêu hóa được thức ăn, gây nôn mửa và tiêu chảy. Lợn con bị bệnh do sữa chưa tiêu nên phân và dịch nôn có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc đậm. Sau khi virus xâm nhập vào sau 18-24 giờ đã có biểu hiện lâm sàng trên đàn lợn.

     3. Triệu chứng lâm sàng

     Lợn con theo mẹ bú ít hoặc bỏ bú. Lợn con bị tiêu chảy cấp, phân lỏng, mùi tanh, phân màu trắng đục hoặc vàng nhạt, phân dính bết ở hậu môn. Lợn có hiện tượng nôn mửa do sữa không tiêu, con vật bỏ bú, mất nước, thân nhiệt giảm nên hay có hiện tượng nằm lên bụng lợn mẹ. Bệnh lây lan nhanh chóng trong đàn. Bệnh gây ra do virus nên điều trị kháng sinh không khỏi. Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi và gây hiện tượng lưu cữu mầm bệnh trong đất, nước và khu vực chăn nuôi.

    4. Phòng bệnh

    - Lợn mẹ: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin (bao gồm vắcxin chống vi rút gây bệnh tiêu chảy cấp)

    - Lợn con: Tiêm sắt

    - Chuồng trại: Giữ chuồng ấm, khô, sạch

    - Chống mất nước: Cho lợn uống chất điện giải hoặc tiêm xoang bụng dung dịch glucoza, nước muối sinh lý, lactat…

     - Giữ gìn đường ruột cho lợn bằng cách bổ sung men tiêu hóa…

     5. Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học

     - Đảm bảo cách ly: 

     + Chuồng trại có hàng rào ngăn cách giữa trong và ngoài trại, xe mua lợn  không được vào trong trại mà phải đỗ ở ngoài trại đúng nơi qui định.

    + Tăng cường kiểm soát người và các phương tiện ra vào trại, đặc biệt là các xe và người mua lợn, có thể mang mầm bệnh từ các nơi khác đến, đây là nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh.

    + Có chuồng nuôi cách ly khu nuôi lợn mới nhập và khu bán lợn.

    - Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi, môi trường xung quanh, có hố sát trùng ở cửa ra vào chuồng. Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, quản lý tốt chất thải chăn nuôi.

    - Không nuôi nhiều loài gia súc, gia cầm chung trại hoặc nuôi lợn nái nuôi con cùng chuồng nuôi lợn ở các lứa tuổi.

    - Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, tiêu độc sát trùng, diệt côn trùng gặm nhấm…

    - Luôn tuân thủ qui tắc: KHÔ, SẠCH, ẤM cho chuồng nái nuôi con và chuồng lợn con.

     - Lợn mẹ trong thời gian mang thai nên đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho bào thai, nuôi đúng kỹ thuật.

Chúc bà con và các bạn thành công ! ./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC