Quảng Bình: Băn k’roọc lai ta bil đha rựt đanh mâng
Thứ sáu, 00:00, 17/06/2016

 

            Lâng bấc c’lâng bh’rợ zúp zooi lalay cơnh đắh zên bạc, khoa học kỹ thuật pazưm lâng t’bhlầng bhiệc xay moon, pazêng c’moo hay apêê bh’rợ, dự án lâng cơ quan chuyên môn ơy xay bhrợ pậ bhứah tước đhanuôr pazêng t’nơơm, coon m’ma lâng cơnh bhrợ têng liêm t’mêê đắh nông nghiệp. Lêy ting cơnh pr’đợơ lâng c’rơ âng đay nắc đhanuôr đhị apêê vel đong cóh tỉnh Quảng Bình nắc ơy chớih pay, đươi dua lâng đoọng bhrợ têng muy cơnh liêm choom, pa dưr dal bh’nơơn bh’rợ, tệêm ngăn pr’ắt tr’mông lâng chroi k’rong chr’nắp đắh bhiệc ta bil ha ul pa xiêr đha rựt za zưm âng prang xã hội.

            Ahêê nắc đh’rứah chếêc lêy năl cr’noọ bh’rợ băn k’roọc lai âng đhanuôr Quảng Bình:

             Pr’loọng đong a moó Nguyễn Thị Lương ắt đhị thị trấn Nông trường Việt Trung, chr’hoong Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nắc muy cóh pazêng pr’loọng cơnh đếêc. Tợơ tr’pang têy ga goóh, g’nưm tợơ bh’rợ băn k’roọc lai, pr’loọng đong a moó Lương nắc ơy ta bil lơi đha rựt đanh mâng, băn apêê ca coon cha học liêm ta níh, tr’mung tr’méh pr’loọng đong đươi tợơ đếêc nắc ting ha dưr liêm.

            Nắc công nhân vêy lấh 20 c’moo pa bhrợ đắh cao su âng Công ty cao su Việt Trung đhơ cơnh đếêc nắc tu c’rơ đhưr nắc đhêy hưu đấh, k’díc nắc lướt bhrợ cha ch’ngai, lơi a moó lâng bơr p’nong ca coon xoọc cha học cóh đong. Đhang ma nuýh k’tứi, zên lương nắc m’bứi, tợơ bơơn zên đoọng k’rang lêy pr’ắt tr’mông lâng k’rang bhiệc học âng ca coon, nâu đoo nắc râu k’đháp bhlầng lâng muy ch’nắc pân đil đhưr c’rơ cơnh a moó. Đhơ cơnh đếêc tợơ bấc hi dưm pa chắp cắh choom bếch, pa chắp zập đắh c’lâng bh’rợ lalay cơnh, cóh a cọ âng a moó nắc n’lẹ cr’noọ: băn k’roọc nắc râu liêm choom bhlầng lâng pr’đợơ cóh đâu cung cơnh zên bạc, c’rơ tr’mung âng c’la đay. Lấh mơ giờ học nắc apêê ca coon cung ting zúp zooi ca căn.

            Cơnh đếêc a moó Lương nắc quyết định k’rong băn k’roọc đoọng rứah. Xọoc tợơp nắc băn bơr pêê p’nong k’roọc căn, t’dợ nắc câl băn pa xoọng tước k’zệt p’nong k’roọc lai. Cắh ơy dals lấh 40 p’nong k’roọc lai ơy pa câl đhị zập c’moo đoọng k’rang lêy pr’ắt tr’mông âng pr’loọng đong, xoọc đâu k’năn k’roọc dzợ mơ 20 p’nong, chr’nắp dâng 400 ức đồng.

            A moó Lương truíh pazêng t’ngay tr’nợơp tợơp băn k’roọc. Lấh 10 c’moo hay, a moó chếêc vặ zên, k’rong k’tom k’nặ 20 ức đồng xang nắc k’đươi ngai vêy kinh nghiệm tước chếêc câl 2 p’nong k’roọc căn. Lấh mơ bhiệc băn p’lóh, đoọng cha bh’năn tự nhiên cóh gâm t’nơơm cao su, zập t’ngay a moó nắc đớc cr’chăl cắt bhơi đoọng k’roọc cha, lêy hoọm, vệ sinh c’rool liêm sạch tu cơnh đếêc nắc k’roọc đấh dưr pậ. Tu cr’chăl tr’nợơp cắh lấh năl lâng cắh ơy vêy kinh nghiệm nắc cắh năl cơnh bhrợ têng đọong liêm choom bhlầng, lêy k’roọc tước cr’chăl kiêng ắt lâng k’roọc bhong nắc pa tang tước zr’lụ vêy k’roọc bhong, tước bêl đhoong lâng rứa zập c’moo 2 p’nong coon. Đhị lấh 2 c’moo nắc pr’loọng đong a moó vêy cr’năm k’rộc 5 p’nong, a moó moon: “đong đha rựt vêy  mơ đếêc nắc choom ặ”. Ha dợ m’ma k’roọc nâu lalấh oóch, k’tứi, k’rang lêy đhơ đhơ mơ cung cắh choom dưr pậ, la mặ, cóh đếêc đhr’năng nợ nần nắc ơy tước cr’chăl chroót đoọng ha pân lơơng. Cắh yêm ắt tớt nắc a moó lướt tước apêê pr’loọng đong ơy băn k’roọc vêy kinh nghiệm đoọng pa choom lâng xăl m’ma k’roọc đoọng băn.

            Pr’đoọng bhlầng, bơơn năl Ngành nông nghiệp lâng Chính quyêng vel đong xoọc vêy c’lâng bh’rợ t’pấh đhanuôr băn k’roọc, cóh đếêc nắc apêê pr’loọng đong băn k’roọc rứah bơơn zooi đoọng m’ma k’roọc lai, m’ma k’roọc Sind đấh pậ, muy c’moo k’roọc choom clợơng 1,5 tạ. Cơnh đếêc nắc a moó chếêc lêy tước ma nuýh k’đhợơng lêy đắh bhiệc nâu đoọng apêê pa choom đắh kỹ thuật pa trơơi m’ma đắh bhiệc thụ tinh nhân taọ. Đươi tợơ đếêc nắc k’roọc lai âng a moó Lương nắc ting t’ngay ting dưr pậ đấh.

            A noo Nguyễn Văn Duý, ma nuýh pa trơơi m’ma k’roọc đhị chr’val Hoà Trạch, chr’hoong Bố Trạch đoọng năl: cr’năn k’roọc âng pr’loọng đong a moó Lương bơơn k’rang lêy liêm, bhiệc đương zêl cha groong pr’lúh cr’ay bơơn a đoo k’rang lêy ghít, tu cơnh  đếêc nắc k’roọc liêm c’rơ, dưr pậ đấh. Đắh lơơng, k’roọc rứah m’ma liêm lâng c’la đong nắc vêy kinh nghiệm, năl đhị cr’chăl k’roọc căn kiêng ắt đăn lâng k’roọc bhong, tu cơnh đếêc nắc đhr’năng pa trơơi m’ma bơơn bh’nơơn liêm dal.

            Choom moon, đươi vêy zay ta béch, cơnh pa chắp cơnh bhrợ, chr’nắp bhlầng chớih pay bh’rợ liêm glặp lâng pr’đợơ lâng năl đươi dua râu liêm choom âng khoa học kỹ thuật tu cợnh đếêc nắc a moó Nguyễn Thị Lương ơy bơơn bh’nơơn dal tợơ bhiệc băn k’roọc lai. Râu kiêng xay moon tước dzợ nắc apêê ca coon âng a moó cung ting xợơng bhrợ lâng bh’rợ âng pr’loọng đong, apêê đh’rứah học đh’rứah ting k’rang lêy k’roọc, nắc đoo pr’đợơ c’rơ liêm choom bhlầng đoọng ha moó pa dưr bh’rợ nâu đanh mâng. Đươi vêy bh’nơơn tợơ băn k’roọc lai, a moó Lương vêy zên k’rang đoọng ha pêê ca coon cha học liêm ta níh lâng vêy bhiệc bhrợ tệêm ngăn, tr’mung tr’méh pr’loọng đong ting t’ngay ting ca van k’bhộ lấh./.

Quảng Bình:

Nuôi bò lai xóa nghèo bền vững

 

Bằng nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau về vốn, khoa học kỹ thuật kết hợp với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, những năm qua các chương trình, dự án và cơ quan chuyên môn đã phổ biến rộng rãi đến người dân những cây, con giống và quy trình công nghệ mới về nông nghiệp. Tùy điều kiện cụ thể và khả năng của mình, bà con ở các địa phương trong tỉnhQuảng Bình đã lựa chọn, vận dụng vào thực tiễn sản xuất một cách hợp lý nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống và góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo chung của toàn xã hội.

Chúng ta cùng tìm hiểu mô hình nuôi bò lai của bà con nông dân Quảng Bình:

  Gia đình chị Nguyễn Thị Lương ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong những hộ như thế. Từ hai bàn tay trắng, dựa vào nghề nuôi bò lai, gia đình chị Lương đã xóa nghèo bền vững, nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn, kinh tế hộ nhờ đó mà ngày một đi lên.

Là công nhân có hơn 20 năm trong nghề cạo mủ cao su của Công ty Cao su Việt Trung nhưng do sức khỏe yếu phải nghỉ hưu sớm, chồng lại đi làm ăn xa, phó mặc một mình chị với hai người con đang tuổi ăn học. Dáng người nhỏ nhắn, đồng lương hưu ít ỏi, lấy đâu ra tiền để trang trải cuộc sống và lo cho con học hành bằng chúng bằng bạn là bài toán khó đối với một phụ nữ sức yếu tay mềm như chị. Thế nhưng sau bao đêm trăn trở, tính toán nhiều phương án khác nhau, trong đầu chị đã lóe lên ý tưởng: nuôi bò là cách làm phù hợp với điều kiện tự nhiên, đồng vốn, sức khỏe của bản thân. Ngoài giờ học, các con cũng có thể tham gia giúp mẹ.

Vậy là chị Lương quyết định đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Bắt đầu từ vài con bò cái, dần dần chị đã gây được đàn bò lai hàng chục con. Chưa kể hơn 40 bê lai đã bán hàng năm để trang trải mọi chi tiêu của gia đình, hiện đàn bò còn 20 con, trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Chị Lương kể lại những ngày đầu bắt tay vào nghề nuôi bò. Hơn 10 năm trước, chị vay mượn, gom góp được gần 20 triệu đồng rồi nhờ người có kinh nghiệm đi đến các nơi chọn mua về 2 con bò mẹ. Ngoài việc chăn thả, cho ăn cỏ tự nhiên dưới các lô cao su, hàng ngày chị dành thời gian cắt cỏ cho bò ăn thêm, quan tâm tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại nên bò sớm thay lông mượt da và chẳng mấy chốc chúng đã lần lượt động dục. Do thời kỳ đầu còn mù mờ, chưa nắm vững kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm nên không có sự lựa chọn, cứ thấy bò muốn nhảy đực là dắt đến nơi có bò đực cho nhảy trực tiếp, rồi chửa đẻ, mỗi năm có hai con bê ra đời. Sau hơn hai năm gia đình đã có đàn bò nho nhỏ gồm 5 con. Chị chia sẻ: “Nhà nghèo mà có được như vậy đã rất mừng”. Nhưng giống bò cỏ quá còi cọc, bê sơ sinh nhỏ con, chăm bẵm mấy cũng không chịu lớn, trong lúc nợ nần đã đến hạn phải trả. Sốt ruột, chị tìm đến những hộ nuôi bò có kinh nghiệm để học hỏi và gặp người hiểu biết về chuyên môn để tìm hiểu xem có loại bò nào tốt hơn để thay thế.

Thật may, biết được Ngành Nông nghiệp và chính quyền địa phương đang có chủ trương khuyến khích cải tạo đàn bò, trong đó, các hộ nuôi bò cái sinh sản được hỗ trợ phối giống bò lai, giống bò Sind chịu thâm canh, chóng lớn, bê một năm tuổi có thể đạt trọng lượng 1-1,5 tạ. Thế là chị tìm cách liên lạc với người dẫn tinh viên trên địa bàn để được hỗ trợ kỹ thuật phối giống bằng thụ tinh nhân tạo (TTNT). Nhờ đó đàn bò lai của chị Lương ngày một phát triển theo hướng chất lượng và nguồn thu cứ thế tăng lên.

Anh Nguyễn Văn Dúy, dân tinh viên xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch cho biết thêm: “Đàn bò của gia đình chị Lương được chăn thả đều đặn ngày hai buổi nên luôn đủ no, việc phòng chống dịch bệnh được chị quan tâm nên bò khỏe mạnh, phát triển tốt. Mặt khác, đàn bò cái nền tốt (vì hầu hết sử dụng bò lai) và chủ hộ lại có kinh nghiệm, phát hiện chính xác bò cái động dục nên tỷ lệ phối giống bằng TTNT đạt khá cao. Các yếu tố đó dẫn đến đàn bò của chị mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Có thể nói, nhờ cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, đặc biệt là chọn nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và biết ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn nên chị Nguyễn Thị Lương đã thành công từ chăn nuôi bò lai. Điều muốn nhắc đến ở đây nữa là các con của chị cũng rất tâm đắc với nghề của gia đình, các cháu vừa học vừa tham gia chăn bò là nguồn động lực để chủ hộ tâm huyết phát triển nghề bền vững. Nhờ thu nhập từ chăn nuôi bò lai, chị Lương có tiền chu cấp cho các con ăn học đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm ổn định, kinh tế gia đình ngày một khá giả ./.



 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC